vothanhmai_vk

New Member

Download miễn phí Luận văn Thiết kế một số bài học đọc – hiểu văn bản văn học Việt Nam hiện đại theo thể loại (ngữ văn 11 nâng cao)





Bình văn vốn là một biểu hiện tinh túy của văn hóa đọc có truyền thống lâu đời trong đời
sống thẩm mĩphương Đông, trong một thời kì dài là biện pháp dạy văn đặc dụng. Kết hợp với
giảng giải, lời bình luôn hàm chứa trong nó sựkhám phá và cảm thụvẻ đẹp thẩm mĩcủa văn
chương, thậm chí đến cảngóc ngách, ngọn nguồn không phải ai cũng thấy được. Và điều đó lại
được phơi diễn bởi các yếu tốphụhọa nhưgiọng điệu, ánh mắt, nét mặt,cửchỉcủa người bình
(giáo viên) tạo thành sức mê hay lôi cuốn đặc biệt đối với người học. Không ai bình (theo
nghĩa cảm thụvẻ đẹp của lời văn, ý văn) một câu hay đoạn văn trong văn bản vật lý, sinh vật.
Nhưng nhu cầu chiếm lĩnh tinh hoa của tác phẩm văn học nghệthuật luôn là khát vọng của
công chúng nghệthuật. Và các lời bình văn là cái cách chiếm lĩnh tinh hoa ấy. Khát vọng thẩm
mĩ ấy thuộc vềmọi công chúng nghệthuật. Mỗi công chúng sẽin lại dấu ấn của mình trong các
lời bình, tùy thuộc vào năng lực đọc – hiểu, do vốn sống, đặc điểm, trạng thái tâm lý, kinh
nghiệm thẩm mĩcá nhân quy định



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uyện dạy học theo tinh thần của văn xuôi. Có giáo
viên khi dạy truyện Tấm Cám đã đọc mẫu trước một đoạn rồi yêu cầu học sinh lần lượt đọc hết
truyện, ở phần phân tích văn bản giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích phẩm chất, tính cách
của nhân vật Tấm mà quên rằng truyện cổ tích là để kể, nhân vất cổ tích là nhân vật chức năng
không thể phân tích như một nhân vật trong văn học hiện đại.
Cũng có trường hợp khi phân tích tác phẩm văn học, giáo viên luôn phân tích theo những
chủ điểm, chủ đề chính trị, xã hội, luân lí mà không nhìn nhận tác phẩm văn học như một sản
phẩm nghệ thuật, một đối tượng thẩm mĩ. Khuynh hướng này dẫn đến hậu quả tách rời mắt
nghệ thuật của tác phẩm. Biến giờ văn thành giờ dạy chính trị, đạo đức sống sượng. Chúng ta
thấy rằng trước khi cầm bút bao giờ người nghệ sĩ cũng xác định viết cho ai, viết để làm gì, viết
cái gì, viết như thế nào. Trong đó nội dung viết cái gì và những thủ pháp nghệ thuật phản ánh
thực tại, những nguyên tắc điển hình hóa thực tại, tức là phương pháp nghệ thuật của nó – viết
như thế nào – là hai yếu tố làm nên đặc sắc của một sáng tác văn học. Mà thể loại văn học là
một vấn đề thuộc hình thức nghệ thuật của văn học có liên quan khăng khít đến nội dung. Nếu
không nắm vững những đặc trưng thể loại thì cũng không thể tìm hiểu những phương pháp
nghệ thuật của tác phẩm văn học.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng phân tích tác phẩm văn học theo thể loại
là yêu cầu có tính chất chìa khóa để mở cánh cửa đi vào tác phẩm. Căn cứ vào những đặc trưng
của các thể loại đã trình bày ở mục 2.2 có thể khái quát việc dạy học văn theo đặc trưng thể loại
như sau :
Khi dạy truyện ngắn cần: Làm cho học sinh nắm được diễn biến của câu chuyện. Đây là
yêu cầu có ý nghĩa quyết định quá trình cảm thụ tác phẩm của học sinh. Tùy vào mỗi thể loại
mà giáo viên có những cách để làm cho học sinh nắm vững sự phát triển của tình tiết truyện.
Đối với những truyện dân gian, có thể yêu cầu học sinh kể lại. Đối với truyện hiện đại có thể
cho học sinh phân tích các chặng đường phát triển chủ yếu của nó. Đây phải là nội dung chủ
yếu của phần phân tích bố cục, tức là phần cấu tạo đại cương của tác phẩm, trong quá trình đọc
hiểu. Tùy vào thời gian qui định, giáo viên có thể tiến hành bằng những biện pháp khác nhau :
đối đáp ngắn hay dùng hệ thống câu hỏi và bài tập, thiết kế các Worksheets (làm việc với
mảnh giấy)… vừa để kiểm tra hoạt động chuẩn bị bài ở nhà của học sinh vửa giúp các em nắm
vững hơn cốt truyện, củng cố ấn tượng hoàn chỉnh đầu tiên của học sinh đối với hình tượng tự
sự của tác phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho bước phân tích nhân vật.
Xác định đúng tình huống truyện. Trong một tác phẩm có thể có tình huống chính, tình
huống phụ, tình huống phụ xoay quanh tình huống chính. Dạy truyện ngắn phải làm bật lên tình
huống của câu chuyện, định danh nó và chỉ ra tác dụng của tình huống đó.
Tìm hiểu hình tượng nhân vật bằng cách giúp học sinh hiểu được sâu sắc, đánh giá được
đúng đắn nhân vật trong tác phẩm. Trong một tác phẩm có nhiều nhân vật tiểu biểu cho những
loại người khác nhau. Cách miêu tả nhân vật ở các tác giả cũng không giống nhau. Có người
thiên về miêu tả nội tâm, có người dùng ngoại hình để nói lên tính cách, số phận của nhân vật.
Vì thế, khi tìm hiểu hình tượng nhân vật không nên rập khuôn công thức.
Khi tìm hiểu nhân vật cần tập trung vào những yếu tố sau : chú ý đến những chi tiết về
lai lịch, ngoại hình (nếu có), hành động, cử chỉ, nội tâm, ngôn ngữ, số phận, tính cách nhân vật.
Tuy nhiên không có nghĩa là liệt kê ra tất cả những yếu tố đó mà quan trọng tìm ra dụng công,
dụng ý của tác giả khi xây dựng nhân vật của mình. Những vết sẹo, vằn ngang, vằn dọc trên
khuôn mặt Chí Phèo, thói quen say rượu chửi bới, rạch mặt ăn vạ của Chí không chỉ mang đến
cho người đọc một dung mạo dị thường, mất nhân tính mà còn mang ý nghĩa tố cáo nhà tù
phong kiến không nhằm cải tạo một con người mà biến một con người thành con quỷ dữ.
Phân tích mối liên hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật và hoàn cảnh
xung quanh. Yêu cầu này một mặt giúp cho việc nhìn nhận nhân vật trong nhiều chiều hơn,
toàn vẹn hơn, mặt khác giúp người đọc lí giải được những chi tiết về tính cách, giá trị của nhân
vật một cách có cơ sở, chính xác hơn, đầy đủ hơn. Bởi vì chỉ đặt trong tương quan giữa các
nhân vật như thế thì những phẩm chất của nhân vật sẽ bộc lộ rõ ràng hơn. Qua nhân vật này,
người đọc có thể nhìn sâu hơn, rộng hơn về nhân vật kia và ngược lại. Khi tìm hiểu nhân vật
Lão Hạc, cần đặt nhân vật này trong tương quan với ông Giáo, vợ ông Giáo, Binh Tư, với con
trai lão và với con vàng. Nếu ông Giáo là một trí thức điển hình thì Lão Hạc là một nông dân
điển hình. Trong quan hệ giữa Lão Hạc và người con trai của mình thì Lão Hạc là người cha chí
tình, bị đẩy đến trước một thử thách nghiệt ngã : muốn sống phải bán mảnh vườn, còn giữ mảnh
vườn thì phải chết. Nghĩa là muốn duy trì sinh mệnh phải lỗi đạo làm cha, nhưng lão đã chọn
cách hi sinh bản thân mình để trọn đạo làm cha. Lão Hạc không phải không biết quí sinh mệnh
nhưng có thứ lão còn quí hơn đó là tình cha con. Lão Hạc hiện ra như một người cha Việt Nam
điển hình với tình phụ tử vĩnh cửu …
Phân tích nhân vật theo từng mặt như trên là nhằm tìm hiểu được đầy đủ, sâu sằc về tính
cách nhân vật. Tuy các nhân vật trong truyện thường có tính cách đa dạng nhưng những tính
cách đó bao giờ cũng thống nhất, qui tụ về một nét nào đó quan trọng, chủ yếu nhất. Mỗi nhân
vật như vậy bao giờ cũng tập trung phản ánh một thực tế của cuộc sống và tập trung biểu hiện
một tư tưởng nào đó của nhà văn. Do đó, nhân vật cũng thường gợi ra những thiện cảm hay các
cảm, nhiều lúc gợi ra nhiều mối liên tưởng đến những con người tương đồng hay tương phản
trong văn học, trong cuộc sống, khiến người đọc tự liên hệ với thực tế, với bản thân mình. Tác
dụng giáo dục của các nhân vật văn học được phát huy chính từ đặc điểm đó. Vì vậy, khi phân
tích nhân vật không chỉ dừng lại ở chỗ phân tích mà phải tổng hợp, khái quát lại, nêu bật tính
điển hình của nhân vật, từ đó mà nâng cao, mở rộng, đi sâu vào ý nghĩa xã hội và giáo dục của
hình tượng nhân vật.
Dạy truyện ngắn ngoài việc giúp học sinh hiểu được về nội dung câu chuyện, tình
huống truyện, nhân vật truyện, thì việc làm cho học sinh cảm và hiểu được ngôn ngữ nghệ thuật
của truyện cũng là một yêu cầu quan trọng. Tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật của truyện là đi tìm
cái hay trong lời kể, như sự linh hoạt trong sự xen kẽ lời kể và lời tả, sức mạnh gợi tả của ngôn
từ, cách sử dụng từ ngữ câu văn để làm hiện lên cảnh, việc, người và làm xúc cảm người ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top