lucky11357

New Member

Download miễn phí Luận văn Vận dụng cách nêu vấn đề vào việc dạy học tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu ở trường THPT





Chiếc thuyền ngoài xacủa Nguyễn Minh Châu được đưa vào trong chương trình môn Văn ở
trường phổ thông từ khá lâu. Năm 1991, trong chương trình Cải cách GD, truyện ngắn Mảnh trăng
cuối rừnglần đầu tiên được đưa vào SGK Văn 12, và vẫn tiếp tục được dạy và học cho đến năm
2007. Mảnh trăng cuối rừnglà một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu và
cũng thuộc trong số những truyện ngắn hay nhất của thời kì kháng chiến chống Mĩ. Nhân vật chính
của truyện - cô Nguyệt - là một biểu tượng cao đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng
chiến, với vẻ đẹp toàn diện, tình yêu thủy chung, tinh thần dũng cảm, đức hi sinh đã trở nên quen
thuộc và có sức hấp dẫn lớn với nhiều thế hệ HS THPT. Tác phẩm đã được nhiều nhà nghiên cứu,
nhà giáo bình luận, phân tích, đã được khám phá ở nhiều bình diện, khía cạnh. Truyện ngắn này
cũng đã nhiều lần được đưa vào đề thi tốt nghiệp THPT và đề thi tuyển sinh Đại học. Năm 1995,
truyện ngắn Bức tranhđã được đưa vào SGK Văn học lớp 9 (chương trình chỉnh lí;), và đến năm
2005 được thay thế bằng truyện Bến quê, trong chương trình môn Ngữ văn THCS. Từ năm 2005,
SGK thí điểm lớp 12 chương trình THPT đổi mới đã đưa truyện ngắn Chiếc tuyền ngoài xavào
phần văn học Việt Nam giai đoạn 1975 đến hết TK XX. Đến năm 2008, tác phẩm đã chính thức
được đưa vào chương trình Ngữ văn 12 đại trà (cả chương trình cơ bản và chương trình nâng cao).



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

. Từ cảm hứng sử thi - lãng mạn từng làm
nên vẻ đẹp rực rỡ của tác phẩm Cửa sông, Mảnh trăng cuối rừng, Dấu chân người lính, ông chuyển
dần sang cảm hứng triết luận về những giá trị nhân bản đời thường. Tâm điểm những khám phá
nghệ thuật của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh
phúc và hoàn thiện nhân cách. Hai tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983)
và Bến quê (1985) đã đưa tên tuổi Nguyễn Minh Châu lên vị trí “người mở đường tinh anh và tài
năng” của văn học nước ta thời kì đổi mới.
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa lúc đầu được in trong tập Bến quê, sau được Nguyễn
Minh Châu lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (1987). Chiếc thuyền ngoài xa rất tiêu
biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Cái nhìn
hiện thực đa chiều đã giúp ông nhận ra đời sống con người bao gồm cả những qui luật tất yếu lẫn
những ngẫu nhiên may rủi khó bề lường hết. Ông day dứt về việc con người phải chấp nhận những
nghịch lí không đáng có. Gánh nặng mưu sinh đè trĩu trên đôi vai cặp vợ chồng hàng chài, giam
hãm họ trong cảnh tăm tối, đói khổ, bấp bênh. Người chồng tha hóa trở thành kẻ vũ phu, thô bạo.
Người vợ vì thương con nên chịu sự ngược đãi của chồng mà không biết rằng đã làm tổn thương
tâm hồn đứa con thơ dại. Đứa bé yêu mẹ, bênh vực mẹ thành ra thù địch với cha và ai biết liệu trong
tương lai cậu có thể sống khác cha mình? Phía sau câu chuyện buồn này, trái tim nhân hậu của
Nguyễn Minh Châu vẫn ấm áp niềm tin yêu, trân trọng trước vẻ đẹp tuổi thơ, tình mẫu tử, sự can
đảm và bao dung của người phụ nữ. Đó không phải kiểu vẻ đẹp chói sáng, hào hùng mà là những
hạt ngọc khuất lấp, lẫn trong cái lấm láp, lam lũ của đời thường. Theo ông, tình yêu ở người nghệ sĩ
“vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường
trực về số phận, hạnh phúc của những người xung quanh mình” [18, tr.63].
Cảm hứng sáng tác trên được thể hiện trong một truyện ngắn hiện đại thời kì đổi mới với tình
huống truyện độc đáo mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống; điểm nhìn nghệ thuật sắc sảo, đa
chiều; lời văn giản dị mà sâu sắc.
2.2.2. Vận dụng cách nêu vấn đề trong giờ dạy học Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
2.2.2.1. Vận dụng cấu trúc tình huống có vấn đề hướng dẫn học sinh tìm hiểu các giá trị nội
dung và nghệ thuật của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Như trên đã nói, tình huống có vấn đề là khâu trung tâm để hình thành tư duy. Thành phần cơ
bản của tình huống có vấn đề gồm: một là những thứ mới, chưa được biết, phản ánh đối tượng của
tư duy, đó là nội dung; hai là nhu cầu đối với cái chưa biết, phản ánh động cơ của tư duy; ba là khả
năng của HS, bao gồm khả năng sáng tạo và mặt bằng tri thức của HS. Mối quan hệ biện chứng của
các thành phần này tạo thành cấu trúc của tình huống có vấn đề. Theo đó, cấu trúc của tình huống có
vấn đề được biểu hiện qua hai hoạt động: tạo lập bối cảnh vấn đề chính là đưa ra “những thứ mới,
chưa được biết” (hoạt động NVĐ của GV) và quá trình tích cực tư duy để nhận thức, khám phá,
sáng tạo cái mới (hoạt động giải quyết vấn đề của HS).
Như vậy mấu chốt của dạy học NVĐ là thiết lập cho được hai hoạt động tương tác của GV -
nêu vấn đề và HS - giải quyết vấn đề.
- Hoạt động NVĐ của GV (đôi khi HS NVĐ):
+ GV tổ chức, xây dựng, tạo ra những giả thiết, những dữ kiện và yêu cầu giải pháp để người
đọc đi tìm lời giải. Tức là GV làm xuất hiện bên trong ý thức của HS một mâu thuẫn nhận thức tự
giác, một nhu cầu bên trong muốn giải quyết mâu thuẫn đó.
+ GV lập kế hoạch các bước giải, lập kế hoạch cho quá trình đi đến lời giải, làm cho quá
trình đó trở nên thuận lợi, kích thích HS nỗ lực chủ động giải quyết một phần vấn đề.
+ NVĐ được cụ thể hóa bằng những câu hỏi gọi là câu hỏi NVĐ. Các câu hỏi NVĐ được đặt
trong một hệ thống và thống nhất với mục tiêu bài học. Thông thường, GV đưa ra câu hỏi, hỏi dồn
hay gợi tìm, kết hợp với quan sát tinh tế và đánh giá chính xác.
+ Câu hỏi NVĐ có nhiều mức độ: yêu cầu HS chỉ tái hiện, yêu cầu HS phải tư duy, yêu cầu
HS cùng một lúc phải vận dụng nhiều năng lực khác nhau để giải quyết vấn đề,…
- Hoạt động giải quyết vấn đề của HS:
+ Đây là lúc HS thể hiện rõ nhất sự năng động, tích cực của mình.
+ Trước vấn đề GV nêu ra, HS chấp nhận mâu thuẫn của cái khách quan thành mâu thuẫn và
nhu cầu bên trong của bản thân mình để trở thành thành chủ thể của hoạt động nhận thức.
+ Con đường tư duy của người học cũng chính là quá trình của sự nỗ lực tìm tòi, phát hiện
kiến thức bằng việc đưa ra các lời giải của bài toán nhận thức một cách thích hợp, sáng tạo, tức là
biết cách nắm bắt và xử lí trúng các tình huống có vấn đề.
+ Thông qua việc đối thoại trực tiếp với GV, đối thoại với nhau (khi thảo luận nhóm; thuyết
trình, phản biện,…), đối thoại với nhà văn (qua việc sắm vai, hóa thân),... mà HS có sự nhận thức
sâu sắc nội dung bài học.
Cụ thể việc vận dụng cấu trúc tình huống có vấn đề vào việc tìm hiểu các giá trị của truyện
ngắn Chiếc thuyền ngoài xa như sau:
NHU CẦU NHẬN THỨC,
KHÁM PHÁ, SÁNG TẠO
CỦA HS
KHẢ NĂNG
NHẬN THỨC , KHÁM PHÁ, SÁNG TẠO CỦA HS
- Những điểm chính về tác
giả định hướng cho việc
đọc - hiểu truyện ngắn
Chiếc thuyền ngoài xa?
- Cảm hứng truyện ngắn
Chiếc thuyền ngoài xa?
*Phần mở đầu (Giới thiệu chung):
- Về tác giả Nguyễn Minh Châu:
+ Nhấn mạnh vai trò của Nguyễn Minh Châu đối với sự
nghiệp đổi mới văn học sau 1975.
+ Giới thiệu ngắn gọn hướng tìm tòi, khám phá đời sống
mang cảm hứng triết học nhân sinh của tác giả.
- Về tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa được viết theo xu
hướng chung của văn học thời kì đổi mới: hướng nội,
khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con
người đời thường.
*Phần nội dung chính (Đọc-hiểu văn bản):
+ Sự đối lập giữa “cái đẹp
tuyệt đỉnh của ngoại cảnh”
mà phóng viên Phùng vừa
thu vào ống kính với hiện
thực cuộc sống nhọc nhằn,
cay cực của người dân chài
nói lên điều gì về mối quan
hệ giữa nghệ thuật và cuộc
đời?
+ Sau khi nghe câu chuyện
của người đàn bà ở tòa án,
Đẩu đã “vỡ ra” điều gì? Ý
nghĩa sự “vỡ ra” ấy?
- Quá trình nhận thức của phóng viên Phùng và chánh án
Đẩu:
+ Phùng - một phóng viên nhiếp ảnh, được cử đi thực tế
chụp bổ sung bức ảnh cho bộ lịch nghệ thuật. Anh đã
phát hiện “một cảnh đắt trời cho” đẹp như “chân lí của sự
toàn thiện” và một cảnh tượng phi thẩm mĩ, phi nhân
tính. Cảnh tượng ấy làm cho anh ngỡ ngàng, ngơ ngác
trước một hiện thực “như trong câu chuyện cổ”. Khi tiếp
xúc và nghe câu chuy
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Luận văn Sư phạm 0
D vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động của doanh thu của ngân hàng Ngoại thương Việt nam giai đoạn 2000-2009 Luận văn Kinh tế 0
D Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9 Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích nội dung của phương pháp quản lý kinh tế trong hệ thống phương pháp quản lý Từ đó nêu lên ý nghĩa của nó trong việc vận dụng phương pháp Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp học máy tiên tiến trong công tác dự báo vận hành hồ Hòa Bình Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu cách thức xây dựng vận dụng thang bảng lương theo phương thức 3p Luận văn Kinh tế 3
D vận dụng một số phương pháp giải toán hình học không gian lớp 11 nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học về anđehit, xeton, axit cacboxylic – chương trình hóa Ngoại ngữ 0
D Vận dụng phương pháp Webquest trong dạy học chương Nhóm oxi (Hóa học lớp 10 nâng cao) Luận văn Sư phạm 0
A Vận dụng phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top