Download miễn phí Luận văn Người phụ nữ hiện đại qua cái nhìn của một số nhà văn nữ





Người phụnữthời nào cũng vậy, luôn là linh hồn của gia đình. Xã hội càng
phát triển, các quan hệtrong gia đình càng trởnên phức tạp hơn, và do vậy càng đòi
hỏi nhiều hơn ởngười phụnữ. Dễnhận thấy trong sáng tác của các cây bút nữnổi bật
đềtài gia đình mà ở đó nhân vật nữ được thểhiện gắn với niềm vui và nỗi buồn, hi
vọng và thất vọng, hạnh phúc và bất hạnh. Với ưu thếgiới tính của mình, các nhà văn
cũng là những người phụnữhiện đại hiểu hơn ai hết những khó khăn mà họgặp phải
trong các quan hệvới cha mẹ, anh em của cái gia đình thứnhất sinh ra họ; trong quan
hệvới chồng, con của cái gia đình thứhai, “gia đình hạt nhân” mà chính họtạo nên.
Với trải nghiệm của bản thân, sựnhạy cảm trước những nỗi đau quanh mình, sựtinh
tếtrong phát hiện chi tiết và khảnăng phân tích nhạy bén cuộc sống qua thếgiới tâm
hồn, hình ảnh những người phụnữhiện lên vô cùng sinh động như đang thầmthì kể
với chúng ta câu chuyện gia đình của họ. Và chẳng có gì phải ngạc nhiên khi đây đó
có những độc giảnữtìm thấy hình bóng của mình trong nhân vật cũng nhưta nhìn
thấy hình bóng cuộc đời của nhà văn qua nhân vật mà họ đã dồn bao tâm huyết tạo
nên.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

suốt đời sống vì con nhưng không
được đền đáp xứng đáng. Trong truyện ngắn Của để dành, Nguyễn Thị Thu Huệ đưa
chúng ta đến với không gian nhỏ hẹp của một gia đình Hà Nội giữa đô thị sầm uất..
“Bà Vy có ba con. Hai trai, một gái. Đều học hành đến nơi đến chốn và xinh đẹp cả.
Thằng Cả làm giám đốc công ty may. Thằng Hai làm kế toán trong một nhà máy.
Còn cô Út, là diễn viên của một đoàn kịch. Hàng tháng, con cả đưa bà năm trăm
ngàn tiền ăn chung, ba trăm tiền gạo và hai trăm tiền điện. Con thứ góp năm trăm vị
chi ăn bữa tối. Còn cô út, cười xòa: “Giàu con út, khó con út. Các anh ấy kiếm tiền
dễ, chứ con mua danh ba vạ bán danh ba hào, tiền lương không đủ hai bộ váy”. Bà
Vy làm được một việc mà không phải người phụ nữ nào cũng thành công là nuôi dạy
con khôn lớn, có công ăn việc làm ổn định. Bà phục vụ các con một cách vô điều
kiện, tận tụy chăm chỉ, và bà tìm thấy niềm hạnh phúc trong những công việc ấy. Thế
nhưng, oái oăm thay bà Vy lại chính là nạn nhân của lối suy nghĩ “nước mắt chảy
xuôi” của mình. Cái chết của bà là một hồi chuông cảnh tỉnh cho những bà mẹ hãy
dạy cho các con biết sống vì người khác. Có như vậy, con cái mới là “của để dành”
của cha mẹ. Những đứa con của bà Vy không thể nói là không thương mẹ, nhưng
chúng quá coi trọng công việc và sự tự do của riêng mình. Chúng không hiểu rằng mẹ
cần chính sự chăm sóc của chúng, chứ không phải chỉ là tiền bạc. Lời ông bác sĩ có lẽ
sẽ ám ảnh những đức con của bà Vy cho đến suốt đời: “Nạng sắt đâu có đỡ được
mãi. Mẹ cháu chỉ có thể dựa vào các cháu thôi. Mà các cháu không cho dựa thì mới
ra nông nỗi này”.
Giống với bà Vy, bà Nội trong truyện ngắn Khoảng trời phía sau nhà của
Nguyễn Thị Ngọc Tú cũng lấy con làm lẽ sống cho mình. Trong công việc ở cơ quan,
bà luôn hoàn thành xuất sắc, được mọi người quý mến, nhưng trong gia đình, bà lại là
một người phụ nữ nhu nhược. Bà trở thành cái bóng của đứa con gái lúc nào cũng
không biết: mặc quần áo của con thải ra, ăn đồ ăn thừa của con và bạn bè nó bỏ lại,
che chắn cho lối sống phóng túng của con trước những cặp mắt phán xét của bà con
hàng xóm. Bà hoàn thành công việc xã hội, một mình nuôi đứa con gái với người
chồng chết cách đây đã hơn hai mươi năm. Bà đã cho con một mái nhà êm ấm, nơi có
một người mẹ tảo tần, đoan trang, hiền hậu, luôn dõi theo mỗi bước con đi. Thế
nhưng sự chiều chuộng quá đáng của bà làm cho cô gái trở nên một con người ích kỉ.
Cô là tín đồ của lối sống “sành điệu” của một bộ phận giới trẻ thời hiện đại: ăn chơi,
rượu chè, nhảy nhót, cặp bồ lung tung. Cô chỉ biết sống cho mình, làm những gì mình
thích, không cần quan tâm đến người khác, thậm chí đó là mẹ mình. Cô từng phản
ứng với mẹ khi mẹ tỏ ra quan tâm: “Mẹ lạ thật, cái gì cũng muốn biết, cũng tò mò,
thắc mắc. Người hiện đại bây giờ không ai sống thế. Nào, nào mẹ xem, con có bao
giờ thắc mắc là mẹ làm những gì, mẹ bạn bè với ai và có ông nào đang “bắn”
mẹ…”. Bà Nội sáng suốt hơn bà Vy ở chỗ bà đã nhận ra sai lầm và tìm cách sửa
chữa. Bà thay đổi, đã biết sống cho mình. Bà may áo mới, một cái áo cổ lỗ nhưng
hợp với bà. Bà mua guốc mới, một đôi guốc của người già. Bà đi thăm bạn bè thay vì
đứng ở cửa ngóng chờ con về. Bà không phần cơm khi con về trễ. Tất cả những thay
đổi đó của bà đã làm cho cô con gái phải suy nghĩ lại. “Con người hiện đại sống
phóng túng lâu nay chẳng cần cái gì. Chẳng quan tâm tới ai. Bỗng nhiên Ngân cảm
thấy một nỗi sợ hãi. Lần đầu tiên, Ngân thấy gian nhà trống vắng đến ghê người –
ngôi nhà và nỗi trống vắng mà mẹ cô đã phải sống bao nhiêu năm trời”. Câu chuyện
của bà Nội làm cho chúng ta nghĩ về những đòi hỏi mà xã hội hiện đại yêu cầu ở
người phụ nữ. Hoàn thành tốt công việc xã hội, nuôi con khỏe và chung thủy với
chồng thôi chưa đủ, còn phải biết dạy con nên người. Người phụ nữ của xã hội ngày
hôm nay không phải chỉ biết sống vì con, mà còn phải biết sống cho mình. Dung hòa
được hai nhu cầu ấy, người phụ nữ sẽ có nhiều cơ may để trở thành người đàn bà
thành đạt và hạnh phúc.
Nếu như với đề tài mẹ - con, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Thị Ngọc Tú và Y
Ban tập trung vào vấn đề sự quan tâm đến nhau, thì Lý Lan lại khai thác khía cạnh
khoảng cách thế hệ. Truyện ngắn Mẹ và con của chị kể về hai người phụ nữ: người
mẹ đã sáu mươi tuổi, suốt ngày quanh quẩn với những công việc nội trợ “ngày hai
buổi quét lá tấp vô gốc mận, nấu hai bữa cơm, lau nhà hai lần, đóng cửa cổng cho
con gái đi và về” và cô con gái trên ba mươi tuổi “mười mấy năm nay lăn lộn chốn
thương trường, không biết đến chữ nhịn, không chấp nhận chữ thua”. Cả hai mẹ con
đều rất thương yêu nhau, bà mẹ coi việc mình hi sinh cả đời cho con gái là lẽ sống
duy nhất, còn cô con gái đã làm hết sức mình để mẹ có được những ngày cuối đời
thảnh thơi. Thế nhưng bà mẹ không hề thảnh thơi bởi “nếu không kiếm ra công việc
để cặm cụi làm suốt ngày thì bà không chịu được” và cô con gái cũng không thấy
hạnh phúc vì sự hi sinh của mẹ dành cho mình mà trái lại còn cảm giác mệt mỏi. “Khi
bước qua tuổi ba mươi, Quyên nghĩ mẹ có cần thiết phải hi sinh như vậy không?
Người ta cần trung thực sống cuộc đời của mình, hay cứ huyễn hay mình bằng cuộc
sống cho người khác? Quyên đã nhận ra rằng khi một người biến người khác thành
lẽ sống của mình là đã chất một gánh nặng tồi tệ nhất lên vai người đó. Quyên càng
ngày càng mệt mỏi với cái gánh nặng đó”. Giữa hai mẹ con có một khoảng cách
không thể rút ngắn lại: đó là khoảng cách của thói quen, của nếp nghĩ, của quan niệm
về sự trật tự ngăn nắp giữa một người mẹ Việt Nam truyền thống và một cô gái Việt
Nam thời hiện đại. Cuối cùng, cô gái cố gắng tìm cách để đến gần với mẹ, bởi cô biết
cô không có gì khác ngoài ngôi nhà và mẹ, nhưng cố gắng của cô trở thành vô vọng
bởi những thói quen, những quan niệm thẩm mĩ của họ đã khác nhau rất xa. Câu
chuyện như một tiếng thở dài của con người thời hiện đại. Họ thấy cô đơn ngay cả
khi đang sống bên người mà mình yêu thương nhất.
Cũng nói về khoảng cách nhưng không chỉ dừng lại ở khoảng cách thế hệ,
truyện ngắn Cô con gái còn kể với chúng ta câu chuyện về khoảng cách được tạo bởi
nền văn hóa giữa mẹ và con gái. Một người phụ nữ có thai với người yêu. Mối tình
này bị ngăn cấm, chị vượt biên đến Mỹ sinh sống và sinh con ở Mỹ. Cô gái lớn lên
hòa nhập với nền văn hóa Mỹ, xa mẹ dần bởi mẹ không đủ vốn tiếng Anh để nói
chuyện với con, và bởi cả lối sống “tự do kiểu Mỹ” khác xa với quan niệm “tự do
trong khuôn khổ” của người Việt Nam. Đến năm hai mươi tuổi, cô nhận thức được
mình cần biết về nền văn hóa Việt, vì cô là người gốc Việt. Và có lẽ cũng chính
trong thời gian này, cô nung nấu quyết tâm tìm r...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top