leen_lyn_0011

New Member

Download miễn phí Luận văn Ảnh hưởng của văn học Xô Viết đối với việc xây dựng hình tượng con người mới trong văn xuôi Việt Nam 1945 – 1975





Buổi đầu của quá trình xây dựng chủnghĩa xã hội, nhiều nước bắt đầu
bằng công cuộc kiến thiết, bởi những cuộc chiến liên tiếp đã đểlại sau lưng
nó những đổnát. Xác định cuộc sống lao động xã hội chủnghĩa là một địa
bàn nhiều tiềm năng, các nhà văn Xô-viết hăm hởkhám phá và khai thác nó.
Nhà văn Việt Nam từkhi xây dựng chủnghĩa xã hội trên miền Bắc (sau 1954)
cũng mang tâm thế đó.
Sôlôkhốp đểlại một tiếng vang lớn với đềtài xây dựng chủnghĩa xã hội
ởnông thôn với bộtiểu thuyết hai tập Đất vỡhoang. Thực ra viết vềtài này
có các tác giảkhác cũng thành công không kém, nhưA. Platônôp, nhưng tác
phẩm Hốmóngcủa ông bịcoi là tác phẩm “trật đường ray”, không tiêu biểu
cho phong cách CNHT XHCN nên không được Việt Nam tiếp nhận.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đồng đội cho ngày
ra đi vĩnh viễn. Sự hy sinh thầm lặng nhưng quả cảm của họ đã để lại một dấu
ấn khó phai mờ nơi đồng chí, đồng đội: “Là lửa chứ không còn là một thằng
thanh niên nữa! Quả là một bí thư chi đoàn xứng đáng, những thằng như thế
đi khắp trung đoàn mà tìm cũng không thấy đâu”, “Nó đã bị xe tăng đè lên,
nửa người lấp đất, ngực đã dập nát […] Nó ném cái chai và đã đốt được!”
[55, tr.138]. Đó là lời Lôpakhin, một nhân vật trong Họ chiến đấu vì Tổ quốc,
nhận xét về sự hy sinh của một đồng chí trẻ: đoàn viên Côtrêtưgốp của trung
đoàn. Sự hy sinh ấy đã giúp người chiến sĩ trẻ góp phần gìn giữ quân kì của
đơn vị.
Một điều rất đáng nể phục ở những nhân vật anh hùng trong chiến đấu là
họ luôn đeo đuổi mục tiêu đến cùng, luôn như bùng lên một sức nóng để đồng
đội được “tiếp lửa”. Hình ảnh người đoàn viên Kômxômôn trong chuyện kể
của Sôlôkhốp khiến ta nghĩ đến nhân vật Lữ trong Dấu chân người lính của
Nguyễn Minh Châu. Lữ đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ giữ đài liên lạc
của đơn vị. Hai trái lựu đạn bọn Mỹ ném xuống hầm liên lạc, nơi Lữ đang
thực hiện nhiệm vụ, đã khiến cha anh (Kinh – chính ủy đơn vị) vĩnh viễn mất
đứa con trai mà ông vẫn tự trách rằng mình chưa kịp hiểu nó. Dưới ngòi bút
Nguyễn Minh Châu, sự hy sinh ấy nhẹ tựa lông hồng: “Người chiến sĩ điện
thanh ấy trước khi hy sinh còn ngẩng cao dầu lên một lần cuối cùng : Trên
nền trời cao, rất cao và xanh, lá cờ đỏ mỗi lúc một thắm tươi đang bay, lá cờ
mỗi lúc càng tiến dần lên trước mặt” [6, tr.267].
Để có thể lập nên kì tích, một điều không thể thiếu ở những người anh
hùng trong chiến đấu là tinh thần quả cảm, là khả năng tính toán tinh nhạy để
không ảnh hưởng đến tổn thất của đơn vị (dù có thể ảnh hưởng đến tính mạng
bản thân). Nhân vật Tú trong tiểu thuyết Vùng trời của Hữu Mai là một con
người như thế. Anh là đại đội trưởng không quân, sau khi truy kích địch, đã
gặp sự cố (máy bay hết dầu), chỉ huy sở cho phép nhảy dù. Bằng quyết tâm
của một người lính và kĩ năng của một chiến sĩ không quân, Tú quyết cứu lấy
chiếc máy bay. Nhờ tính toán chính xác và sự bình tĩnh hơn lúc nào hết, anh
đã hạ cánh an toàn. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã chắp cánh cho lí tưởng
sống của các nhân vật mới trong lửa đạn. Với họ, đền nợ nước, trả thù nhà là
một đòn bẩy giúp họ tiến lên không ngừng trong những bước ngoặt khác nhau
trong đời. Các nhân vật trong một số tác phẩm đã kể mang tâm trạng ấy. Và
do vậy, khi đối diện kẻ thù (có thể lớn mạnh hơn, hung bạo hơn và đầy thú
tính hơn), những nhân vật mới của chúng ta luôn “hơn” kẻ thù và bọn tay sai
về sức mạnh tinh thần. Người lính trong Khoa học căm thù, anh Trỗi trong
Sống như anh, người chiến sĩ Nguyễn Đức Thuận trong Bất khuất, T’nú trong
Rừng xà nu,… là những con người như thế.
Lê Sơn viết về sức âm vang của văn học Xô-viết: “Bởi vậy cho nên
những tác phẩm viết về chiến tranh trong văn học Xô viết hiện đại […] là lời
cảnh cáo đanh thép đối với mọi thế lực đế quốc hiếu chiến và phản động quốc
tế, kẻ thù của hòa bình, của văn minh và tiến bộ” [58, tr.401]. Nhận định trên
gặp gỡ với ý kiến của Nguyễn Minh Châu khi nói về văn học ba mươi đấu
tranh cách mạng của Việt Nam: “Ít hay nhiều, thể loại này hay thể loại
khác, là những trang đã viết giữa hai trận đánh, trước hết với ý thức nóng
bỏng được cùng toàn dân tham gia đánh giặc” [7, tr.21]. Âm điệu chung của
các tác phẩm viết về đề tài chiến trận, vì thế, là âm điệu hào hùng, có tổn thất
thì có cái bi nhưng bi mà không lụy. Ở đó, hơn ai hết, chính những nhà văn
chiến sĩ đã “ghi công” những người anh hùng. Một đoạn trong Dấu chân
người lính được Nguyễn Minh Châu cất lên đầy hào sảng: “Sử sách về sau sẽ
ghi tên Quả đồi không tên, gần một chục chiến sĩ trẻ tuổi, tất cả đều là đoàn
viên thanh niên do một đồng chí đảng viên chỉ huy, họ đã đem ngực mình
dựng thành chiến lũy cản mười đợt tấn công điên cuồng của địch. Họ chiến
đấu đến người cuối cùng, không có một tên lính Mỹ nào bước nổi qua cái
mảnh đất của Tổ quốc họ đứng, cầm súng và ngã xuống…” [6, tr.271].
@. Nêu cao đạo đức cộng sản, đấu tranh không khoan nhượng
với chủ nghĩa cá nhân tư sản
Sinh ra trong bối cảnh hết sức khác thường, khi mà mỗi bờ tre, gốc rạ,
mỗi giếng nước, sân đình đều mang trên mình một vết tích nào đó, những
người lính Vệ quốc thời kháng Pháp, những anh bộ đội cụ Hồ thời kháng Mỹ
luôn mang trên mình một quyết tâm. Ngoài quyết tâm tiêu diệt kẻ thù và loại
trừ bọn gián điệp phản động, họ còn mang một quyết tâm cao hơn: đấu tranh
với chính mình. Có đấu tranh với mình thì họ mới có thể xác định hướng đi
tiếp theo trên con đường mình lựa chọn. Khi đó, những công dân mặc áo lính
đã biết lấy đạo đức cộng sản làm tiêu chuẩn cho hành động. Người lính trong
văn học Xô-viết và văn học cách mạng Việt Nam đều mang tâm thế đó.
Con đường trở thành người cộng sản chân chính của Paven Coócsaghin
không thuận chiều, một mạch. Từ cậu thiếu niên cho đến lúc là người thanh
niên công nhân, Paven đã chịu nhiều cay đắng trong đời để cuối cùng có thể
tự hào cất lên “phải sống sao cho khỏi tiếc những năm tháng sống hoài sống
phí…”. Con đường đó, cuộc đời đó ta bắt gặp thấy trong hình ảnh người
thanh niên có tên Nguyễn Kim Thành (nhà thơ Tố Hữu) ở những năm trước
Cách mạng tháng Tám và nhiều chiến sĩ cách mạng của ta. Như thế, có thể
thấy rất rõ một điều là, con đường “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời” của một
con người trong thời chiến không đơn giản. Và nếu như bản thân một nhân tố
tích cực nào đó đã xác định cho mình một hướng đi thì ở họ lại xuất hiện nhu
cầu chỉ ra, vạch ra cho người khác cùng đi với mình trên con đường sáng. Đó
cũng là công thức thể hiện con người mới – người anh hùng.
Có lẽ nhờ một phần vào lí do kể trên mà nhân vật Núp của đồng bào Tây
Nguyên trên tác phẩm Nguyên Ngọc thu hút được sự quan tâm của nhiều thế
hệ độc giả. Từ tự phát lên tự giác, từ thiếu tổ chức đến có tổ chức, con đường
đó của người anh hùng làng Kông Hoa gắn với bước đi của nhân dân Tây
Nguyên hồn nhiên nhưng bộc trực, ngay thẳng như cây rừng. Có lúc, thậm
chí là nhiều lúc, người anh hùng phải gác lại lợi ích gia đình mình hay nén
lại những nỗi đau vì sự tồn tại chung của cộng đồng, vì mong muốn được
giúp ích cho người khác. Anh Trỗi, chị Út Tịch, T’nú,… đã hành xử như thế.
Nhân vật Anđrây Xôcôlốp trong Số phận một con người của Sôlôkhốp cũng là
một con người như thế.
Đặc biệt, với Số phận một con người, người đọc có cơ hội để hiểu hơn
tâm hồn Nga, tính cách Nga. Đây là một tác phẩm mà khi nhắc tác giả, người
ta nghĩ ngay đến những đóng góp của ông cho sự cách tân truyện ngắn Xô-
viết...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng từ sự linh hoạt của nhà cung cấp dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định của người mua nhà ở của người mua nhà khu vực đô thị Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014 Khoa học Tự nhiên 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua căn hộ chung cư để ở của khách hàng cá nhân Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng Luận văn Kinh tế 0
M ad tải giúp em bài : ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng với ạ Khởi đầu 1
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smart-phone của khách hàng tại Bình Dương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top