lop05kt

New Member

Download miễn phí Luận văn Văn hoá tâm linh trong văn xuôi trung đại





Phép thuật cũng được các nhà sưdùng đểtrao cho người nghèo: Chử Đồng Tử được
sưNgưỡng Quang truyền phép thuật bằng một cây trượng và chiếc nón, phút chốc sống
trong cung điện thành quách nguy nga (Nhất DạTrạch- LNCQ), Sư ĐồLê ban cho Man
Nương cây trượng cắm xuống đất có nước cứu dân khỏi hạn hán (Man Nương truyện-
LNCQ). Các tiên nhân giáng thế, thần thánh cũng là những nhân vật trao phép thuật rồi
thoắt biến đi trong chốc lát: tiên nữdạy Tú Uyên phép tiên rồi cảhai cùng bay đi (Truyện
Tú Uyên - Thính văn dịlục, Bích Câu kỳngộ- TKTP); Lã Động Tân ban cho Hà Ô Lôi
phép để được tài giỏi thông minh hơn người (Hà Ô Lôi- LNCQ); Ân vương sai tiên nữMa
Cô ban cho con Thôi Lượng bó lá ngải chữa bướu (Việt Tỉnh Truyện-LNCQ); ông già trao
cho Trần Lộc phép phật thượng trịyêu quái (Dóng ngựa thi thơ-CDTK).



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iều đình nhưng rất linh
thiêng, có thể ban phúc hay giáng họa cho dân. Có thể đó là những thần có lai lịch như: Lĩnh
hầu Ngô Phúc Du trong Liệt phụ Đoàn phu nhân (TTNL), Cô gái họ Nguyễn trong Minh
hôn (HĐTD), Tú Uyên trong Truyện Tú Uyên (Thính văn dị lục), cô Đào trong Cô Đào, chị
em gái trong Đế Thích, Người con gái trong Suối Rắn (CDTK). Hay là những thần không có
lai lịch rõ ràng như: ba mẹ con phu nhân Nam Tống trong Kiền Hải môn từ (VĐUL tục bổ)
và Cần Hải thần (LTKVL), vợ chồng Vũ Phục (Kiến văn tiểu lục), đứa bé trong Đông Liệt
sơn (TTNL). Thậm chí là những thần sinh thời phá phách, chết thần kì như trong Cường
Bạo Đại Vương, Đạp đầu thuồng luồng oai thần hiển hách (CDTK). Thần thiêng được lập
đền miếu còn là những ma quỷ tác quái dân làng với mục đích trấn trị mã tà: Ma cổ thụ
(LTKVL), Hồ tinh truyện, Mộc tinh truyện (LNCQ). Trong tâm thức dân gian dường như
những người bình thường, tầm thường khi chết lại càng thiêng hiển linh. Tuy họ không được
các vương triều phong tặng, thậm chí bị coi là tà thần, nhưng nhân dân vẫn nhớ về họ và
quanh năm lễ vái phụng thờ.
Thần được lập miếu thờ tuy có khác nhau về công tích, đức độ, âm phù... song xu
hướng chung vẫn là tôn vinh sự thiêng liêng của thần mà bất cứ ai cũng phải trân trọng bởi
“chẳng thiêng ai gọi là thần”. Và bao trùm lên hết là nhu cầu về sự chở che. Hành trạng của
các thần theo thời gian đã dần mờ nhạt sau màn sương lịch sử nhưng người dân vẫn muốn
nó hiện ra một cách cụ thể, vật chất giữa cuộc đời. Đó là nguyên nhân sâu xa của việc lập
miếu đền, tạc tượng thần. Những việc làm ấy đều đem lại sự an tâm trong đời sống tinh thần
của mọi người vì “có thờ có thiêng” và vẻ đẹp của thuần phong mỹ tục. Sự hiện hữu của các
miếu đền còn có ý nghĩa là một chỗ dựa tinh thần của dân làng trong cuộc sống quá nhiều
bấp bênh. Cái mà người dân tìm kiếm và đáp ứng lòng mong mỏi của họ không hẳn là một
ông thần cụ thể mà là niềm tin của họ được đáp ứng, là cái không khí linh thiêng, trang
trọng ở các miếu đền, tượng thần phả vào cuộc sống.
Nhìn một cách khái quát, hiện tượng tâm linh cầu cúng, khấn vái, tế tự là một trong
những biểu hiện văn hóa tiêu biểu của văn xuôi trung đại. Đó vừa là tín ngưỡng, cũng là
phong tục tập quán lâu đời của người Việt. Nó có nguồn gốc sâu xa trong đời sống, quan
niệm và tư duy của con người và đi vào tâm thức mọi người.
2.1.3. Điềm báo
Trong trí tưởng tượng của người thời trung đại, giữa hai thế giới tâm linh và trần thế,
giữa Thiên và Nhân luôn có một sự “tương cảm” sâu sắc. Người ta rất tin vào lẽ “cảm ứng”
của đất trời với con người qua hiện tượng điềm báo. “Phàm việc một người, một nước cho
đến cả thiên hạ, sắp có việc hay thì tất có điềm hay sinh ra trước, sắp có việc dở thì tất có
điềm dở sinh ra trước” [67; tr754]
Cũng là sự mê tín quỷ thần, tin vào sự dự báo trước sự việc nào đó của thần cho con
người, nhưng khác với mộng, điềm báo hoàn toàn là sự tự phát. Đó là hiện tượng xuất hiện
ngẫu nhiên trong tự nhiên mà con người không thể dùng phương pháp nào để thỉnh cầu quỷ
thần phát tín hiệu được. Hình tượng điềm báo có thể hiện ra ở tai mắt, chân tay con người
hay ra cây cối súc vật, hay điềm ra mưa gió, mây núi, trăng sao. Với một niềm tin tâm
linh vào trời đất bao la huyền bí, con người dựa vào tính chất đặc điểm của điềm triệu mà
đoán trước việc dở hay, may rủi. Là bộ phận văn học mang đặc điểm văn hóa thời đại, văn
xuôi trung đại đã phần nào chứng minh sự tồn tại của tín ngưỡng này.
Chiếm phần lớn trong các tác phẩm là điềm báo hiện ra ở các hiện tượng tự nhiên
(sóng gió, mây mưa, cây lá, chim muông...) và chủ yếu là loại điềm dữ báo hiệu sự chẳng
lành. Đáng chú ý hơn cả là hiện tượng sóng to gió cả- sự ứng hiện của thần linh trong
LNCQ . Đó là sự xuất hiện của thần Long Đỗ thể hiện vương khí phương Nam trước quan
đô hộ Cao Biền: “Một buổi sáng sớm bỗng nhiên trời nổi mưa to gió lớn, trong đám mây
ngũ sắc ánh sáng lóe mắt thấy một dị nhân quần áo sặc sỡ, trang sức kỳ vĩ, cưỡi rồng đỏ, khí
thế ngùn ngụt” (Long Đỗ chính khí thần truyện); là oai linh của thần núi Đằng Châu muốn
bái kiến vua Lý Thái Tổ: “một lần vua dạo chơi, tới làng này, thuyền đang đi ở giữa sông
bồng gặp mưa to gió lớn phải dừng thuyền lại” (Khai thiên Đằng Châu thần truyện). Hay đó
là sự hiển linh trợ thuận của thần giúp vua Lý Thánh Tông chinh phạt Chiêm Thành: “tới
cửa biển Hoàn Hải bỗng nhiên trời nổi mưa to gió lớn, sóng dâng cuồn cuộn, xa nhìn như
núi, ngự thuyền và chiến thuyền đều không thể qua bến được” (Ứng thiên hóa dục hậu thần)
và trong Áp lãng chân nhân (NOML). Hiện tượng giông gió bất thình lình nổi lên cản
đường đi của các nhân vật là điềm báo trước mệnh số ở trần gian: ông Hoàng Bình Chính
sau chuyến đi sứ trở về Nam qua hồ Động Đình gặp cơn giông gió xuýt làm gẫy buồm, đó là
sự ứng hiện của mỹ nhân hồ Động Đình thường hiện về trong giấc mộng báo trước việc ông
mãn hạn trích giáng trở về chốn cũ (Thần Hồ Động Đình - VTTB). Đây cũng là hiện tượng
mà Thiên Tích gặp trong truyện Trà Đồng giáng đán lục (TKML). Câu chuyện về hồ Động
Đình huyền thoại còn được kể lại qua sự linh hiển của con rắn báo oán dòng họ Nguyễn Trãi
khi con trai ông là Anh Võ đi sứ qua đây gặp sóng to gió lớn cản thuyền, đó là điềm hung
báo số mệnh ngắn ngủi của ông chỉ sau khi xong việc nước trở về (Lê Công Trãi -TTNL).
Cơn gió mưa dữ dội giữa đêm ứng với cái chết oan nghiệt của Vô Kị và cũng là điềm dự
báo cảnh điêu đứng của gia đình Nhược Chân vì bị hai hồn ma Hàn Than và Vô Kị tác quái
(Đào thị nghiệp oan ký - TKML); ứng với cái chết định mệnh của Bích Châu khi nàng tự
nguyện thác sinh để bảo toàn cho quân cơ nhà vua giữa biển khơi mù mịt là cơn gió dữ dội.
Trận gió lốc gian tà ấy còn là sự ứng hiện của đô đốc Nam Hải chực cướp đi sinh mệnh
nàng. Đến đời Lê Thánh Tông, linh hồn nàng hiện về qua cơn mưa gió dữ dội báo mộng cho
vua trị tội hung thần và phù trợ vua đánh giặc (Hải khẩu linh từ lục - TKTP). Rõ ràng, mưa
to gió lớn là biểu hiện sự cảm ứng mãnh liệt cơ trời và người vì “ai bảo trong chỗ tối tăm,
trời không soi đến việc ta”. Hiện tượng này cũng được nhắc đến trong ĐVSKTT- Kỷ nhà Lý
(Thái Tổ hoàng đế): Vua thân đi đánh Châu Diễn, khi về đến Vũng Biện vừa trời đất tối
sầm, gió và sấm rất dữ dội và chỉ sau khi đốt hương khấn vái trời thì gió sấm mới yên”.
Người xưa nói: “hòa khí chí tường, quái khí chí dị” tức khí hòa nhã thì điềm lành đem
đến, khí quái lệ thì điềm dữ đưa lại. Sự chiêm nghiệm thiên thời đã được đúc kết. Mưa to
gió lớn, sóng giật gió dữ và cả những đám mây thành hiện thường là sự báo triệu điều hung
dữ. Thấy đạo hắc khí từ phương Đông lấn át ngôi sao xa, nàng Bích Châu nghĩ ngay ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top