Download miễn phí Luận văn Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động

MỞ ĐẦU
Thực tế sáng tác và tiếp nhận thơ ca từ xưa đến nay cho thấy, mặc dù xã hội phát triển ngày một văn minh hơn, mặc dù bây giờ nhân loại đang bước vào thời đại của công nghệ kỹ thuật cao, và mặc cho người ta không ngừng đổi thay những quan điểm về thơ ca do những ý thức hệ tư tưởng khác nhau của những thời đại khác nhau chi phối, thì thơ ca vẫn tồn tại bên cạnh con người như một nhu cầu tinh thần không thể thiếu. Cuộc sống càng xô bồ, càng làm con người mệt mỏi thì con người lại càng muốn giải phóng tinh thần mình ra khỏi quy luật sinh tồn - diệt vong của thế giới vật chất để tìm về với nghệ thuật. Thơ ca vẫn là nơi để người ta trở về. Thơ ca vẫn là tri âm tri kỷ của con người.
Nhưng do đâu mà thơ ca có sức hút mạnh mẽ như vậy? Cái gì đã kéo người ta đến với thơ? Cái gì đã khiến người ta phải sáng tác và đọc thơ như một nỗi đam mê không cưỡng lại được? Là một người yêu thơ, tui luôn bị những câu hỏi ấy ám ảnh. Và rồi nỗi ám ảnh ấy thôi thúc tui đi vào thế giới thơ để tìm câu trả lời. Đề tài “Đặc điểm thi pháp của thơ ca nhìn từ góc độ tác động” là một hướng nghiên cứu những căn cơ của việc sáng tác thơ và những đặc điểm nghệ thuật trong thơ mà thi nhân đã sử dụng như một thủ pháp để chuyển tải thông điệp từ trái tim mình đến với độc giả để tác động đến lý trí và cảm xúc của họ. Trong phần nghiên cứu một tác gia điển hình cho xu hướng thơ tác động, chúng tui chọn nhà thơ Tố Hữu bởi những đóng góp to lớn của ông dành cho thơ ca và cách mạng Việt Nam.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Trong sáng tác và trong cả hoạt động nghiên cứu, thơ ca không còn là một lĩnh vực thần bí. Trên thế giới và ở Việt Nam, đã có không ít các công trình nghiên cứu về lý luận thơ ca, từ những công trình tầm cỡ thế giới như "Nghệ thuật thi ca" của Aristote, "Văn tâm điêu long" của Lưu Hiệp hay "Tùy viên thi thoại" của Viên Mai đến những công trình nghiên cứu của các nhà lý luận phương Tây và của các nhà lý luận Việt Nam... Mặc dù đã khai thác bao quát hết các vấn đề thuộc về đặc

trưng, bản chất, chức năng hay có cả kinh nghiệm sáng tác thơ, nhưng các công trình ấy không dừng lại tìm hiểu thi pháp của thơ như một hình thức nghệ thuật có khả năng tác động vào công chúng độc giả. Tuy nhiên, chúng tui vẫn thu thập được ở những tác giả ấy những ý kiến khẳng định ý nghĩa tác động của thơ ca từ những góc nhìn khác nhau:
 Từ góc nhìn của các nhà lý luận và sáng tác:
Trong tác phẩm "Dẫn luận nghiên cứu văn học", Pospelov cho rằng "các tình cảm của nhà thơ trữ tình có uy lực "lây truyền" người đọc, trở thành tài sản tinh thần của người đọc" [114, tr.332]. Công trình của ông khám phá đặc điểm của tác phẩm trữ tình từ góc nhìn đặc điểm cấu trúc của lý luận truyền thống qua việc nghiên cứu các đối tượng, nội dung, các dạng thức của trữ tình, đặc điểm biểu cảm của lời văn trữ tình... và chỉ dừng lại ở những đặc điểm chung nhất của thể loại trữ tình chứ không đi sâu vào đặc trưng thi pháp hay những hình thức có khả năng tác động của thơ ca.
Nhà nghiên cứu V. Skholovskij trong bài viết "Nghệ thuật như là thủ pháp" cho rằng thủ pháp "lạ hóa" trong tác phẩm nghệ thuật giúp người ta “trở lại cảm giác về cuộc sống, để cảm nhận được các sự vật, để làm cho hòn đá thành hòn đá (...). Mục đích của nghệ thuật là đem lại cảm nhận về sự vật như đã nhìn thấy mà không phải đã nhận biết nó; thủ pháp của nghệ thuật là thủ pháp biệt hóa các sự vật và là thủ pháp tạo ra một hình thức khó hơn, làm cho sự cảm thụ trở nên khó hơn và dài hơn, vì quá trình cảm thụ trong nghệ thuật mang mục đích tự thân và phải kéo dài ra; nghệ thuật là sự cảm nhận cách làm ra sự vật, còn cái được làm ra trong nghệ thuật thì không quan trọng” [151, tr.150]. Mặt khác, Skholovskij cũng tán đồng ý kiến của Aristote yêu cầu ngôn ngữ thơ phải có tính chất xa lạ, gây kinh ngạc và theo ông, một trong những yếu tố gây tác động đến người đọc là mặt ngữ âm và nhịp điệu của thơ.
M.B. Khrapchenko trong bài "Sức sống vĩnh cửu những thuộc tính và chức năng nội tại của tác phẩm văn học", sách "Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học" đã quan tâm sâu sắc đến những biểu hiện nghệ thuật tạo

nên giá trị nghệ thuật và của một tác phẩm văn học: "nhà văn không đơn giản chỉ làm cái việc truyền đạt những hiểu biết đời sống, những quan sát, những phát hiện nghệ thuật của mình, anh ta còn hướng tới việc thể hiện những cái đó sao cho chúng gây ấn tượng nhiều nhất đến công chúng độc giả" [68, tr.177].
Nhà phê bình văn học Đức M. Reich – Ranicki trong bài viết "Một lời biện hộ cho thơ" đã đưa ra những lập luận khác nhau về việc có hay không hữu ích của thơ đối với đời sống con người. Ông cũng cho rằng "thi ca có lúc có khả năng – cho dù không thay đổi được ngay thế giới – song có thể làm cho thế giới đó trở nên dễ chịu hơn (...), có thể lay động con người khỏi trạng thái thờ ơ, và thậm chí có thể đánh bật nó khỏi những lối mòn tư duy cố hữu" [118, tr.72]. Bài viết của ông góp phần khẳng định khả năng tác động của thơ ca, tuy chưa đi sâu vào nghiên cứu các hình thức tác động cụ thể.
Trong công trình "Hệ thống kết cấu lý luận "Thi ngôn chí", Cổ Phong đã bàn đến 8 chức năng của thơ ca trong đó có chức năng giáo dục. Ông đã đồng tình với ý kiến của Khổng Dĩnh Đạt, Dương Duy Trinh, Ba Nhật Hưu... khi nói về khả năng giáo huấn con người của thơ và cho rằng "thơ nói chí, chí lại có khả năng cảm hóa, giáo dục con người" [189, tr.36].
Lê Ngọc Trà trong "Lý luận và văn học" khẳng định: "Nghệ thuật trở thành một phương tiện tác động quan trọng và có hiệu quả chính là nhờ những đặc điểm vốn có của nó. Bản chất của nghệ thuật là tình cảm. Đánh vào tình cảm là tác động vào khâu then chốt để lay chuyển con người", "trong quá trình tác động để cải biến con người, tác phẩm nghệ thuật hiện ra không phải như người thầy, nhà thuyết giáo mà như là người đồng hành, người đối thoại với bạn đọc, với khán giả", "nghệ thuật ảnh hưởng đến con người lâu dài, dần dần và tác động theo kiểu lây lan" [157, tr.109 - 111].
Bàn về các yếu tố thơ, trong quyển "Lý luận và văn học, vấn đề và suy nghĩ", Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương cho rằng "nhịp, sự trở đi trở lại đều đặn làm cho bài thơ tác động đến người đọc theo từng làn, từng đợt sóng, một cách nhịp nhàng, liên tục, khiến con người như bị cuốn đi, rơi vào trạng thái đê mê. Nhịp

có tính "ru người", tạo chất "say" cho thơ" [40, tr.83]. Cũng trong tác phẩm này, Huỳnh Như Phương quan tâm đến mối quan hệ giữa người đọc và tác phẩm, ông đã bàn đến chức năng giao tiếp như một “sự tác động qua lại giữa người viết và người đọc” [40, tr.140].
Trong "Thi pháp hiện đại", Đỗ Đức Hiểu cũng thừa nhận khả năng tác động của thơ ca rất mạnh mẽ: "Nhà thơ càng tài năng, những làn sóng âm vang càng nhiều, càng rộng, có khi không bờ bến, nó vang dội trong nhiều thế kỷ" [49, tr.70].
Trần Đình Sử trong tiểu luận "Những thế giới nghệ thuật thơ" đã cho rằng khả năng tác động như là một đặc điểm nổi bật của thơ cách mạng: "Thơ văn Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng có một sức tác động lớn trong đời sống tinh thần người Việt Nam (...). Đặc điểm của thơ ca cách mạng là gắn chặt với phong trào đấu tranh cách mạng, là vũ khí đấu tranh của phong trào đó. Tính chiến đấu là đặc điểm nổi bật được các nhà thơ cách mạng ý thức rất rõ" [122, tr.94]. Nhìn dọc theo chiều phát triển của tư duy nghệ thuật từ thơ cổ điển, lãng mạn, tượng trưng, đến thơ cách mạng, Trần Đình Sử đã thấy rõ khả năng tác động là một thành công lớn của thơ cách mạng. Tuy nhiên, ông cũng chỉ dừng lại ở những nhận định đó chứ không đi vào nghiên cứu cụ thể hệ thống thi pháp có khả năng tác động.
Đinh Gia Trinh trong "Hoài vọng của lý trí", khi bàn về trách nhiệm của các văn sĩ và nghệ sĩ, đã khẳng định: "Sức cảm hóa của văn chương và của nghệ thuật là một điều hiển nhiên. Những kẻ khinh sự truyền bá tư tưởng bằng văn chương, coi những trang sách như một vang bóng vô ích chỉ là những kẻ xét đoán hẹp hòi" [161, tr.52, 53]. Và khi đọc "Xuân thu nhã tập", ông cũng cho rằng: "Bởi nhạc điệu, bởi sự hòa hợp âm thanh, bởi màu sắc của hình ảnh, tức khắc lời thơ đọc lên "mê hoặc" ta, làm ta đắm say. Cốt thơ chính là có cái năng lực cảm hóa ấy, cái năng lực làm người ta rung động... Thi sĩ là người khơi nguồn lưu thông cái run rẩy huyền diệu của Thơ, mình cảm, mình rung động, rồi lựa lời, lựa âm thanh, điều

hòa màu sắc làm người ta cảm, người ta rung động, đem cái run rẩy huyền diệu làm tràn sóng sang người đọc" [161, tr.201].
Công trình lý luận về thơ "Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại" của Hà Minh Đức bàn đến nhiều vấn đề của thơ ca Việt Nam, trong đó, ông có viết: "Thơ ca chân chính luôn là tiếng nói yêu thương, là lời ca chiến đấu, giàu ước mơ và khát vọng", "nhà thơ không chỉ nhân danh mình để nói lên một điều gì, mà chính là nhân danh xã hội, nhân danh đất nước, nhân danh giai cấp", "quan điểm chính trị bộc lộ công khai và trực tiếp trong thơ tạo nên chất thép, chất chiến đấu của thơ ca. Các nhà thơ với vị trí chiến đấu của người công dân giác ngộ lý tưởng luôn có dụng ý lấy thơ ca làm vũ khí tuyên truyền trực tiếp những tư tưởng chính trị nhằm động viên cổ vũ tinh thần đấu tranh của quần chúng" [34, tr.103].
Và trong "Bình luận văn học", Như Phong cũng viết: "Văn nghệ không thể tự coi là đã mãn nguyện, nếu nó chỉ làm cho người ta đứng ở ngoài cuộc mà phân biệt đúng sai, mà còn phải lôi người ta vào trong cuộc đập tan cái lãnh đạm bàng quan của họ, gọi dậy ở họ những sức mạnh vẫn ngủ yên, làm cho họ có thái độ tích cực trước cái gì đáng yêu hay đáng ghét, gây cho họ ý thức và ý chí đấu tranh để tiêu diệt cái gì hay bảo vệ cái gì. Những tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng làm cho người đọc xong, ra khỏi tác phẩm ấy, không còn nguyên như trước nữa, không thể sống yên với chính mình, vì đã yêu thương hay căm thù tột độ, cần giải quyết vấn đề trên đời sống thật, cần hành động" [110, tr.244].
Trong quá trình tìm hiểu "Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt Nam (1945 – 1995)", Vũ Văn Sỹ đã khẳng định: "Về hình thức, văn học cách mạng vẫn chủ yếu là thơ ca tuyên truyền, vận động và thơ ca tâm sự giác ngộ", "thơ không còn là của riêng, đựng trong "túi", trong "bầu" mà là một thứ vũ khí kháng chiến, là tài sản tinh thần chung của nhân dân. Sứ mệnh cao cả của thơ ca là phụng sự nhân dân, phụng sự đất nước" [126, tr.43, 56]. Chuyên luận của ông tập trung nghiên cứu những hình thức nghệ thuật đặc thù của thơ ca trong mối tương quan mật thiết giữa sự vận động của xã hội và sự phát triển của thơ ca.

Mã Giang Lân trong khảo luận "Tìm hiểu thơ" có viết: "Chúng ta có tiếng nói trữ tình quen thuộc kết hợp một cách nhuần nhị, tự nhiên với chất tự sự; khi cần thiết vận dụng châm biếm, đả kích để đánh kẻ thù có hiệu quả hơn. Đến kháng chiến chống Mỹ thơ có thêm tiếng nói chính luận đanh thép sắc sảo, có sức thuyết phục, lay động mạnh tạo nên âm hưởng hùng tráng và vẻ đẹp sử thi" [80, tr.103, 104].
Tuyển tập phê bình tiểu luận "Tiếng vọng những mùa qua" của Nguyễn Thị Thanh Xuân có bài viết về văn học kháng chiến ở Nam Bộ. Bàn về thơ ca giai đoạn này, bà khẳng định: "Thơ ca chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn học ở chiến khu Nam Bộ, cả về số lượng lẫn chất lượng". "Nội dung của thơ ca giai đoạn này là ca ngợi cuộc kháng chiến, lên án sự tàn bạo của quân thù, biểu dương những tấm gương anh hùng của nhân dân và kêu gọi những người đi theo giặc trở về với chính nghĩa" [175, tr.225].
Lê Thành Nghị trong tác phẩm "Văn học sáng tạo và tiếp nhận" cho rằng hiệu quả tác động của tác phẩm là tất yếu khi người cầm bút cố gắng và không bị hạn chế trong việc "sử dụng những biện pháp hiệu quả nhất, kể cả các biện pháp của các phương pháp sáng tác phi hiện thực như lãng mạn, viễn tưởng, huyền thoại... miễn là tất cả sự vận dụng và tìm tòi nghệ thuật này nhằm đạt đến tính chân thực thuyết phục của hình tượng văn học, đạt đến hiệu quả cao nhất trong việc tác động vào tư tưởng và tình cảm người đọc" [101, tr.58].
Trong tiểu luận "Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy", Xuân Diệu viết: "Có một cái gì rất lôi cuốn trong bộ phận thơ cách mạng viết theo nhạc điệu thơ truyền thống; bây giờ chúng ta tuyên truyền, cổ động, hô hào, nhưng các bài hịch của ông cha ta kêu gọi đánh giặc, kêu gọi đi theo, chính nghĩa, đã mở lối văn, hơi văn chiến đấu ấy" [20, tr.55]. Trong cái nhìn này, Xuân Diệu nhận thấy rõ thơ ca cách mạng "có rất nhiều bài cổ động: Em khuyên chị, chị khuyên em; cổ động binh lính; cổ động học sinh, thanh niên; cổ động công nhân; cổ động dân cày; cổ động dân cùng kiệt làm cách mạng; hiệu triệu đồng bào đánh đuổi đế quốc Pháp; kêu gọi quốc dân, và rất nhiều bài cổ động phụ nữ"...[20, tr.56].

Trúc Chi trong "Ba mươi năm một nền thơ cách mạng" cho rằng: "Thơ đã trở thành sự sống cho xã hội một cách thực sự. Vũ khí của thơ là ở chỗ đó. Cách mạng đã trả về cho thơ một nhiệm vụ nặng nề là góp phần xây dựng cuộc sống, xây dựng con người, làm thức dậy những tình cảm cao thượng và chiến đấu cho một lẽ sống công bằng đạo lý" [13, tr.130].
Trong giáo trình "Đại cương Mỹ học", Tạ Văn Thành cũng có cùng ý kiến như trên: "Nghệ thuật tác động tổng hợp đến trí tuệ và trái tim, và không một ngõ ngách nào của tâm hồn con người mà nghệ thuật lại không thâm nhập được", "bằng cách giáo dục cho con người về nhiều mặt và tác động cả vào tình cảm lẫn lý trí con người, cổ vũ họ đấu tranh cho những lý tưởng thẩm mỹ tiên tiến, nền nghệ thuật chân chính thực hiện một chức năng vô cùng quan trọng là chức năng cải tạo xã hội" [140, tr.104, 105].
Đông La trong "Biên độ của trí tưởng tượng" cho rằng: "Thơ ca không chỉ tạo nên sự xúc động, sự khoái cảm, sự tâm đắc mà còn gợi nên những suy tư, những trăn trở, ý thức trách nhiệm lớn lao đối với đồng loại" [70, tr.98]. Nguyễn Thị Dư Khánh với "Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường" có phần bàn về mục đích của môn Ngữ Văn, trong đó, theo bà, "thơ trữ tình là loại tác động trực tiếp và sâu xa hơn cả" [63, tr.133].
Trong cuộc hội thảo về “Văn học và hiện thực”, “Phản ánh hiện thực là chức năng hay thuộc tính của văn học?”, các nhà nghiên cứu lý luận cũng bày tỏ mối quan tâm về khả năng tác động của tác phẩm. Từ quan điểm thông báo, Hoàng Ngọc Hiến cho rằng “tác phẩm văn học phải truyền cho người đọc ham muốn cải tạo hiện thực cuộc sống” [45, tr.6], còn Nguyễn Huệ Chi thì thừa nhận chính sự tự do sáng tạo và tài năng nghệ thuật của tác giả đã tạo nên sự giao cảm kỳ diệu và “đánh thức dậy trong người đọc một thế giới bí ẩn chưa từng biết trong hiện thực” [11, tr.14].
Trong các công trình nghiên cứu, các giáo trình lý luận văn học, khả năng tác động của thơ được nói đến từ góc nhìn về chức năng của văn học. Trần Đình Sử trong "Lý luận và phê bình văn học" cho rằng: “Văn học vừa khơi gợi khoái cảm,
Rộn ràng/ xóm nhỏ//
Các anh về//
Tưng bừng/ trước ngõ//
Lớp lớp/ đàn em/ hớn hở/ chạy theo sau// Mẹ già/ bịn rịn/ áo nâu//
Vui đàn con/ ở rừng sâu mới về// [Hoàng Trung Thông – Bao giờ trở lại, 147, tr.578]
Đó là sự cộng hưởng, vỗ nhịp của tâm hồn con người từ niềm hân hoan, rộn rã của cuộc sống bên ngoài. Những bài thơ cách mạng thiên về ngợi ca thường được tạo nhịp theo cách này. Nhịp điệu đời sống là cơ sở để nhà thơ tạo nhịp cho thơ. Nếu có ý thức tác động mạnh vào cảm xúc của độc giả, nhà thơ sẽ tạo nên những nhịp ngắt ngắn, lẻ, bởi nó biểu hiện cho những điều bất trắc, éo le, nghiệt ngã, trái ngược với nhịp chẵn vốn là nhịp điệu tự nhiên trong lời nói của người Việt, đã trở nên quen thuộc và là cái nền của tình cảm nhẹ nhàng, của cuộc sống bình yên. Hoàng Cầm trong bài thơ "Bên kia sông Đuống" đã thể hiện được nỗi đau thương, tức tưởi trước cảnh quê hương bị giày xéo dưới gót giày xâm lược bằng những nhịp điệu đứt quãng, rời rạc:
- Quê hương ta/ từ ngày khủng khiếp// Giặc kéo lên/ ngùn ngụt/ lửa hung tàn// Ruộng ta khô//
Nhà ta cháy//
Chó ngộ một đàn//
Lưỡi dài/ lê sắc máu//
Kiệt cùng/ ngõ thẳm/ bờ hoang//
Mẹ con/ đàn lợn âm dương//
Chia lìa/đôi ngả//
Đám cưới chuột/ đang tưng bừng/ rộn rã//
Bây giờ/ tan tác/ về đâu?// [Hoàng Cầm – Bên kia sông Đuống, 147, tr.219]
Nhà thơ Hoài Vũ thì lôi cuốn người đọc về miền quê thân yêu của mình bằng những nhịp điệu tha thiết, dạt dào tình yêu thương. Cái nền nhịp lẻ trong toàn bài thơ tạo sức sống mạnh mẽ, quyết liệt cho những tình cảm trong sáng và ý chí quyết tâm bảo vệ quê hương:
- Ơi Vàm Cỏ Đông!/ Ơi con sông//
Nước xanh biêng biếc/ chẳng thay dòng// Đuổi Pháp đi rồi,/ nay đuổi Mỹ//
Giặc đi đời giặc,/ sông càng trong...//

Vàm Cỏ Đông đây,/ ta quyết giữ//
Từng chiếc xuồng,/ tấm lưới,/ cây dầm//
Từng con người/ làm nên lịch sử//
Và dòng sông/ trong mát quanh năm// [Hoài Vũ – Vàm Cỏ Đông, 147, tr.664]
Những nhịp thơ ngắn, rắn rỏi tồn tại như như một cách phá vỡ sự nhịp nhàng đơn điệu để tạo tính đột xuất và thiết lập một sự hài hoà mới. Sẽ rất dễ tác động đến độc giả nếu một đoạn thơ, một câu thơ phần lớn thường gồm những nhịp ngắn hay bằng những tiếng có thanh điệu cao. Phan Bội Châu cũng đã sử dụng nhịp điệu khẩn trương, nhịp nhàng để đánh thức, để giục giã nhân dân:
- Dậy!/Dậy/ Dậy!//
(...) Đi cho êm/, đứng cho vững/ trụ cho gan//
Dây đoàn thể/ quyết/ ghe phen/ liên hiệp lại// [Phan Bội Châu – Bài ca chúc Tết thanh niên, 17, tr.547]
Và rõ ràng, nhịp điệu gấp rút là nhịp dành cho lời thúc giục, nên sức tác động của nó rất cao:
- Đi nhanh,/ đi nhanh//
Chiến trường/ đang giục//
Đầy núi,/ đầy sông//
Đèn ta/ đã mọc// [Chính Hữu – Ngọn đèn đứng gác, 147, tr.368]
Trong thơ cách mạng, nhịp thơ rất phong phú, đa dạng. Các nhà thơ sử dụng linh hoạt các kiểu diễn đạt sao cho khả năng chuyển tải đạt đến mức tối ưu. Thành công của lời kêu gọi trong bài thơ của Hồ Chí Minh ở chỗ nhà thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn các biến đổi linh loạt, cách mô phỏng nhịp điệu từ cuộc sống, và cả cách ngắt nhịp ngắn, tạo nên sức tác động mạnh đến người đọc:
- Ào,/ào,/ ào...// Ào,/ ào,/ ào...// Già nào//
Trẻ nào//
Lính nào//
Dân nào//
Đàn ông nào//
Đàn bà nào//
Kẻ có súng/ dùng súng// Kẻ có dao/ dùng dao// Kẻ có cuốc/ dùng cuốc// Người có cào/ dùng cào//

Thấy Tây/ cứ chém phứa//
Thấy Nhật/ cứ chặt nhào...// [Hồ Chí Minh – Bài ca du kích, tr.126]
Đoạn thơ, và cả bài thơ có nhịp điệu tăng dần, vươn dần lên cao điểm. Nó nhanh và mạnh mẽ như một cơn lốc, cuốn người đọc vào không khí sôi nổi, khẩn trương của những ngày toàn quốc kháng chiến nên nó có sức tác động mạnh đến người đọc. Trong xu hướng đó, càng về sau, các nhà thơ càng cố công làm cho nhịp thơ giãn nở, sáng tạo nên những biến nhịp, biến thanh bất thường, tạo nên những hiệu quả mới, sức sống mới cho thơ. Sự sáng tạo, phá cách về nhịp điệu trong nhiều trường hợp đã tạo ra những điểm nhấn nghệ thuật, tạo nên cảm giác mạnh mẽ trong lòng người khi đọc:
- Hòa bình về/ trong trái tim người// Như/ sự sống/ một lần trở lại//
Hòa bình /khởi công//
Hòa bình/ vùng dậy//
Hòa bình/ ấm no độc lập//
Hòa bình/ thống nhất/ muôn nơi// [Ngô Kha - Trường ca hòa bình, 187, tr.89]
Trong bầu không khí tiến công như vũ bão của cách mạng Việt Nam, nhiều bài thơ đã ra đời với những nhịp điệu sôi sục như vậy. Nhịp điệu bao trùm bài thơ là nhịp thở, nhịp tim của tuổi trẻ, của tất cả những người cầm tay súng tay đao hướng tới kẻ thù. Nhất là giữa những ngày tháng nóng bỏng chiến sự ấy, tác dụng kêu gọi, thúc giục của nó như càng mạnh thêm lên:
- Con sẽ vót nhọn thơ/ thành chông// Xuyên vào/ gan lũ giặc//
Con sẽ mài thơ/ như kiếm sắc// Chặt đầu/ văn nghệ/ tay sai//
(...) Trái tim con/ là rừng/ là núi// Là lúa/ là ngô/ là cam/ là bưởi// Là/ quá khứ,/ là/ tương lai//
Là/ khổ đau,/ là/ hạnh phúc//
Là/ đấu tranh,/ là/ bất khuất// [Trần Quang Long – Thưa Mẹ, trái tim, 103, tr.54]
Khi đọc thơ tự do, mặc dù số tiếng trong câu và số câu trong bài thơ dài ngắn đan xen, không theo khuôn khổ và mặc dù vị trí các vần được gieo cũng không cố định nhưng chúng ta vẫn nghe thấy chất thơ uyển chuyển, nhịp nhàng. Đó là nhờ sức mạnh của nhịp thơ. Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào, thi ca cũng hình

thành cho riêng mình nhạc tính như là một đặc trưng của thể loại mà "thậm chí khi lời, ý dở, nhà thơ vẫn quyến rũ người nghe bằng nhịp điệu và sự cân đối" [8, tr.119].
Bên cạnh đó, những thể thơ đều chữ (4 chữ, 5 chữ, 7 chữ hay 8 chữ), thơ lục bát có nhịp ngắt cân đối, đều đặn như vậy ngỡ như không có gì đặc biệt, nhưng thật ra nó cuốn người đọc vào cái nền nã, mềm mại, thanh thoát. Không phải cứ phải nhanh, mạnh mới tạo nên chấn động trong lòng người mà đôi khi những thanh âm dìu dặt, nhịp nhàng êm ái vẫn có sức cuốn hút của riêng mình:
- Nhớ bản sương giăng,/ nhớ đèo mây phủ// Nơi nào qua,/ lòng lại chẳng yêu thương?// Khi ta ở,/ chỉ là nơi đất ở//
Khi ta đi/ đất đã hóa tâm hồn!//
Anh bỗng nhớ em/ như đông về nhớ rét//
Tình yêu ta/ như cánh kiến hoa vàng//
Như xuân đến/ chim rừng lông trở biếc//
Tình yêu làm đất lạ/ hóa quê hương!// [Chế Lan Viên – Tiếng hát con tàu, 147, tr.878]
- Anh yêu em/ như anh yêu/ đất nước
Vất vả/ đau thương/ tươi thắm/ vô ngần//
Anh nhớ em/ mỗi bước đường/ em bước//
Mỗi tối anh nằm/ mỗi miếng anh ăn// [Nguyễn Đình Thi – Nhớ, 188, tr.720]
Nó cuốn người đọc bằng cái dạt dào, say sưa lay động của chất nhạc bên trong tâm hồn nhà thơ.
Tóm lại, sự hình thành nhịp cho mỗi bài thơ không hẳn phụ thuộc vào quy định nhịp của từng thể thơ mà tùy thuộc vào nhịp điệu của cảm xúc người sáng tác. Nhịp thơ chính là bản điện đồ nhịp sống và nhịp tâm hồn nên tính tương đối ổn định của nhịp trong từng thể loại thơ dễ bị phá vỡ, câu thơ thường xuyên đổi nhịp. Người làm thơ bao giờ cũng có ý thức cao về giá trị của nhịp và xem nhịp là bước đi của thơ. Nhịp điệu chậm rãi để kể, để tả, để ru hồn người, nhịp điệu nhanh, mạnh, dồn dập để giục giã, để lôi cuốn lòng người. Khi ý thức điều đó và tận dụng sức mạnh của nhịp, nhà thơ có thể dùng nhịp điệu của thơ như một phương tiện hữu hiệu để réo gọi độc giả, để cuốn độc giả vào thế giới cảm xúc của mình.

2.2.3 Vần thơ và âm điệu du dương, gợi cảm
Trong các yếu tố tạo nên nhạc tính cho thơ, vần góp phần không nhỏ. Vần trong thơ được tạo nên nhờ sự lặp lại các khuôn vần giữa các âm tiết trên các dòng thơ theo những quy luật phối âm nhất định và giữ vai trò liên kết các dòng thơ hay nhấn mạnh sự ngừng nhịp... Vần thơ có vai trò liên kết, nó khiến người ta quay trở lại với dòng thơ trước - nơi mà khuôn vần đã xuất hiện lần thứ nhất. Vần cũng là yếu tố tác động đến người đọc về mặt âm thanh bởi nó được gieo ở các tiếng cuối nhịp, lại là tiếng mang âm lượng nặng nhất và có trường độ dài nhất trong dòng thơ. Vì vậy, những âm tiết mang vần là trọng âm, là điểm nhấn nghệ thuật, là những tiếng thường được người đọc chú ý nhất khi đọc lên.
Ấn tượng mà vần đem đến cho người đọc là cảm giác khoan khoái, "hứng thú như ngậm âm nhạc trong miệng" [22, tr.284]. Đọc những câu thơ có vần, có điệu, người đọc cảm giác như đang hát, như đang hòa điệu cùng thơ. Tận dụng điều này, các nhà thơ thường vận dụng linh hoạt nhiều loại vần khác nhau trong tiếng Việt để tạo nên âm hưởng riêng cho thơ mình. Khi có nhu cầu tác động, vần cũng hiển nhiên trở thành phương tiện biểu đạt hiệu quả.
Phổ dụng nhất là hiệp vần chân và vần chính. Kiểu vần này có khả năng tạo nên độ vang vọng cao nhất cho thơ. Vần chính là hiện tượng hai âm tiết trùng nhau hoàn toàn phần vần: xa, ca, nhà, ta... Vần chân là hiệp ở các tiếng cuối dòng. Kết hợp hai kiểu vần này, độ hòa âm của bài thơ sẽ cao hơn, nhạc thơ giàu xúc cảm hơn và dễ tác động đến độc giả hơn:
- Chưa bán được một đồng
Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong
Bước cao thấp bên bờ tre hun hút
Có con cò trắng bay vùn vụt
Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu?
Mẹ ta lòng đói dạ sầu
Đường trơn mưa lạnh,mái đầu bạc phơ...[Hoàng Cầm - Bên kia sông Đuống, 147,
tr.221]
Chúng ta có vốn ngôn ngữ đơn âm nhưng đa thanh, nên câu thơ Việt của
chúng ta vừa cô đọng vừa giàu nhạc điệu. Ngôn ngữ thơ càng tinh vi, điêu luyện, có
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top