Download miễn phí Luận văn Tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tục ngữ Việt Nam từ 1975 đến nay





Một công trình nghiên cứu đềcập trực tiếp và chuyên sâu kỹnăng vận dụng tục ngữtrên báo
chí là bài viết “Vận dụng tục ngữ, thành ngữvà danh ngôn trên báo chí”(2004) của Nguyễn Đức
Dân. Theo tác giả, thành ngữ, tục ngữcó thểxuất hiện dưới nhiều dạng thức cho phù hợp với nội
dung bài báo và có thểvận dụng chúng vào báo chí với một sốcách thức: vận dụng nguyên dạng (bí
mật quân sựcủa NATO : cha chung không ai khóc?,.), thay yếu tốdựa trên nghĩa bóng và quá
trình hình thành nghĩa bóng của thành ngữ, tục ngữ(đất lành, doanh nghiệp.đậu,.), chuyển đổi từ
câu khẳng định sang câu chất vấn (nước xa có cứu đượclửa gần ?.), thay một hai từlàm thay đổi
quan hệcũ, tạo ra một quan hệmới (cái khó ló cái đầu tiên,.) và sửdụng các yếu tốcủa thành ngữ,
tục ngữchỉcòn là những thành phần riêng rẽtrong câu nhưng vẫn mang nghĩa biểu trưng nhưthành
ngữ, tục ngữgốc (sau một thời gian dài “lên voi”hắn không thểnghĩlà có lúc mình phải “xuống
chó”,.). Vềtục ngữ, ông cho rằng sựvận dụng tục ngữ được xem là khéo léo khi người viết giữ
được nhịp điệu, tiết tấu hài hòa của câu gốc và câu tục ngữsửdụng được cho cảnghĩa đen lẫn nghĩa
bóng. Việc vận dụng khéo léo nhưvậy sẽlàm cho bài báo thêm chuẩn xác và hấp dẫn. Có thểnói,
bài viết của Nguyễn Đức Dân đã trình bày khá cụthểcách thức sửdụng thành ngữ, tục ngữvào diễn
đạt báo chí và xem đây là một trong những kỹnăng quan trọng.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

trúc sóng đôi, tạo vần, ngắt nhịp kiểu tục
ngữ (ví dụ: “Vai ngàn cân, chân vạn dặm”, “Tìm khó mà học, tìm nhọc mà rèn”…). Có thể nói, đây
là công trình giới thiệu, miêu tả hệ thống, chi tiết về vấn đề tục ngữ mới trong thời đại ngày nay.
4.3.2Nhận xét:
Qua khảo sát 13 công trình nghiên cứu sự vận dụng tục ngữ trong văn học viết, chúng tui
nhận thấy các công trình không mâu thuẫn nhau mà bổ sung cho nhau, đã lý giải được hiệu quả sử
dụng tục ngữ giữa những văn bản thuộc các phong cách khác nhau mà nó có khả năng tham gia.
Bên cạnh đó, các tác giả cũng tìm hiểu, so sánh hiệu quả sử dụng tục ngữ giữa các nhà văn, nhà thơ,
thấy được dấu ấn cá nhân đậm nét trong phong cách sáng tác của từng người.
Các công trình nghiên cứu sự vận dụng tục ngữ qua báo chí đã phản ánh một thực tế hiện
nay là trên báo chí tục ngữ được sử dụng khá thường xuyên, linh hoạt, dưới nhiều dạng thức, trong
mọi thành tố của tác phẩm và đã tạo nên hiệu quả cho những bài báo.
Tục ngữ được nhân dân sáng tạo ra để sử dụng trong giao tiếp, vì vậy khảo sát sự vận dụng
tục ngữ không thể không khảo sát sự vận dụng của chúng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Thực tế,
chưa có công trình nào nghiên cứu việc sử dụng tục ngữ trong lời thoại hàng ngày ở một địa phương
cụ thể nhằm tìm ra những nét độc đáo trong lời ăn tiếng nói, mang đậm dấu ấn văn hóa vùng miền.
Đây là một công việc có ý nghĩa nhưng rất khó khăn, đòi hỏi phải có thời gian, phương tiện và cả
điều kiện để ghi nhận những trường hợp nói năng cụ thể. Muốn thực hiện được phải là một công
trình tập thể, khảo sát nhiều giới, nhiều lứa tuổi, nhiều địa bàn và cần có sự kiểm tra bằng các
phương tiện kỹ thuật để đảm bảo tính khách quan khoa học, tránh việc sáng tác tình huống của
chính người nghiên cứu.
Qua tìm hiểu, chúng tui nhận thấy có một số công trình nghiên cứu tục ngữ cải biên (6 công
trình), nhưng chưa có công trình nào tìm hiểu sự khác nhau giữa tục ngữ cải biên và dị bản tục ngữ.
Đây là một việc làm rất có ý nghĩa vì nó góp phần làm sáng tỏ đặc trưng của thể loại này. Vì vậy,
cần có những công trình nghiên cứu chuyên sâu.
4.4 Vấn đề mối quan hệ giữa tục ngữ với các thể loại văn học dân gian khác:.
4.4.1Tìm hiểu nội dung các công trình:
Tục ngữ là sản phẩm tinh thần chung của nhân dân lao động. Những kinh nghiệm sống, đấu
tranh, lối suy nghĩ dân tộc và những quan điểm tư tưởng đạo đức trong tục ngữ cũng thể hiện cả
trong các sáng tác dân gian khác. Tục ngữ còn là những lời nói súc tích, giàu hình tượng, mang
nhiều đặc điểm độc đáo của ngôn ngữ nhân dân, ngôn ngữ dân tộc. Vì thế giữa tục ngữ và các sáng
tác dân gian khác có mối liên quan rất chặt chẽ.
Phổ biến nhất là mối quan hệ rất mật thiết giữa tục ngữ với thơ ca trữ tình dân gian. Lý giải
vấn đề này, trong quyển “Tục ngữ với một số thể loại văn học” năm 1995), Trần Đức Các đã trình
bày sự tồn tại và chuyển hóa của tục ngữ trong ca dao dân ca. Theo tác giả, tục ngữ tham gia vào
câu thơ lục bát trong ca dao dân ca với một số lượng lớn và rất đa dạng, linh hoạt, đặc biệt nhất là
loại tục ngữ bốn chữ. Để minh họa cho vấn đề này, ông khảo sát các trường hợp tục ngữ 4 chữ có
khả năng tách ra lập thành những tập hợp từ để tham gia vào câu thơ lục bát một cách thoải mái,
không bị ràng buộc, gò bó. Tác giả còn tìm hiểu sự hình thành của tục ngữ bốn chữ trong ca dao,
dân ca. Chúng được hình thành từ quy luật lắp ghép tiếng đôi của ngôn ngữ Việt Nam. Sự hình
thành tục ngữ bốn chữ từ quy luật ghép tiếng đôi với tính cân xứng về âm thanh nhịp điệu, tính cô
đọng về ý đã làm cho tục ngữ bốn chữ dễ đi vào câu thơ lục bát trong ca dao dân ca và làm cho thơ
ca dân gian có lối diễn tả độc đáo.
- Tục ngữ 4 chữ tham gia vào câu lục: làm thành 4 chữ đầu của câu lục (“Kiến bò miệng
chén xoay vần”…); làm thành 4 chữ sau của câu lục (“Mặc ai một dạ hai lòng”…); câu tục ngữ tách
đôi từng cặp làm thành hai chữ đầu và hai chữ cuối của câu lục (“Ở hiền thì lại gặp lành”…); tách
đôi từng cặp làm thành hai chữ đầu, chữ thứ tư và chữ thứ năm của câu lục (“Mặc ai một dạ một
lòng”…); tách đôi từng cặp làm thành hai chữ đầu, chữ thứ 4 và chữ thứ 5 của câu lục (“Liệu cơm
mà gắp mắm ra”…); tách ba làm thành hai chữ đầu, chữ thứ 4 và chữ thứ sáu của câu lục (“Cơm
chẳng lành, canh chẳng ngon”…).
-Tục ngữ bốn chữ tham gia vào câu bát. Có các kiểu sau: làm thành 4 chữ đầu của câu bát
(“Rán sành ra mỡ em cho làm chồng”…); làm thành 4 chữ sau của câu bát (“Yêu nhau cũng thể
nàng dâu mẹ chồng”…); làm thành 4 chữ giữa của câu bát (“Bây giờ bẻ khóa trao chìa cho ai”…);
tách đôi từng cặp làm thành hai chữ đầu, chữ thứ 5,6 của câu bát (“Vợ người thì đẹp, văn mình thì
hay”…); tách đôi từng cặp làm thành chữ thứ ba, thứ tư và hai chữ cuối câu bát (“mấy đời dì ghẻ mà
thương con chồng”…).
Bên cạnh tục ngữ 4 chữ, Trần Đức Các còn nghiên cứu tục ngữ 5 chữ, 6 chữ tham gia vào
câu thơ lục bát với nhiều dạng khác nhau. Sau khi khảo sát các trường hợp trên, tác giả lý giải
nguyên nhân có sự tham gia của tục ngữ trong ca dao dân ca và ghi nhận tác dụng của chúng: “Tục
ngữ hoạt động trong thơ ca dân gian, nó hài hòa giữa triết lý dân gian với tính trữ tình dân gian. Nó
góp phần thúc đẩy sự phát triển của thơ ca về mặt nội dung cũng như hình thức diễn đạt. Chính tục
ngữ trong quá trình vận động tự thân của nó đã góp phần tạo nên sự hình thành câu thơ truyền thống
của dân tộc- thể thơ lục bát”.[10, 91].
Tác giả còn nghiên cứu tục ngữ với truyền thuyết dân gian nhằm góp phần làm sáng tỏ sự tồn
tại và chuyển hóa lẫn nhau giữa bản thân câu tục ngữ với truyền thuyết trong đời sống nhân dân.
Ông cho rằng tục ngữ có khi liên quan trực tiếp, có khi liên quan gián tiếp đến truyền thuyết anh
hùng. Sự liên quan đó rất đa dạng, thể hiện trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Để minh chứng cho
nhận định trên, người viết tìm hiểu một số câu tục ngữ, cụ thể câu “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê
Lợi” gắn với truyền thuyết Lê Lai liều mình cứu chúa, câu “Đít Lý Râu, đầu Án Cộng” gắn với
truyền thuyết ông Lý Chắm giúp dân thoát nạn cống sâm cầm, câu “Lệnh ông, cồng bà” gắn liền với
truyền thuyết về bà Triệu, tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam anh hùng trong đấu tranh
chống giặc ngoại xâm…Theo tác giả: “Tục ngữ đã khái quát được truyện cổ dân gian ở dạng cô đúc
nhất, nó nắm bắt được “cái thần” của nội dung câu chuyện hay là cái cốt lõi, cái cơ bản của truyện
dân gian. Tục ngữ là hướng gợi mở, dọi đường cho chúng ta lần ngược dòng thời gian để nghiên
cứu các truyện cổ dân gian nói chung, truyền thuyết dân gian nói riêng vì ở truyền thuyết câu
chuyện ít nhiều gắn liền với các sự kiện lịch sử và thể hiện rõ nhất trong...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
W Tìm hiểu những chấn thương xoang hàm và gò má nếu không được điều trị sớm và đúng, có thể để lại di Luận văn Kinh tế 0
N Tìm hiểu những nguyên nhân, đưa ra cách khắc phục những hạn chế đang tồn tại sau khi cổ phần hoá Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu hoạt động phát hành tiền của Ngân hàng Nhà nước hiện nay và những cơ sở pháp lý để thực hiệ Luận văn Kinh tế 1
T Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Trạm và những định hướng trong tương lai Luận văn Kinh tế 0
A Những kiến thức đã tìm hiểu được trong thời gian thực tập tổng hợp - Thực trạng các Website đã và đa Luận văn Kinh tế 0
P Tìm hiểu bản chất của thuế giá trị gia tăng, đánh giá tình hình thực hiện ở Việt Nam trong những năm Luận văn Kinh tế 0
V Tìm hiểu về những phương thức huy động vốn, các kênh huy động vốn mà các công ty vừa và nhỏ Luận văn Kinh tế 0
C Tìm hiểu những kết quả mà các điều kiện kinh tế Trung Quốc đạt được Luận văn Kinh tế 0
L Tìm hiểu những nội dung chính trong tác phẩm Mạnh Tử và ảnh hưởng của nó đối với lịch sử tư tưởng Vi Kinh tế chính trị 0
L Tìm hiểu những biểu hiện về cái cao cả trong tư tưởng Nguyễn Trãi Kinh tế chính trị 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top