future_ocean007

New Member

Download miễn phí Luận văn Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du





Người Việt rất coi trọng là “sống có nhà, thác có mồ”, dù giàu sang hay nghèo khó, người
sống cũng phải có nhà để ởcòn người chết phải có mồchôn thây. Từthuởxa xưa, ông cha ta từng
dặn con cháu hậu thế, phàm ở đời thì điều cần thiết là phải “an cưlạc nghiệp”, phải làm được ba
việc đại sự: lập sựnghiệp, làm nhà và kết hôn. Đối với người lúc từgiã cõi trần thì phải lo cho được
“mồyên mả đẹp”. Nhưvậy, “nhà” hay “mồ” đều là không gian có “mái che” quan trọng nhất của
đời người mà không có nó thì không được. Nhà của người chết gọi là mồma. Đây là không gian ở
của Đạm Tiên được Nguyễn Du mô tả:
“Hàn gia ởmé tây thiên,
Dưới dòng nước chảy bên trên có cầu”



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


mối quan hệ giữa thực tại trần thế và thực tại vũ trụ (chữ dùng của Trần Nho Thìn). Theo đó, nhân
vật được thể hiện trong các tác phẩm văn học nói chung và văn học trung đại nói riêng không phải
chỉ có con người mà tất cả những cái gì hiện hữu trên thế gian này: người sống, người chết, thần
tiên ma quỉ, động vật, thực vật... Cho nên có thể qui chiếu “thế giới hiện thực của tác phẩm văn học
phương Đông là bao gồm cõi trời - cõi đất – cõi âm” [34, tr.31].
Như thế, cho thấy đây là thế giới hoàn toàn khác với thế giới mà con người đang sống. Thế
giới “âm phủ” được lập đi lập lại 7 lần, nói đến danh từ “chết” 14 lần, chữ “hồn” thì nhiều vô kể,
thế giới này ám ảnh Nguyễn Du. Trong thế giới của sự sống thì cái chết rất đáng sợ và phải chăng
chính trong Nguyễn cũng lẫn khuất ý niệm về cái chết? Cái chết bí ẩn luôn làm cho con người phải
lo sợ, không dám đối mặt với nó nhưng vẫn muốn tìm hiểu về nó. Ai biết biết nghĩ về cái chết cũng
chính là đang ý thức cuộc sống ngắn ngủi tạm bợ này, để từ đó sống tốt hơn, trân trọng hơn những
phút giây hiện tại. Đấy chính là cơ sở để cho Nguyễn Du trăn trở, bận tâm trước thế thái nhân tình.
Đâu đó trong cuộc sống hiện tại vẫn có không ít cảnh tượng đau lòng xảy ra với con người.
Nhất là khi họ chứng kiến cảnh người thân của mình ra đi một cách tức tưởi không lời trối trăng, họ
đã quằn quại trong nỗi đau khôn tả như trăm nghìn mũi nhọn cứa vào tim can mà thống thiết hỏi
người hỏi trời, để rồi trả lời họ chỉ có những giọt nước mắt lăn dài trên đôi gò má của những người
chung quanh. Vì thế, viết Văn chiêu hồn Nguyễn Du đâu chỉ phản ánh mỗi cuộc đời dâu bể trong
thời đại của nhà thơ mà mở rộng hơn, đó là một sự phản ánh khá chính xác về kiếp người vô
thường. Cho nên đến tận bây giờ, khi khoa học đã phát triển, khi đời sống vật chất đã được cải
thiện, và cả khi trình độ dân trí đã tăng cao nhưng tuyệt nhiên trong sâu thẳm hồn người vẫn có một
niềm tin tâm linh mãnh liệt về thế giới bên kia, về những linh hồn sống khôn thác thiêng.
Nguyễn Du - cây bút thần Hồng Lĩnh đã dẫn dắt từng chữ của Nho, Phật, Lão tìm về đời
sống, thoả hiệp với những khát khao trần thế đầy nhân bản, để cho những năng lượng cảm xúc, tâm
linh trong đời sống dồn nén vào vỏ chữ, làm thành hồn vía nhân văn (bóng ma chữ) của những chữ
vốn khô khan, cụ thể.
2.4. Mồ mả, tha ma
Người Việt rất coi trọng là “sống có nhà, thác có mồ”, dù giàu sang hay cùng kiệt khó, người
sống cũng phải có nhà để ở còn người chết phải có mồ chôn thây. Từ thuở xa xưa, ông cha ta từng
dặn con cháu hậu thế, phàm ở đời thì điều cần thiết là phải “an cư lạc nghiệp”, phải làm được ba
việc đại sự: lập sự nghiệp, làm nhà và kết hôn. Đối với người lúc từ giã cõi trần thì phải lo cho được
“mồ yên mả đẹp”. Như vậy, “nhà” hay “mồ” đều là không gian có “mái che” quan trọng nhất của
đời người mà không có nó thì không được. Nhà của người chết gọi là mồ ma. Đây là không gian ở
của Đạm Tiên được Nguyễn Du mô tả:
“Hàn gia ở mé tây thiên,
Dưới dòng nước chảy bên trên có cầu”
Nói về khía cạnh này, GS.TS Lê Thu Yến cho rằng đây là “loại không gian có mái che
nhưng khác với nhà cửa, nó vừa rộng hơn vừa hẹp hơn. Rộng hơn là vì thông qua mồ mả còn có sự
thăng hoa tới một đỉnh trời nào đó. Còn hẹp hơn là do kích thước đã thấy rõ ràng. Một điểm khác
nữa, tuy cả hai cùng là mái che nhưng nhà là mái che của người sống, còn mồ mả là mái che của
người chết”[104, tr.151].
Mồ mã là nơi yên nghĩ cuối cùng của người sống, của tổ tiên. Nó tồn tại từ đời này sang đời
khác cùng với con cháu. Cùng với việc thờ cúng, mồ mả là biểu tượng thiêng liêng mà bất cứ ai
cũng phải kính trọng. Việc chăm sóc chu đáo, kĩ lưỡng mồ mả của người chết một phần thể hiện ý
thức trách nhiệm của người sống đối với người đã khuất nêu cao truyền thống “uống nước nhớ
nguồn” của dân tộc ta, một phần củng cố khẳng định niềm tin thiêng liêng về tổ tiên ông bà, người
thân quá cố vẫn còn bên cạnh con cháu. Và một phần nữa, việc làm này cốt để thỏa mãn đời sống
tâm linh của mỗi con người. Vì vậy mỗi khi trong gia đình có chuyện gì xảy ra, người ta vẫn nói
“động mồ động mã” hay “giữ như giữ mã tổ”. Cho nên đối với người dương thế, âm phần rất thiêng.
Mồ mã gắn liền với “nghĩa địa”, “tha ma”. Tục xưa, chủ yếu là thổ táng, quan tài người chết
đa phần được đem chôn ở một phần đất dành cho người chết gọi là bãi tha ma hay nghĩa địa. Hầu
hết mỗi một làng quê đều dành một khoảng đất trống cho việc chôn cất người chết. Nhưng sự đời
dâu bể, nào có phải ai cũng được chôn cất đàng hoàng, tử tế? Người có thân nhân, gia quyến thì mồ
còn yên, mả còn đẹp song những kẻ không người thân thích, khi chết đi, hồn chỉ biết làm bạn với
gió mây. Song nhìn chung nơi đây, có những ngôi mộ cũ xưa cũng có những ngôi mộ mới chôn,
nấm dài, cỏ chưa mọc, cũng có những nấm đất vùi nông sơ sài, nhìn kĩ mới phát hiện đó… Ngoài
ra, gọi là tha ma, nghĩa địa vì nơi đó có hàng trăm, hàng vạn người chết cùng lúc vì chiến tranh,
thiên tai, lũ lụt, động đất… Những cái chết thảm thiết, oan khốc như vậy thì mái che – nấm mồ với họ
mà nói là nỗi buồn tủi, ai hoài.
Không gian này hiện rõ trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn. Nếu phần mở đầu của thiên
tuyệt tác Truyện Kiều là không gian du xuân của ba chị em Thúy Kiều gắn liền không gian của mồ
mả, tha ma, nghĩa địa
-“Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
-“Sè sè nấm đất bên đàng,
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”
thì khúc dạo đầu của Văn chiêu hồn lại là không khí ảm đạm, hiu hắt của tiết trời tháng bảy hòa
quyện đặc quánh với sắc màu ma quái, thê lương tê lạnh đến não người được phả ra từ đám xương
khô của hàng ngàn, hàng vạn ngôi mộ hoang.
“Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may lạnh buốt xương khô
Não người thay bấy chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng.”
Khi đọc Văn chiêu hồn, Xuân Diệu đã nhận xét “Trong nền văn học Việt Nam ta từ trước, có
một tác phẩm rất độc đáo về đề tài, hầu như là duy nhất, nói đến những người chết, nói đến cái chết
dưới trăm hình thế, chưa có bài thơ nào mà tập trung nói đến những hồn người nhiều như
vậy…”[11, tr.991].
Cái chết đến với con người thật là bi thiết!
Nếu trong Truyện Kiều, hình ảnh mồ mả, gò đống xuất hiện 9 lần, âm phủ 7 lần thì với Văn
chiêu hồn, bản thân tác phẩm là một không gian hoang tàn, đổ nát, chất đầy xương khô. Với Truyện
Kiều, Nguyễn Du không chỉ đề cập cụ thể một nấm mộ của Đạm Tiên, mà còn ghi nhận đâu đâu
cũng thấy mồ mả, gò đống ngổn ngang, còn Văn chiêu hồn lại khái quát làn khí âm nồng nặc, bi
thương của tha ma, nghĩa địa với đầy rẫy kiểu chết, kiểu...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top