dth_75

New Member

Download miễn phí Luận văn Đặc điểm truyện thơ trữ tình Mường





MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. Tổng quan về tộc người Mường và truyện thơ
trữ tình Mường 9
1.1. Vài nét về tộc người Mường 9
1.1.1. Quá trình hình thành dân tộc Mường 9
1.1.2. Nền kinh tế - xã hội - văn hóa Mường 12
1.2. Giới thiệu chung về truyện thơ tr?tình Mu?ng 21
1.2.1. V?nền văn học dân gian Mường 21
1.2.2. V?truyện thơ trữ tình Mường 24
1.2.3. Các truyện thơ trữ tình Mường được khảo sát 29
Chương 2. Đặc điểm nội dung của truyện thơ trữ tình Mường 39
2.1. Truyện thơ trữ tình Mường phản ánh bức tranh
hiện thực Mường 39
2.1.1. Ca ngợi xứ sở Mường giàu đẹp, trù phú 39
2.1.2. Sự bóc lột, áp bức của chế độ lang đạo Mường 42
2.1.3. Cuộc sống xa hoa của tầng lớp lang đạo Mường 46
2.1.4. Tư tưởng trọng nam khinh nữ 50
2.1.5. Quyền thế cha mẹ trong tình yêu con trẻ 56
2.1.6. Một số phong tục, tập quán Mường 62
2.2. Truyện thơ trữ tình Mường mang đậm giá trị nhân đạo, nhân văn 65
2.2.1. Ca ngợi những con người nhân ái 65
2.2.2. Những mối tình cao đẹp 71
Chương 3. Đặc điểm nghệ thuật của truyện thơ trữ tình Mường 91
3.1. Cốt truyện truyện thơ trữ tình Mường 91
3.1.1. Sự hình thành cốt truyện 91
3.1.2. Mô hình cốt truyện 98
3.1.3. Một số môtip thường gặp trong cốt truyện 104
3.2. Nhân vật truyện thơ trữ tình Mường 112
3.2.1. Nhân vật nữ chính 115
3.2.2. Nhân vật nam chính 122
3.3. Ngôn ngữ truyện thơ trữ tình Mường 125
3.3.1. Các biện pháp tu từ nổi bật 125
3.3.2. Các nhóm dòng thơ chức năng 130
3.3.3. Ý nghĩa các con số trong truyện thơ trữ tình Mường 141
KẾT LUẬN 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO 153



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ôtip biến hóa thành hai ngôi sao ở hai bên bờ sông Ngân.
Trong truyện thơ Bióoc Lả (Tày), Bióoc Lả bị cha mẹ ép gả cho người
mình không yêu, phải chia tay với người tình. Nàng ăn lá ngón để tự tử.
Nhưng sau khi chết, nàng lại “hóa kiếp” thành một loài hoa sắc vàng nở
muộn. Trong truyện này có sự kết hợp giữa hai môtip “ăn lá ngón tự tử” và
“hóa kiếp”. Bióoc Lả không tìm được hạnh phúc ở thế giới trần gian, nàng
chết đi. Nhưng “bù lại”, sự hóa kiếp của nàng là kéo dài sự sống ở một dạng
khác để tiếp tục lên án xã hội. Theo quan niệm “vạn vật hữu linh” của người
Tày: con người có thể sống qua nhiều kiếp, mỗi kiếp tồn tại ở một dạng khác
nhau.
Truyện thơ “Nhân Lăng” (Tày), đoạn kết thúc có nhiều tình tiết độc đáo.
Vì tiếc của, Thách Sùng chết hóa thành con “bám tường”. Vợ cả hắn chết hóa
thành chim bìm bịp chui lẩn trong bụi. Vợ lẽ chết hóa thành chim thước, ngày
đêm kêu “thắc mắc, thắc mắc” trong rừng. Truyện thơ Nhân Lăng sử dụng
type truyện về Thạch Sùng kết hơp với môtip “hóa kiếp” (cho hai mụ vợ) cốt
thể hiện mơ ước về một xã hội công bằng cho những người nghèo.
Môtip “hóa kiếp” nhằm giải thích một số hiện tượng tự nhiên trong đời
sống. Qua đó tác giả dân gian muốn xoa dịu những đau đớn, chua xót, phiền
muộn mà nhân vật từng nếm trải. Môtip “biến hóa” đền bù xứng đáng cho
nhân vật ở một dạng tồn tại khác, một thế giới vĩnh hằng và trường tồn, chỉ có
ở đó nhân vật có thể thực hiện được những nguyện vọng chính đáng của
mình.
3.1.3.3. Môtip “ giả trai”.
Trong truyện thơ “Út Lót - Hồ Liêu”, Út Lót “giả trai” lên kinh chầu vua.
Môtip “giả trai” ít được sử dụng trong truyện thơ các dân tộc. Môtip này chủ
yếu được truyện Nôm vận dụng khá nhiều. Ở truyện “Phương Hoa”, nàng
Phương Hoa “giả trai” lấy tên Cảnh Yên đi thi, đậu trạng nguyên, được gặp
vua và nàng đã tố cáo tội ác của tên Tào trung úy, giải oan cho gia đình
chồng. Ngoài ra còn có các truyện “Nữ tú tài”, “Lương Sơn Bá - Chúc Anh
Đài” cũng sử dụng môtip “giả trai”. Tuy vậy, truyện “Hoàng Trừu” lại sử
dụng môtip “giả gái”. Hoàng tử Trung Quốc tên là Hoàng Trừu vì muốn kén
chọn ý trung nhân nên đã “giả gái”.
Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ không được tôn trọng. Họ không
được sự ủng hộ của xã hội, đặc biệt là của giai cấp thống trị. Môtip “giả trai”
được vận dụng vào truyện thơ như là một minh chứng hùng hồn về tài năng,
phẩm chất và trí tuệ của những người phụ nữ. Trong truyện thơ người phụ nữ
không hề thua kém nam giới, thậm chí còn nổi trội hơn, như Út Lót, nàng
Nga, Phương Hoa… Những người dân lao động chính là những người phán
quyết công bằng nhất. Họ đã bênh vực thân phận người phụ nữ, tìm ra một vị
thế xứng đáng trong truyện thơ, có thể ở ngoài đời thực thì rất khó.
3.1.3.4. Môtip “Sự chênh lệch gia cảnh”.
Trong kho tàng truyện cổ tích Mường, các truyện “Piêng và Vuôn”, “Đố
bay ghét chúng tao”, “Sự tích ống sáo ôi” sử dụng môtip “sự chênh lệch gia
cảnh”. Thường là chàng trai cùng kiệt yêu cô gái nhà giàu hay con lang. Tình
yêu của họ bị ngăn trở bởi thế lực của bố mẹ. Kết cục đôi trai gái được hạnh
phúc hay cả hai tìm đến cái chết.
Môtip “sự chênh lệch gia cảnh” trong truyện cổ Mường được truyện thơ
“Nàng Ờm - Bồng Hương” khai thác triệt để. Vì Bồng Hương cùng kiệt nên
không được sự đồng tình của cha mẹ Ờm. Ở truyện thơ Tiễn dặn người yêu
(Thái) cũng sử dụng môtip này, cuối cùng đôi trai gái yêu nhau vẫn tái hợp.
3.1.3.5. Môtip “thi tài”.
Môtip này có trong nhiều truyện cổ các dân tộc: môtip thi tài chọn người
tài giỏi, môtip thi tài kén phò mã… Trong truyện thơ “Út Lót - Hồ Liêu”
(Mường), đạo Tu Liêng tổ chức “thi tài” cho ba cô con gái, xem ai là người
thông minh, sắc sảo hơn người. Ông cho các con ngậm giấy. Chị cả nhả ra
giấy ướt nhèm, cô hai ngậm giấy ướt còn một nửa, chỉ có giấy của Út Lót
không bị ướt.
Môtip “thi tài” cũng được truyện thơ các dân tộc khai thác. Chẳng hạn
như : Truyện thơ Kim Quế (Tày), Chúa Ba phải trải qua ba cuộc thi nấu cỗ,
may áo, vợ đẹp với hai hoàng tử anh. Cả ba lần Chúa Ba đều thắng nhờ có vợ
là Kim Quế - một nàng tiên đội lốt khỉ.
Trong truyện cổ tích của các dân tộc đều có môtip này: Nàng Út ống tre,
Lấy vợ cóc (Kinh)… Đây là luật bội tam của truyện cổ - trong đó số lần thi ít
nhất là ba, cuộc thi diễn ra ít nhất là ba người, người chiến thắng bao giờ cũng
là đứa thứ ba - em út.
Truyện thơ vận dụng môtip “thi tài” nhằm đề cao vai trò của những con
người thông minh, mưu trí. Họ ứng phó tốt, nhanh nhạy với hoàn cảnh thực
tế. Môtip “thi tài” có sự kết hợp với kiểu “người em út” trong truyện cổ tích.
Việc vận dụng kiểu truyện người em út vào truyện thơ nhằm giành lại quyền
lợi cho người em út.
3.1.3.6. Môtip “thử thách”.
Môtip “thử thách” được sử dụng nhiều trong truyện cổ Mường. Truyện
“Nàng sao Ả sáng” vua Lang mường trời thách cưới là thứ quí hiếm: tim gan
thú và cá. Truyện “Chàng Khọ” nhà Lang có hẳn bài ca thách cưới. Truyện
“Chàng Ẻ Tăng” người bố vợ thử thách Ẻ Tăng phải nhận ra đúng con đường
vợ làm và mâm cơm vợ dọn mới được chung sống. Trong truyện thơ “Út Lót
- Hồ Liêu”, vua nghi ngờ đạo Mường Đẹ là gái, nên đưa ra “thử thách”:
“Đạo Mường Đẹ đi đánh cá cho được nhiều con,
Đạo Hồ Liêu hái rau vay non cho được nhiều lá”[105, tr. 325]
Môtip “thử thách” được vận dụng vào truyện thơ và truyện cổ nhằm đề
cao trí thông minh, sự nhanh nhẹn ứng phó trước tình huống khó khăn, nan
giải nhất của những con người lao động chân chính.
3.1.3.7. Môtip “Gặp nhau trong tư thế khỏa thân”.
Trong truyện thơ “Vườn hoa núi Cối”, anh Va, Khói nghe đồn về sắc đẹp
của nàng Thờm, Tiên. Hai anh gặp hai nàng đang trong tư thế khỏa thân.
Môtip “gặp nhau trong tư thế khỏa thân” thường được truyện cổ các dân tộc
khai thác. Ở truyện Chử Đồng Tử (Kinh), công chúa Tiên Dung vây màn tắm
trên bãi cát. Không ngờ Chử Đồng Tử đang vùi mình dưới cát để trốn. Tiên
Dung cho đây là duyên trời xe kết nên nàng tình nguyện làm vợ Chử Đồng
Tử. Trong truyện Lấy vợ Tiên (Mường), chàng mồ côi tắm gặp tiên. Hai
người đã gá nghĩa vợ chồng.
Theo nhận xét của Đặng Thái Thuyên “Môtip “trai gái gặp nhau ơ tư thế
khỏa thân” là môtip mang bản sắc văn hóa cộng đồng Mường - Việt” [106, tr.
104]. Chúng ta có thể tìm thấy mối quan hệ Mường - Việt trên cơ sở đi sâu
vào những yếu tố văn hóa chung và yếu tố văn hóa không ngừng tương tác
diễn ra trong lịch sử, cụ thể là ở sử thi “Đẻ đất đẻ nước”.
Các môtip chính là các nút thắt tạo nên những bước ngoặt quan trọng
trong cuộc đời nhân vật truyện thơ. Là sự chuyển biến về tâm trạng, là những
giây phút đấu tranh về tâm lý của nhân vật, để từ đó tạo nên cá tính riêng cho
mỗi nhân vật. Việc vậ...
 
Top