Godfrey

New Member

Download miễn phí Đề tài Lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ của mình





Trong cuộc sống của chúng ta không ai mà không mắc những sai lầm. Có những sai lầm thì sau đó được sửa chữa và trở nên bình thường. Nhưng có những sai lầm sau khi khắc phục rồi nó vẫn còn để lại “một vết sẹo” mà khó có thể phai mờ được. Và chúng ta phải nhận thức được rằng “vết sẹo” mà mình đã gây ra đối với đấng sinh thành là đáng trách nhất. Đôi khi sẽ là quá muộn màng nếu khi thức tỉnh ra nhưng người cha người mẹ đã không còn nữa để chúng ta làm một cái gì đó, dù chỉ là một lời xin lỗi.
Trong cuộc sống, nhân cách là cái vô giá. Sống ngày nào thì ta phải rèn ngày ấy để nhân cách được tươi sáng hơn. Đó là những gì mà bất cứ người cha mẹ nào trên thế giới muốn để lại cho những đứa con của mình dù giàu hay nghèo thì “nhân cách vẫn là cái quý giá nhất của con người”.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

con khóc vì đau, lần này mẹ đánh con ít, ngọn roi nhẹ tuy ít đau nhưng con biết sức mẹ đã yếu nên nghĩ vậy mà con đau lòng”.
Đời con càng trở nên trống vắng lạc lõng vô cùng nếu như một ngày kia cha mẹ vĩnh viễn ra đi, bỏ lại thân xác trong nấm mồ cô đơn lạnh lẽo. Lúc đó, lòng con lại dâng trào một nỗi buồn mênh mông sâu lắng:
“Thấy bơ vơ lạc lõng dấy trong lòng
Khi chợt nhớ mẹ già không còn nữa”.
Ân nghĩa sâu nặng của cha mẹ có thể kết thành những vần thơ tuyệt tác nhất. Và rồi hạnh hiếu được xem là một đức tính còn đẹp nhất để có thể thẩm định giá trị một con người trong lịch sử tồn sinh của nhân loại từ cổ chí kim từ Đông sang Tây. Đức Phật đã nhiều lần tuyên bố rằng: “Tâm hiếu là tâm phật, hạnh hiếu là hạnh phật”. Ngài đã tự mình là một tấm gương hạnh hiếu sáng ngời và Ngài dạy rằng hạnh hiếu là cội rễ của mỗi điều thiện. Trong kinh Nhẫn Nhục, Phật dạy rằng: “Điều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cùng cực là bất hiếu”. Kinh Tứ Thập Nhị Chương cũng nói: “Phàm người thờ quỉ thần, không bằng phụ thờ cha mẹ, cha mẹ là vị thần tối thượng”. Lời dạy của Đức Phật về hạnh hiếu trong nhiều kinh tập trung về hai điều chính, nếu cha mẹ còn hiện đời thì con phải chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, khuyến hóa cha mẹ tu tập theo chính pháp để đạt được an lạc giải thoát. Nếu cha mẹ đã lìa đời, người con cần tu tập các thiện nghiệp để hồi hướng công đức cho hương linh cha mẹ. Trang Tử khi nhớ đến cha mẹ thì lòng ngậm ngùi. Khổng tử có hơn ba ngàn đệ tử mà chỉ khen thầy Mẫn Tử: “Chí hiếu thầy Mẫn Tử Khiên”. Qua đây chúng ta thấy rằng chữ hiếu là một nguyên tắc đạo đức lâu đời của phương Đông nói chung và ở Việt Nam chúng ta nói riêng.
2. Phận làm con chúng ta báo hiếu cha mẹ như thế nào đây?
Cha mẹ đã đánh đổi cả cuộc đời mình, chỉ mong cho con cái thành người. Niềm vui, niềm hạnh phúc và tự hào của cha mẹ là nhìn thấy sự thành công của con cái. Cho dù có phải vì con mà vất vả lao đao, cha mẹ vẫn không sờn lòng. Cho dù có vì con mà cha mẹ phải hao gầy, cha mẹ vẫn vui khi nhìn thấy con cái lớn khôn mỗi ngày. Sự hy sinh cho con cái chỉ là những biểu hiện có giới hạn xuất phát từ lòng thương yêu vô hạn . Chính vì lòng thương yêu của cha mẹ đối với con cái là vô hạn , nên chúng ta không thể đáp đền nổi . Cho dù người con thực hành các công đức lớn lao như thế nào đi chăng nữa thì cũng không trả được ân đức của cha mẹ . Bởi vì người con có làm gì đi nữa , thì lòng của người con đối với cha mẹ không thể sánh được lòng của cha mẹ đối với con cái , đúng như ca dao nước ta có câu : “Mẹ thương con biển hồ lai láng , con thương mẹ tính tháng tính ngày”.
Vì vậy, khi đề cập đến công ơn cha mẹ là dựa vào tâm thức của người con đối với cha mẹ có giới hạn . Điều đó là một quy luật tâm lý muôn đời . Chính nhờ ơn cha nghĩa mẹ cao dày như thế, chúng ta những người con cần dặn lòng:
“Trải bao gian khổ không sờn,
Muôn đời con vẫn nhớ ơn mẹ hiền”.
Sự nhớ ơn không phải để nói bâng quơ nhưng cần thể hiện bằng cả một tấm lòng ưu ái nhất, luôn lo lắng, quan tâm chăm sóc cha mẹ khi đã về già:
“Ai về tui gửi buồng cau,
Buồng trước kính Mẹ, buồng sau kính Thầy.
Ai về tui gửi đôi giầy,
Phòng khi mưa gió để Thầy Mẹ đi”. 
Trong Nhị Thập Tứ Hiếu ta bắt gặp hình ảnh cậu bé nhà cùng kiệt nhưng vẫn thể hiện được đạo hiếu. Ngô Mãnh lên tám, nhà cùng kiệt không có màn. Thương cha mẹ bị muỗi cắn; đêm đêm Ngô Mãnh thường cởi áo nằm trần để dụ muỗi. Mặc cho muỗi chít cậu bé không dám đuổi vì sợ đuổi muỗi đi thì chúng bay sang hút máu cha mẹ:
“Đêm hè không màn trướng
Muỗi nhiều chẳng dám nao
Mặc bay no máu mỡ
Đừng đốt cha mẹ tao”
Hạnh Hiếu không chỉ thể hiện ở những người thường dân mà còn đến những vị vua anh quân để lại tấm gương sáng cho mọi người. Vào triều đại nhà Hán có vua là Hán Văn Đế từ xưa đến giờ ông đối với mẹ rất là hiếu thảo. Sau khi vua lên ngôi thì mẹ vua lâm bệnh nặng. Hằng ngày, ngoài giờ thiết triều nhà vua luôn ở bên cạnh mẹ để chăm sóc. Khi những người hầu đem thuốc đến, nhà vua nhất định tự mình nếm trước rồi mới dâng mẹ uống. Mẹ của vua nhìn thấy vậy rất đau lòng khuyên vua đi nghỉ để những người hầu chăm sóc. Nhà vua liền quỳ xuống thưa với mẹ: “Nếu như con không thể hầu mẹ khi còn sống, tự con không làm những việc nhỏ cho mẹ. Biết khi nào con mới có cơ hội báo đáp ân dưỡng của mẹ?”
Và rồi trong cuộc sống đâu phải mình muốn là được. Có những điều muốn làm nhưng lại không có cơ hội để làm. Như người con gái xa quê đã tiếc nuối khi không thể chăm sóc cha mẹ.
“Chim đa đa đậu nhánh đa đa,
Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu, mẹ già.
Bát cơm đôi đũa, kỹ trà ai dâng?”
Đó chính là đạo hiếu đã ăn sâu trong tâm thức người Việt Nam chúng ta. Đạo hiếu luôn đòi buộc phận làm con phải biết sống sao cho vuông tròn ân nghĩa mẹ cha. Cho dù dòng đời có những đổi thay của làn sóng văn hóa Châu Âu hay Châu Mỹ, thì vẫn không thể phai nhòa chữ hiếu trong tâm thức của người Việt Nam. Cho dù cuộc đời có nhiều thay đổi của những xu thế thực dụng, hay những trào lưu văn hóa ngoại lai, thì người Việt Nam vẫn phải để hai chữ hiếu thảo làm đầu:
“Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá,
Ngó ra ngoài biển, thấy cặp cá đang đua,
Đi về lập miếu thờ Vua,
Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha”. 
Ngày Mồng Hai Tết là dịp để con cháu chúng ta sống trọn chữ hiếu với mẹ cha của mình. Chữ hiếu được thể hiện qua những món quà chúng ta dâng tặng mẹ cha được lồng ép vào đó cả một tình con thảo hiếu. Đây cũng là ngày hội vui của đại gia đình. Ai cũng mong ngày tết được đoàn tụ bên gia đình. Ai cũng mong đón nhận những giờ phút linh thiêng nhất của ngày đầu năm bên cha mẹ ông bà.
Thế nhưng, chữ hiếu không chỉ dừng lại nơi những ngày Tết mới bộc lộ ra mà còn phải dàn trải trong suốt tháng năm sống bên cha mẹ. Hãy sống sao cho tròn chữ hiếu. Nếu những ai có cha mẹ còn trẻ hãy Thank cuộc đời này vì chúng ta có một thành trì vững chắc để tựa nương. Nếu những ai cha mẹ đã già nua thì đừng xem thường và coi họ như gánh nặng. Hãy nói với cha mẹ chúng ta bằng những lời khiêm tốn, lịch sự đừng cáu gắt với tuổi già. Hãy ôn tồn vì chính họ cũng từng kiên nhẫn với tuổi thơ chúng ta, đã không quản mưa nắng, mệt nhọc, thức khuya dạy sớm vì tuổi thơ chúng ta. Xin đừng ai phụ ơn nghĩa mẹ cha. Hãy sống sao cho đúng phận làm con, vì:
“Nếu mình hiếu với mẹ cha
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì.
Nếu mình ăn ở vô nghì
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công”.
Lễ hội Bông Hồng Cài Áo trong ngày Vu Lan là một dịp để những người con nhớ đến công cha nghĩa mẹ. Mỗi chúng ta hãy thành tâm dâng lên cha mẹ mình những đóa hoa lòng rực rỡ, ngạt ngào hương thơm của tình thương và lòng tri ân thắm thiết:
“Mẹ ơi, trên vạn nẻo đường
Con đi mới hiểu tình thương mẹ hiền
Đời con xuôi ngược bao miền
Nhưng tình của mẹ là nguồn ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng từ sự linh hoạt của nhà cung cấp dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sẵn lòng chi trả cho dịch vụ quản lý vận hành chung cư trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng Luận văn Kinh tế 0
M ad tải giúp em bài : ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng với ạ Khởi đầu 1
D Ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng tại trung tâm mua sắm Aeon Mall Bình Dương Quản trị Chiến Lược 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
D Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa đối với khu du lịch sinh thái phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ khu vui chơi giải trí Vinpearl Land Văn hóa, Xã hội 0
D Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên Y tế và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Đa khoa Khu vực huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh năm 2020 Y dược 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top