Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu bản sắc Văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực - Trà Thái





MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Lịch sử nghiên cứu. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Bố cục 2
B. NỘI DUNG 3
Chương I: Những khái quát chung về văn hóa, văn hóa ẩm thực 3
1.1. Tổng quan sơ lược về văn hóa 3
1.1.1. Khái niệm về văn hóa 3
1.2. Khái niệm về ẩm thực 4
1.2.1. Văn hóa ẩm thực 4
1.2.2. Những đặc trưng trong ẩm thực Thái Nguyên 5
Chương II: Vài nét về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên- kinh tế- văn hóa- xã hội của mảnh đất Thái Nguyên 5
2.1. Sơ lược về mảnh đất Thái nguyên 5
2.1.1. Lịch sử hình thành 5
2.1.2. Vị trí địa lý 6
2.1.3. Địa hình 6
2.2. Điều kiện tự nhiên 6
2.2.1. Nguồn tài nguyên thiên nhiên 6
2.2.2. Đất đai, thổ nhưỡng 7
2.2.3. Khí hậu, sông ngòit 7
2.3. Đặc điểm xã hội và dân cư 8
2.4.Tình hình kinh tế 8
2.5. Đời sống văn hóa- xã hội và con người 9
Chương III: Trà (Chè;) Thái- Nét đẹp của văn hóa ẩm thực Thái Nguyên 9
3.1. Giới thiệu về Trà Thái Nguyên 9
3.1.1. Khái niệm, phân loại Trà Thái Nguyên 9
3.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của Trà Thái 10
3.2. Kỹ thuật sản xuất Trà Thái 10
3.2.1. Nguyên liệu 10
3.2.2. Giai đoạn làm héo Chè 10
3.2.3. Giai đoạn vò Chè héo và sang Chè vò 12
3.2.4. Quy trình lên men Chè vò 14
3.2.5. Giai đoạn sấy Chè lên men 16
3.3. Nghệ thuật pha trà 17
3.3.1. Ấm và chén 18
3.3.2. Nước dùng để pha Trà 19
3.3.3. Pha Trà 19
3.3.4. Rót Trà 19
3.4. Nghệ thuật uống Trà - nét văn hóa đẹp của người Thái Nguyên 20
3.4.1.Văn hóa uống Trà Thái 20
3.4.2. Nét văn hóa đặc trưng trong cách thưởng thức Trà của người Thái Nguyên 20
3.4.3. Những kiêng kị khi uống Trà 22
3.4. Trà trong đời sống văn hóa của người Thái Nguyên 23
3.4.1. Văn hóa uống Trà trong đời sống và giao tiếp ứng xử 23
3.4.2. Văn hóa uống Trà đối với đời sống tâm linh và lễ nghi trong chén trà 24
3.5. Thực trạng về văn hóa Trà Thái 25
3.5.1. Những biến đổi cơ bản 25
3.5.1 Nguyên nhân và giải pháp 26
C. KẾT LUẬN 27
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

, nương chè xanh mơn mởn, đó là nhờ vào bàn tay của những con người nơi đây, và trong đó nổi tiếng hơn cả vẫn là chè Tân Cương, với sự thơm ngon đặc biệt, mà chè không ở nơi nào có được, nên chè Tân Cương đã làm nên một thương hiệu và trở thành nền kinh tế trọng điểm của của khu vực và Thành phố Thái Nguyên.
2.5. Đời sống văn hóa- xã hội và con người
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía bắc, với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, nên có thể nói đây là nơi hội tụ được nhiều nền văn hóa của các dân tộc. Mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa rất riêng và độc đáo. Tập trung nhất vẫn là dân tộc kinh, bên cạnh đó những dân tộc khác như: Mường, Tày, Nùng, Mèo, Dao,…Cũng chiếm một số lượng, nhưng không đáng kể. Chính sự đa dạng về thành phần các dân tộc nên Thái Nguyên đã hội tụ được nhiều sắc thái văn hóa, và mang những nét văn hóa đặc trưng của một tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía bắc. Do sự đa dạng về nhiều thành phần dân tộc nên ở đây tập trung nhiều tín ngưỡng tôn giáo, nhưng chủ yếu vẫn là những người theo lương giáo…Bên cạnh đó con người nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với lòng hiếu khách và sự thân thiện, có lẽ vì thế mà mọi du khách khi du lịch về thăm mảnh đất Thái Nguyên không thể quên được hình ảnh những con người nơi xứ Trà thân thiện, gần gũi và nhiệt tình. Đây cũng là một nét văn hóa đẹp trong giao tiếp của người Thái Nguyên với du khách gần xa.
Chương III: Trà (Chè) Thái- Nét đẹp của văn hóa ẩm thực Thái Nguyên
3.1. Giới thiệu về Trà Thái Nguyên
3.1.1. Khái niệm, phân loại Trà Thái Nguyên
Thoang thoảng hương cốm bay
Búp xanh non như ngọc
Chè Thái nguyên ngọt giọng
Ấm lòng khách tri âm"
Chè (Trà) là sản phẩm chế biến từ búp (tôm), cuộng và các lá non thu hái từ cây chè. Với những phương pháp chế biến khác nhau, người ta phân ra nhiều loại chè như sau:
Chè xanh: Nước pha xanh vàng, vị đậm dịu, có hương thơm tự nhiên của chè. Chè xanh được chế biến bằng cách đem nguyên liệu chè diệt men (men có sẵn trong nguyên liệu chè) rồi vò, sau đó đem sấy.
Chè đen: Trong quá trình chế biến không diệt men ngay mà có thêm quá trình lên men để tạo ra những biến đổi sinh hóa cần thiết làm cho sản phẩm có màu sắc, hương vị đặc biệt. Màu nước pha chè đen có màu đỏ nâu sáng, vị dịu, hương thơm nhẹ.
3.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của Trà Thái
Xưa nay, nói đến trà Việt, người ta nghĩ ngay đến trà Thái Nguyên. Mặc dù diện tích trồng chè chỉ đứng thứ 2 cả nước (sau Lâm Đồng), nhưng Thái Nguyên nằm trong vùng chè lâu đời của Việt Nam, với sản phẩm chè có hương vị đặc trưng mà không nơi nào khác có được. Từ rất lâu, chè Thái Nguyên đã được tôn vinh là "đệ nhất danh trà" của đất nước.
Rời trung tâm Thành phố Thái nguyên chừng 10 km theo tỉnh lộ Đán - Núi Cốc, du khách sẽ bắt gặp ngay trước mắt ngút ngàn một màu xanh của núi rừng, của những đồi chè đang đơm lộc biếc.
Đất nước ta có nhiều vùng chè ngon, nhưng xưa nay chè Tân Cương-Thái nguyên là ngon hơn cả, nổi tiếng hơn cả.
  "Không hẹn trước thế mà bất chợt
Chè Tân Cương khao khát vô chừng"
Đất Thái Nguyên không chỉ có tiềm năng phát triển kinh tế công nghiệp mà nó còn có điều kiện cho cây chè phát triển và nó thực sự trở thành một sản phẩm mang tính đặc thù của quê hương. Khác với các vùng đất trồng chè khác của đất nước, chè Thái Nguyên đã trở thành một “thương hiệu” nổi tiếng được người tiêu dùng đánh giá cao. Đất Thái Nguyên, đặc biệt là vùng chè đặc sản Tân Cương được coi là một trong những vùng cung cấp những loại chè ngon nổi tiếng. Đây chính là vùng đất chè truyền thống của tỉnh. Sản phẩm chè của quê hương được đem đi khắp các vùng miền và cả thị trường nước ngoài, được những người sành chè và nhiều thị trường khó tính chấp nhận. Để có được điều hạnh phúc và tự hào đó, Chè Thái Nguyên đã thực sự tự mình làm cho mình “đứng” được trong lòng người tiêu dùng.
Điều đặc biệt là khi các loại chè được nhập khẩu từ nước ngoài về đây trồng như Bát tiên, Ô long… sau một thời gian dần dần bị “nội hóa”, trở thành “chè Tân Cương” “chè Thái Nguyên”. Sở dĩ ở Tân cương có những loại chè ngon cũng bởi một phần chất đất ở đây được trời phú cho tươi tốt và có “duyên” với cây chè. Cũng chả vì thế mà mỗi khi người ta nhắc đến hai chữ Thái Nguyên, đâu chỉ là vùng đất gang thép, đâu chỉ là một thành phố công nghiệp, mà còn được biết đến một sản phẩm không có vùng đất nào của Tổ quốc có được, đó chình là “chè xanh”. Khi vỡ lẽ, du khách mới “à” lên một tiếng! “Có chè nữa”. và từ đó mọi du khách trong và ngoài nước biết đến Thái Nguyên không chỉ là một thành phố công nghiệp mà còn là thành phố của cả một thương hiệu Trà nổi tiếng, với những nét đẹp văn hóa Trà và thương hiệu Trà Thái được mọi người biết đến từ đó.
3.2. Kỹ thuật sản xuất Trà Thái
3.2.1. Nguyên liệu
Nguyên liệu dùng để chế biến chè là búp chè một tôm hai, ba lá non được thu hái từ các nương chè.
3.2.2. Giai đoạn làm héo Chè
a. Mục đích
Chè nguyên liệu sau khi thu hái 80 %. Ở độ ẩm này, nếu đem tiến hành vò ngay thì: về có độ ẩm 75 chè nguyên liệu sẽ bị nát, nước thoát ra mang theo một số chất hòa tan làm ảnh hưởng đến chất lượng chè thành phẩm. Do đó, làm héo để cho lượng nước trong nguyên liệu chè bốc đi bớt, lá chè nguyên liệu trở nên mềm và dẻo dai hơn. Ngoài ra, do lượng nước giảm đi mà hàm lượng chất khô trong nguyên liệu chè trở nên đậm đặc hơn, từ đó tăng
b. Yêu cầu: làm héo nguyên liệu chè đến độ 65 %, nguyên liệu phải được làm héo đều. Người ta qui định tỉ lệ như sau:
- Nguyên liệu chè được héo đúng mức trên 80 %: héo tốt
- Nguyên liệu chè được héo đúng mức từ 70- 80 %: héo trung bình
- Nguyên liệu chè được héo đúng mức dưới 70 %: héo kém
c. Điều kiện kỹ thuật:
Nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí kk): hai yếu tố này ảnh hưởng lớn đến tốc độ làm héo.
Nếu nhiệt độ cao, tốc độ làm héo sẽ nhanh, nhưng nếu nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt tính của các enzym có trong nguyên liệu và ở nhiệt độ cao, các chất hương tạo thành sẽ không tích lũy được, các chất bay hơi có mùi thơm bị tổn thất làm giảm chất lượng chè thành phẩm. Do đó, nhiệt độ làm héo thường là 450 C.
Điều kiện lưu thông không khí: lưu thông không khí nhằm mục đích giảm ẩm của môi trường làm héo. Trong quá trình làm héo, ẩm trong nguyên liệu chè thoát ra làm môi trường làm héo nhanh chóng bão hòa nước. Vì thế cần phải lưu thông không khí của môi trường làm héo để tăng tốc độ làm héo đồng thời cấp cho nguyên liệu chè một lượng oxy cần thiết cho quá trình sinh hóa xảy ra trong quá trình này. Người ta khống chế tố...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top