Federico

New Member

Download miễn phí Đề tài Trí nhớ thị giác, thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở





MỤC LỤC
 
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 5
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5
4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5
4. 1. Đối tượng nghiên cứu 5
4. 2. Khách thể nghiên cứu 5
4. 3. Phạm vi nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 6
5. 1. Phương pháp quan sát 6
5. 2. Phương pháp phân tích tài liệu 6
5. 3. Phương pháp trắc nghiệm 6
5. 4. Phương pháp phỏng vấn 6
5. 5. Phương pháp thống kê toán học 6
6. GIẢ THUYẾT KHOA HOC 7
NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 8
1. 1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 8
1. 2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG ĐỀ TÀI 14
1. 2. 1 Khái niệm trí nhớ 14
1. 2. 2. Cơ sở sinh lý của trí nhớ 15
1. 2. 3. Các loại trí nhớ 16
1. 2. 4. Các quá trình cơ bản của trí nhớ 20
1. 2. 5. Chất lượng trí nhớ 23
1. 3. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Ở NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 24
1. 4. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ VÀ TRÍ NHỚ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ( từ 12, 13 đến 15, 16 tuổi ) 25
1. 5. ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC QUA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN HÌNH 27
CHƯƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
2. 1. Trí nhớ thị giác ngắn hạn 29
2. 1. 1. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 6 29
2. 1. 2. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 7 31
2. 1. 3. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 8 33
2. 1. 4. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 9 35
2. 2. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở 38
2. 2. 1. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 6 39
2. 2. 2. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 7 39
2. 2. 3. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 8 40
2. 2. 4. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 9 41
2. 3. So sánh trí nhớ thị giác, thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở 43
2. 4. Kết quả quan sát và phỏng vấn học sinh trung học cơ sở 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
1. Kết luận 45
2. Kiến nghị 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC 48
Phụ lục 1: Trắc nghiêm trí nhớ bảng số 48
Phụ lục 2: Trắc nghiệm trí nhớ hình tượng 49
Phụ lục 3 : Trắc nghiệm trí nhớ từ ngữ 50
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

luận về sự hình thành trí nhớ cá nhân. Phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý của sự ghi nhớ. Sự củng cố, bảo vệ đường liên hệ thần kinh tạm thời được thành lập là cơ sở sinh lý của sự giữ gìn và tái hiện. Tất cả những quá trình này gắn chặt và phụ thuộc vào mục đích của hành động.
Thuộc vào lý thuyết sinh học của trí nhớ còn có quan điểm vật lý. Quan điểm này coi những kích thích để lại những dấu vết mang tính chất vật lý do đó sụ diễn biến có tính chất lặp lại của kích thích được thực hiện dễ dàng trên con đường đã vạch ra.
Những cơ chế của sự giữ gìn tài liệu trong trí nhớ ngày nay được nghiên cứu sâu hơn, trước hết trong những thay đổi phân tử ở các nơron ( tế bào thần kinh ). Người ta thấy rằng những kích thích xuất phát từ những nơron hay được dẫn vào những nhánh của nơron hay quay trở lại thân nơron. Bằng cách đó những nơron này thu thêm năng lượng, một số nhà khoa học coi đây là cơ chế sinh lý của sự tích luỹ những dấu vết và là bước trung gian từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn.
1. 2. 3. Các loại trí nhớ
Trí nhớ con người được hình thành trong hoạt động và do hoạt động quyết định mà hoạt động của con người thì vô cùng phong phú. Theo đặc điểm của hoạt động có ba tiêu chí sau để phân loại trí nhớ.
1. 2. 3. 1. Căn cứ theo tính chất của tính tích cực tâm lý nổi bật nhất trong một hoạt động nào đó
a. Trí nhớ vận động
Trí nhớ vận động là trí nhớ những quá trình vận động ít nhiều mang tính chất mang tính chất tổ hợp. tuỳ từng trường hợp vào lĩnh vực nào con người thường xuyên hoạt động mà trí nhớ vận động này hay trí nhớ vận động khác phát triển mạnh. Loại trí nhớ này có vai trò đặc biệt quan trọng để hình thành kĩ xảo trong lao động chân tay.
Trí nhớ vận động là kiểu trí nhớ rất phổ biến. Ở những người có kiểu trí nhớ này họ ghi nhớ tốt nhất là khi vừa nghe hay nhìn thì họ vừa viết, vẽ hay thực nghiệm. Vì vậy khi có mặt kiểu trí nhớ này thì cần :
- Trong khi nghiên cứu học tập luôn dùng bút chì màu để đánh dấu vào ý quan trọng, lập dàn bài hay đề cương tóm tắt.
- Trong khi nghiên cứu sâu rộng tài liệu học tập phải do chính mình thí nghiệm lại trong phòng thí nghiệm, trong xưởng trường…
b. Trí nhớ xúc cảm
Trí nhớ xúc cảm là trí nhớ về những xúc cảm, tình cảm đã diễn ra trong một hoạt động trước đây. Những xúc cảm, tình cảm đó trở thành một loại tín hiệu đặc biệt : hay thúc đây con người hành động, hay nhắc nhở họ những cách hành vi trước đây đã gây ra những tình cảm đó. Sự cảm thông với người khác là những hình thức bề ngoài của trí nhớ này. Sự tái mặt đi hay đỏ mặt lên khi nhớ đến một kỷ niệm cũ là do ảnh hưởng của trí nhớ này. Vai trò của trí nhớ xúc cảm là để cá nhân cảm nhận được giá trị thẩm mỹ trong hành vi, cử chỉ, lời nói và trong nghệ thuật.
c. Trí nhớ hình ảnh
Trí nhớ hình ảnh gắn liền với việc ghi nhớ và nhớ lại những hình ảnh được ghi lại một cách đậm nét, sâu sắc thông qua hoạt động của một cơ quan cảm giác ( mắt, mũi, tai... ). Ví dụ : nhớ đến một bài hát hay, nhớ đến một phong cảnh đẹp…Dựa vào các cơ quan cảm giác tham gia vào ghi nhớ và nhớ lại, trí nhớ hình ảnh còn được chia thành trí nhớ nghe, trí nhớ nhìn…Vai trò của từng loại trí nhớ hình ảnh với đối với mọi người khác nhau. Những người bình thường rất phát triển trí nhớ nhìn, trí nhớ nghe. Trí nhớ mùi vị thường đặc trưng cho những người có nghề nghiệp đặc biệt hay phát triển ở người mù, điếc. Trí nhớ hình ảnh rất cần thiết cho người nghệ sĩ.
Trí nhớ bằng mắt là kiểu ghi nhớ phổ biến nhất đặc biệt là ở lứa tuổi thiếu niên và vị thành niên. Theo sự nghiên cứu của nhà tâm lý học Liên Xô Pôtzôrôva thì những thành phần của ghi nhớ bằng mắt chiếm chừng 80% trong trí nhớ con người. Ghi nhớ bằng mắt liên quan chặt chẽ với trí nhớ hình ảnh.
Những người ghi nhớ bằng mắt khi nghe tài liệu phải thấy cho được vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ của người thuyết trình. Những lời nghe được phải ghi ra giấy. Những điều quan trọng phải làm dấu hiệu riêng để chú ý. Khi nghiên cứu giáo trình, tài liệu tự mình đọc đủ cho mình nghe, chứ không giao phó cho người khác đọc.
Để đáp ứng kiểu ghi nhớ này, người giáo viên khi giảng dạy phải có giáo cụ trực quan minh hoạ, phải cố gắng dùng ngôn ngữ hình ảnh để diễn đạt những vấn đề trừu tượng.
Trí nhớ bằng tai là kiểu trí nhớ ít phổ biến hơn. Loại trí nhớ này gắn liền với loại trí nhớ thiên về trừu tượng logic. Đối với kiểu trí nhớ này cần lưu ý những điều sau đây để phát triển nó :
- Phải nghe nhiều và với âm lượng lớn hơn người khác.
- Khi xem tài liệu phải đọc to.
- Phải làm việc trong im lặng để tiếng ồn ào khỏi chen lấn làm phân tán chú ý.
- Nói và biện luận to ngay cả khi chỉ có một mình mình.
d. Trí nhớ từ ngữ - logic
Trí nhớ từ ngữ - logic là loại trí nhớ về những mối quan hệ, liên hệ mà nội dung được tạo nên bởi tư tưởng của con người. Hệ thống tín hiệu thứ hai có tính quyết định đối với loại trí nhớ này vì vậy đây là loại trí nhớ chỉ có ở con người. Loại trí nhớ này có vai trò chính trong việc lĩnh hội tri thức của học sinh.
1.2.3.2. Căn cứ vào thời gian củng cố và giữ gìn tài liệu
a. Trí nhớ cảm giác
Trí nhớ cảm giác liên hệ và lưu giữ thông tin ban đầu, có tính chất nhất thời, thời gian lưu giữ thông tin chỉ kéo dài trong một chốc lát. Các thông tin này được ghi nhận bởi hệ thống giác quan của con người dưới dạng các kích thích thô sơ và vô nghĩa. Có thể nói trí nhớ cảm giác là kho tàng đầu tiên lưu giữ các thông tin mà thế giới bên ngoài chuyển đến chúng ta.
Trí nhớ cảm giác chỉ có thể lưu giữ thông tin trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi và nếu nội dung lưu giữ không được chuyển qua một dạng trí nhớ khác thì các thông tin ban đầu ấy sẽ mất đi vĩnh viễn. Trong trí nhớ cảm giác ta có ghi nhớ hình tượng ( phản ánh các thông tin tiếp nhận qua cơ quan thị giác ) chỉ kéo dài không đến 1 giây, dù kích thích ban đầu có rực rỡ đến đâu thì hình ảnh cũng chỉ được lưu lại lâu hơn chút đỉnh mà thôi. Hay như ghi nhớ tượng thanh ( lưu giữ thông tin tiếp nhận qua thính giác ) cũng sẽ phải mờ đi trong vòng 3 đến 4 giây. Dù thời gian lưu giữ của trí nhớ cảm giác rầt ngắn nhưng mức độ chính xác lại rất cao. Nó có khả năng lưu giữ một bản sao hầu như chính xác của từng kích thích tiếp nhận được.
b. Trí nhớ ngắn hạn
Bởi vì thông tin lưu giữ rất ngắn ngủi trong trí nhớ cảm giác của chúng ta biểu thị cho các kích thích cảm giác còn rất thô sơ, nên chúng không nhất thiết có ý nghĩa với chúng ta. Muốn có ý nghĩa với chúng ta và được lưu giữ lâu dài, các thông tin đó phải được chuyển vào giai đoạn kế tiếp của quá trình trí nhớ là trí nhớ ngắn hạn. Kí ức ngắn hạn là loại ký ức chứa đựng những thông tin ban đầu có ý nghĩa đối với chúng ta dù thời gian lưu trữ tối đa cũng khá ngắn ngủi. Đa số các nhà ...
 
Top