um_bo

New Member

Download miễn phí Đề tài Ẩm thực Việt Nam





 
MỤC LỤC
Đặc điểm chung 1
Tính hoà đồng hay đa dạng 2
Ẩm thực miền Bắc 2
Ẩm thực miền Trung 3
+ Văn hoá ẩm thực triều đình Huế xưa 3
+ Hương vị Quảng Nam 4
+ Đặc sản miền Trung qua ca dao - tục ngữ: 5
Ẩm thực miền Nam 8
Ẩm thực các dân tộc thiểu số Việt Nam 10
Ẩm thực Việt Nam trên thế giới 10
Bữa ăn gia đình Việt Nam truyền thống 10
Cỗ bàn 11
Cỗ cúng tổ tiên 11
Cỗ Tết 11
Ẩm thực miền Bắc và miền Nam Việt Nam khác ở chỗ nào?Những nguyên nhân lam ra sự khác biệt này là gì? 11
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

văn hóa về tinh thần. Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống.
Đề bài là TM chung nhưg tất nhiên cũng cần nói qua về 1 số nét ẩm thực tiêu biểu. VD như chè sen nè:
v...v Trong hệ thống các yếu tố làm nên diện mạo đặc trưng nhằm tôn vinh những giá trị tinh hoa của bản sắc văn hóa truyền thống dân gian Việt Nam thì văn hóa ẩm thực trở thành yếu tố then chốt. Trong đó, đặc biệt nói đến văn hóa ẩm thực miền Bắc.
Nếu như văn hóa ẩm thực phương Nam với tiêu điểm thành phố Hồ Chí Minh là sự quyện hòa tuyệt vời của nền văn hóa ẩm thực trong một vùng đất giầu có, trù phú với một miệt vườn hoa quả, sóng sánh miền cá bạc tôm vàng đất biển, cùng với những gia súc, gia cầm, những sinh vật hoang dã như: rùa, rắn…tạo nên phong cách ẩm thực riêng của người thưởng thức, thì văn hóa ẩm thực miền Bắc lại in đậm cốt cách của một tầm văn hóa lâu đời. Đến với điểm hẹn từng là kinh đô của nhiều triều đại, trái tim hồng của cả nước là Hà Nội - đô thị ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ của những tinh hoa văn hoá cả nước. Bữa cơm người Hà Nội cầu kỳ, sang trọng chưa hẳn là đẹp, nhưng chỉ một món rau thôi cũng đủ làm nên cái hòa sắc thanh nhã của thú ẩm thực. Hà Nội có biết bao món ngon, đầu tiên phải nói đến phở. Phở Hà Nội nâng nghệ thuật ăn uống lên một bậc cao mới, cùng với kem, bánh tôm Hồ Tây đã đi cùng tuổi trẻ, tạo nên dòng ẩm thực lịch lãm, tinh tế. Đặc sản của Hà Nội phải nói đến bánh cốm Nguyên Ninh, chả cá Lã Vọng, miến lươn Thanh Trì. Cùng với Hà Nội thì mảnh đất Hà Tây cũng góp những đặc sản nổi tiếng: Bánh dầy Quán Gánh, giò chả Ước Lễ trở thành sợi chỉ đỏ óng ánh xuyên suốt mùa cưới hỏi của đôi trai gái, dệt nên những mối tình vợ chồng chung thủy, sắt son. Đó còn là vật phẩm thiêng liêng trong những tết cổ truyền…Có lẽ vậy mà món ăn Hà Nội đáng trân trọng như những bảo vật của văn hóa Việt Nam. Theo dòng ẩm thực phong phú ấy đi về đồng bằng Bắc Bộ, du khách sẽ dễ dàng nhận thấy thoang thoảng vị hương gừng đậm đà, vị cáy biển của bánh cáy làng Nguyễn, Thái Bình - một phong vị đặc trưng đầy tự hào của người dân quê lúa. Và người bạn láng giềng của Thái Bình với bề dày văn hóa truyền thống cũng không kém tự hào bởi bánh gai Bà Thi - Nam Định, vốn đã được ca tụng từ lâu. Đó là những tinh túy của đồng bằng sông Hồng.
Tạm biệt vùng đất màu mỡ với "địa nhân linh kiệt", ngược dòng lên chốn "nước non thanh tú" của vùng trung du, miền núi ta sẽ nhận thấy đây là cả một nền ẩm thực bao la, được thiên nhiên, ưu đãi. Vùng núi Hòa Bình, cái nôi ngọt ngào của những vò rượu cần, đã trở thành mối duyên thi vị, đầm ấm men say của người Mường với du khách phương xa. Ngược lên phía Bắc đến với Lạng Sơn, để thưởng thức trọn vẹn món ngon xứ Lạng là lợn quay lá mác mật ở phố Kỳ Lừa- một hương vị riêng chỉ ở Lạng Sơn. Song điểm dừng chân thi vị và hấp dẫn nhất chính là SaPa - nơi được mệnh danh là “Đà Lạt của miền Bắc” . Với độ cao lý tưởng 1600m so với mực nước biển, SaPa (thuộc tỉnh Lào Cai) nổi tiếng thế giới là địa danh du lịch tuyệt đẹp. Nhưng ẩn sau phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nét thơ mộng của chợ tình là nền văn hóa ẩm thực đa sắc màu. Sa Pa có cả một nền ẩm thực đậm đà với những hương vị tự nhiên. Đó là vị nồng thơm của hạt dổi, hạt mùng, vị cơm nếp hương thơm lừng trong căn bếp chật, miếng thịt nai rừng thơm phức, ngọn măng rừng và bầu nấm hương tươi tắn, con cá suối ngọt lịm, cùng với mùi thảo quả nức hương...mang đậm nét hoang sơ, dịu ngọt của đồng bào dân tộc thiểu số. Có lẽ vậy mà ẩm thực Sa Pa mãi lung linh huyền ảo trong tình người lâng lâng…
Ẩm thực miền Bắc là vậy, không quá hoa lệ, rực rỡ, nhưng nó lại đầy xúc cảm như một bài thơ nghệ thuật. Nhưng vượt lên trên hết, người ta thấy cái đẹp, cái cao cả trong miền ẩm thực ấy chính là tình người thân thương, là tình yêu tha thiết của những tên đất, tên làng gắn với mỗi vùng miền của tổ quốc, tạo nên cái đẹp bất tử của Văn hóa ẩm thực Việt Nam.
² Ẩm thực miền Trung
Đồ ăn miền Trung với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Các tỉnh thành miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Bình Định rất nổi tiếng với mắm tôm chua và các loại mắm ruốc. Đặc biệt, do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, ẩm thực Huế không chỉ rất cay, nhiều màu sắc mà còn chú trọng vào số lượng các món ăn, tuy mỗi món chỉ được bày một ít trên đĩa nhỏ.
+ Văn hoá ẩm thực triều đình Huế xưa
Theo những tài liệu được lưu giữ và lời kể của các bậc cao niên thì xưa kia tại cung đình Huế thường có 2 nhóm người chuyên lo chuyện bếp núc cho các vị vua chúa và hoàng tộc. Một bộ phận đảm nhiệm khâu nấu nướng là dân thuộc vùng Phước An . Họ là những nghệ nhân chế biến các món ăn dùng để cúng giỗ hay yến tiệc chiêu đãi của triều đình. Một bộ phận đầu bếp khác dành cho vua và hoàng tộc được chọn lọc cẩn thận làm nhiệm vụ thường xuyên trong đại nội có tên là "Thượng thiện", sách sử gọi là "Tiếp chính" của vua. Theo những bậc cao niên kể lại, "Thượng thiên" thường có mấy chục đầu bếp siêu hạng, được các quan nội chính chọn lọc kỹ càng: mỗi vị đầu bếp này chuyên làm một số công việc như: vót đũa, vót tăm, giã giò, làm nem, làm chả, làm tré và nấu món ăn hàng ngàỵ Tuỳ năng khiếu, tay nghề mà mỗi người chỉ được phân công chế biến một số món nào đó. Thông thường mỗi bữa ăn của vua có khoảng 35 món, từ sơn hào hải vị đến thông thường dân dã. Tuy vậy, đa số được chế biến hết sức cầu kỳ công phu.
Chỉ riêng vật dụng nấu cơm và chế biến thức ăn cho vua cũng đã hết sức đặc biệt. Người ta dùng loại nồi, chảo bằng đất sét nung, do một làng nghề truyền thống nổi tiếng thuộc huyện Phong Điền sản xuất. Các nồi ăn này trước khi sử dụng đều phải ngâm trong một chảo nước chè xanh đậm đặc đang đun sôi sùng sục. Đến khi tất cả đồ dùng bằng đất nung đã được phủ một lớp men xanh thì mới vớt ra, sấy khô rồi đem cất vào khu dùng dần. Mỗi bữa, đầu bếp dùng một cái nồi loại này để nấu cơm hay thức ăn, xong lại đập bể đị Lần khác lại sử dụng cái mớị Thậm chí, đôi đũa ăn của vua cũng được sản xuất tại chỗ, bằng loại tre già. Chiếc tăm xỉa răng vua dùng hết sức đặc biệt. Thường là tăm tre dài bằng cây bút lông, có 2 đầu, một đầu nhỏ dùng để vua xỉa răng; đầu kia được vót to hơn rồi dùng sống dao giần cho xơ mịn giống bông hoa (nên thường gọi là tăm hoa hay tăm bông). Ngày xưa, có mốt nhuộm răng đen như hạt na; khi vua ăn xong dùng một đầu cây tăm bông này để xỉa răng, còn đầu kia chà răng cho sạch. Hoàng hậu, cung tần thì tự làm đẹp bằng cách nhúng đầu tăm và...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top