manhtruong_z

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Đôi nét về đạo Phật ở Nhật Bản





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG
I. Lịch sử phát triển của phật giáo nhật bản.
1. Quá trình du nhập của phật giáo nhật bản.
2. Quá trình phát triển phật giáo ở nhật bản.
2.1. Thời kỳ đầu
2.2. Thời kỳ “Nhật Bản hoá”.
2.3. Thời kỳ tồn tại
II. Phật giáo từ sau Minh Trị duy tân đến nay
1. Thời kỳ Minh Trị
2. Sự phát triển của phật giáo sang hình thức mới
3. Tình hình phật giáo sau chiến tranh thế giới thứ II
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ét về đạo Phật ở Nhật Bản (TL; 3)
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG
I. Lịch sử phát triển của phật giáo nhật bản.
1. Quá trình du nhập của phật giáo nhật bản.
2. Quá trình phát triển phật giáo ở nhật bản.
2.1. Thời kỳ đầu
2.2. Thời kỳ “Nhật Bản hoá”.
2.3. Thời kỳ tồn tại
II. Phật giáo từ sau Minh Trị duy tân đến nay
1. Thời kỳ Minh Trị
2. Sự phát triển của phật giáo sang hình thức mới
3. Tình hình phật giáo sau chiến tranh thế giới thứ II
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU
Khi nói đến Nhật Bản là chúng ta hình dung ngay đến một xứ sở với những cây Sakura rực rỡ khoe sắc dưới ắnh nắng mặt trời, với những phong tục tập quán mang đậm bản sắc như nghệ thuật uống trà (Chado), nghệ thuật cắm hoa (Ikebana) và nghệ thuật vườn cảnh ... Nhưng có một nét đẹp trong văn hoá Nhật Bản mà không dễ ai cũng có thể cảm nhận được. Đó là một nền văn hoá tinh thần, văn hoá tâm linh của người Nhật Bản. Một trong những yếu tố tạo lên nền văn hoá tâm linh đó là đạo phật. Mặc dù đất nước Nhật Bản trải qua bao nhiêu biến cố của lịch sử, nước lúc thịnh, lúc suy nhưng phật giáo vẫn luôn song hành tiến tới tương lai cùng nhân dân Nhật Bản. Đạo phật quan trọng tới mức người ta nghĩ rằng nếu không có đạo phật ở Nhật Bản thì truyền thống văn hoá và truyền thống tôn giáo sẽ khác hẳn.
Trong bài tiểu luận này, do kiến thức còn hạn chế em không đi sâu vào phân tích toàn bộ quá trình phát triển của phật giáo, qua các thời kỳ mà chỉ xin khái quát lại những hiểu biết của mình về đạo phật ở Nhật bản. Rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét của thầy cô và các bạn đồng nghiệp về bài viết này.
Em xin chân thành cảm ơn.
NỘI DUNG
I- Lịch sử phát triển của phật giáo nhật bản.
1. Quá trình du nhập của phật giáo vào nhật bản. Từ sau công nguyên đạo phật đã vượt qua khỏi biên giới của triết lý truyền thống Ấn Độ và mở rộng phạm vi ảnh hưởng sang nhiều nước ở Trung Nam Á và Đông Bắc Á. Nhật Bản cũng là một nước không nằm ngoài sự ảnh hưởng của đạo phật.
Từ thế kỷ thứ III, Nhật Bản đã có những tiếp xúc với cô đồng bói toán và các thổ hào của các bộ tộc ở Trung quốc. Vào khoảng đầu thế kỷ thứ V Nhật Bản, bắt đầu tiến hành các cuộc xâm lược, cướp bóc và các thợ lành nghề là người Triều Tiên, Trung Quốc đã bị bắt về Nhật Bản. Nhiều người trong số tù binh đã trở thành người mang kỹ thuật mới về cho người Nhật, đồng thời họ cũng chính là người mang nền văn minh từ lục địa đến quần đảo Nhật Bản. Một trong số những tri thức đó là những tri thức về phật giáo.
Đạo phật chính thức được đón nhận ở Nhật Bản vào thế kỷ thứ VI ( năm 538 sau công nguyên). Cũng từ đó trở đi, phật giáo đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng văn hoá xã hội ở Nhật Bản. Tuy nhiên đạo phật ở Nhật Bản không được sao chép nguyên bản trực tiếp từ Ấn Độ mà đạo phật trước khi vào Nhật Bản đã được phát triển ở Trung Quốc và đôi chút biến đổi ở Triều Tiên. Đồng thời đạo phật khi du nhập vào nhật bản vô tình hay hữu ý đã được bản địa hoá cho phù hợp với trình độ nhận thức và với một số tín ngưỡng bản địa lợi dụng nó tạo điều kiện để đạo phật dễ thâm nhập vào quần chúng nhân dân Nhật Bản. Như vậy là có sự tác động qua lại giữa đạo phật và các giá trị truyền thống của người dân Nhật Bản. Đạo phật là một yếu tố kích thích các giá trị truyền thống phát triển và ngược lại.
Nhân tố tôn giáo và trí tuệ quan trọng nhất mà đạo phật đưa vào Nhật Bản chính là nguyên tắc siêu nghiệm và phủ nhận thế giới. Nguyên tắc này thay mặt cho một xu hướng giá trị hoàn toàn mới, đó là một sự kiến giải không hề có trong tư tưởng tôn giáo vốn có của Nhật Bản. Trước khi có đạo phật du nhập vào và khi đạo phật vào Nhật Bản, những người phản đối cũng
như những người ủng hộ đạo phật đều coi phật tổ là Kami, một Kami từ nước ngoài tới. Ngay cả đạo phật thời kỳ đầu du nhập cũng bị coi như là một phương tiện nhằm thoả mãn những quan tâm của trần thế và các tượng phật được mọi người thán phục chỉ vì vẻ đẹp tinh tế.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu về đạo phật Nhật Bản không có sự thống nhất về nguyên nhân làm cho đạo phật có thể bén rễ vững chắc trong xã hội của Nhật Bản. Một số người cho rằng việc truyền bá đạo phật vào Nhật Bản là kết quả của sự bành trướng tư tưởng văn hoá Trung Hoa hơn là hệ quả của nhu cầu nội tại của nước Nhật. Một số người khác lại cho rằng đây chính là kết quả của sự phát triển lôgic của xã hội vì lúc đó xã hội Nhật Bản đang trong giai đoạn hình thành và phát triển chế độ phong kiến cho lên lúc này các nhà triết lý của đạo phật và Khổng giáo đã có những tư tưởng phù hợp với nhu cầu lúc đó là xây dựng một chế độ phong kiến trung ương tập quyền, mọi quyền lực đều nằm trong tay Hoàng Đế chấm dứt phân tranh và thống nhất đất nước. Như vậy, phật giáo ít nhiều cũng có những ảnh hưởng đến sự phát triển trong buổi đầu của nền văn hoá nhật bản và sự phát triển của đất nước Nhật.
2. Quá trình phát triển của phật giáo Nhật bản.
(Từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ XIV)
Phật giáo bắt đầu được truyền vào Nhật Bản từ thời kể thế Thiên Hoàng (507 đến 531) nhưng phải đến thời thái tử Thánh Đức thì mới có những bước phát triển rộng rãi và truyền bá công khai. Dưới góc độ của lịch sử và dựa vào phương pháp phân kỳ phật giáo Nhật bản, ta có thể chia quá trình hoàn thành và phát triển phật giáo của Nhật bản thành ba thời kỳ chính như sau:
2.1 - Thời kỳ đầu (từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ VIII).
Đây là thời kỳ tiếp nhận phật giáo hay còn gọi là thời kỳ “truyền bá”. Từ thời kỳ này, đạo phật đã được coi là công cụ trực tiếp của công đình và
một bộ phận tăng lữ, quý tộc Nhật Bản. Do đó nó phát triển rất nhanh và mạnh mẽ. Trong thời gian này, tất cả có sáu giáo phái được thành lập.
Trong quá trình phát triển phật giáo ở giai đoạn này, thì người có công lớn nhất phải kể đến là hoàng thân Shotoku. Ông là người nhật đầu tiên thực sự hiểu được tư tưởng của đức phật và tin tưởng sâu sắc vào đạo phật. Tháng 4 năm 12 Suy Cổ, thái tử Shotoku đã cho ban hàng hiến pháp 17 điều trong đó ông dùng tư tưởng phật giáo để chỉ đaọ về tinh thần, lấy lý luận nho gia làm căn cứ chính trị và lấy nguyên tắc pháp gia làm phương pháp thi hành.
Điều thứ 2 trong hiến pháp ghi: “Thành kính đối với tam bảo(phật, pháp, tăng). Đây là trung quy của tứ sinh, là cực tông của vạn quốc. Đời nào, người nào mà không theo pháp ấy ? người ta ít lầm nỗi, tội ắc có thể cải tạo nếu không quy tam bảo lấy gì làm rõ thẳng cong. Như vậy, công dụng của quy tam bảo là có thể uốn thẳng thành cong. Con người ta hay giả hướng thiện, nếu giáo dục không đúng thì không ai coi thiện như nước chảy xuôi. Và phép giáo hóa gửi ở sự chỉ đạo tối cao của tín ngưỡng tam bảo với mục đích cao cả nhất của nhân gian. Ngay ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top