Afi

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Những khái niệm cơ bản trong Hindu giáo





MỤC LỤC
Mở đầu 1
Nội dung 1
1. Atman - Brahman 1
1.1.Brahman 1
2. Karma – Samsara 2
2.1. Karma – Nghiệp báo 2
2.2. Samsara – Luân hồi 2
3. Dharma – Moksha 3
3.1. Dharma 3
3.2. Moksha 3
Kết luận 4
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Những khái niệm cơ bản trong Hindu giáo
Mở đầu
Nếu các tôn giáo khác đều có giáo chủ, có người sáng lập thì Hindu giáo lại khác hẳn không có người sáng lập, không có giáo chủ. Bản thân Hindu giáo là tổng hợp của những hệ thống tôn giáo tín ngưỡng-triết học, không giáo điều hay một tổ chức nhà thờ trung ương chặt chẽ. Rất khó để tìm thấy một tài liệu nào nói rõ ràng về giáo lý của Hindu giáo mà ta có thể tìm thấy những giáo lý cơ bản của Hindu giáo trong các kinh sách ( Vêda, Upanishad ) hay nhiều tác phẩm văn học như truyện cổ tích Purana, hay hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana. Các giáo lý cơ bản đó xoay quanh một số khái niệm và các cặp phạm trù: Atman – brahman, karma – samsara, dharma – moksha.
Nội dung
1. Atman - Brahman
1.1.Brahman
- Brahman hay là Đại Ngã, là một khái niệm cơ bản của tôn giáo và các học thuyết cổ đại ở Ấn Độ. Rất khó để hình dung và miêu tả Brahman. Kinh Upanishad đã dùng toan bộ chữ “không” để nói miêu tả brahman “không lớn, không nhỏ, không ngắn, không dài, không rực rở, không tối tăm, không mùi, không vị, không mắt, không tai, không tiếng nói, không hơi thở, không trong, không ngoài, không hủy diệt mà cũng không bị tiêu hủy”.
- Theo các nhà tư tưởng Hindu giáo thì Brahman là “ cái do đó mọi vật sinh ra, cái nhờ đó mọi vật sinh trưởng, cái trong đó mọi vật nhập vào khi chết”.
- Brahman được hiểu biết phổ biến nhất đó là một thực tại khách quan duy nhất tối cao của vũ trụ, là tinh thần tuyệt đối, là cội nguồn, là bản chất của mọi hiện tượng trong vũ trụ bao la, là nguồn sáng của tất cả ánh sáng “là linh hồn của vũ trụ tối cao”.
- Có thể hiểu về Brahman một cách dễ hiểu nhất theo kinh Upanishad đó là “toàn thể vũ trụ”.
1.2. Atman
- Atman là một phần của Brahman gọi là Tiểu Ngã. Đó là linh hồn của cá thể, là một mảnh, một biểu hiện của Brahman, tồn tại trong mỗi sinh vật, hiện tượng cụ thể và đơn nhất.
- Con người chúng ta hợp bởi hai yếu tố linh hồn và thể xác, thể xác có thể bị hủy diệt nhưng linh hồn thì bất diệt. Atman - linh hồn bất diệt không sinh cũng không tử, nó hiện hữu và không bao giờ ngừng hiện hữu. Linh hồn thường hằng, vĩnh cữu, dù thân xác bị hủy diệt, linh hồn vẫn tồn tại. Linh hồn rời bỏ thân xác bị hủy hoại và đến với một thân xác mới và sẻ trở về với Brahman khi thân xác đó không còn.
- Vì Atman là linh hồn và là cái tồn tại trong thể xác con người ở đời sống trần tục nên ý thức con người thường nhầm tưởng rằng: Linh hồn - cái Tiểu Ngã là cái khác với cái Đại Ngã - “linh hồn vũ trụ” với nguồn sống không có sinh, không có diệt. Nhưng thực chất thì hòa đồng làm một, về bản chất là đồng nhất. Vì nếu Brahman là đại ngã thì Atman là cái Tiểu Ngã trong cái Đại Ngã ấy. Nếu Brahman là linh hồn của vũ trụ tối cao thì Atman là linh hồn cá thể của vũ trụ tối cao ấy. Nếu Brahman là thực tại duy nhất của vũ trụ thì Atman là số nhiều trong cái duy nhất ấy. Mặt khác Atman là một mảnh, là một bộ phận của Brahman nên Atman cũng có nghĩa là Brahman. Có thể viết thành công thức sau: Atman = Brahman
Chính sự hòa đồng ấy Atman và Brahman đã tạo thành một cặp phạm trù tiêu biểu trong giáo lý Hindu giáo, trở thành yếu điểm tâm linh của triết học Ấn độ cả về phương diện thể luận lẫn nhận thức luận. Mọi nguyên lý khác của đạo Hindu đều dựa trên nền tảng này.
2. Karma – Samsara
- Linh hồn trong thể xác con người ở đời sống trần tục nên ý thức còn cạn cợt, lầm lạc, ham muốn dục vọng từ đó có những hành động nhằm thỏa mản những ham muốn trong đời sống trần gian đã gây ra những hậu quả, gieo đau khổ cho kiếp này và cả kiếp sau gọi là nghiệp báo Karma.
- Do vậy, linh hồn bất tử cứ bị giam hãm hết trong thể xác này đến thể xác khác. Linh hồn bị che lấp, ràng buộc bởi thế giới hiện tượng như ảo ảnh, u mê, ngu muội gọi là luân hồi Samsara, không nhận và không trở về đồng nhất với bản chất tuyệt đối Brahman được.
2.1. Karma – Nghiệp báo
- Karma nguyên nghĩa là hành động. Tuy nhiên, nó đã tồn tại nhiều thế kỷ trong Hindu giáo như một thuật ngữ liên quan đến tư tưởng: Mọi hoạt động của mỗi người, dù tốt hay xấu đều tạo ra những hệ quả nhất định mà chính người ấy phải chịu, đó chính là nghiệp báo.
- Những gì con người có ở kiếp này chính là kết quả của những hành động mà người đó đã gieo hạt ở kiếp trước và những hoạt động của kiếp này sẽ quyết định số phận của người đó trong kiếp sau. Chính vì vậy mà số phận hay Định mệnh của mỗi người không phải do một đấng siêu nhiên nào sắp đặt mà chính là do bản thân của mỗi người tự tạo ra cho chính mình.
2.2. Samsara – Luân hồi
- Samsara là vòng xoáy luân hồi sinh - tử mà ở đó linh hồn bị giam hãm, ràng buộc vào thể xác này rồi thể xác khác tương ứng với kiếp này, kiếp khác và cứ kéo dài thành một chuổi dài không kể xiết những cuộc đời nối tiếp nhau.
- Thể xác chỉ là nơi tạm bợ, là quán trọ bên đường của linh hồn trong vòng xoáy luân hồi. Khi thân xác không còn tồn tại nữa thì linh hồn theo nghiệp báo của kiếp này mà tái sinh vào một thân xác mới. Nếu tạo nghiệp tốt thì sẽ nhận quả tốt, còn tạo nghiệp xấu thì nhận quả xấu cũng giống như: “Gieo cây nào gặp quả ấy”. Điều này giải thích tại sao lại có đẳng cấp, có con người, con vật, có thánh thần, ác quỷ…
- Học thuyết luân hồi – nghiệp báo này hình thành nên hai loại người với hai cách ứng xử trái ngược nhau:
* Một là người chỉ biết nhẫn nhục, cam chịu, thụ động. Những người này cho rằng số phận của họ hiện nay là do nghiệp báo của kiếp trước nên họ tỏ ra chấp nhận với cuộc sống.
* Hai là những người biết nổ lực, làm thiện, hướng thiện, tránh bỏ cái ác, lạc quan, họ có những hành động tốt đẹp vì họ tin rằng số phận của mình là do mình tạo ra và do mình định đoạt.
Như vậy, theo Hindu giáo con người chỉ có thể thoát khỏi vòng tuần hoàn luân hồi, u mê khi họ nhận ra được cái Ngụy Ngã và bản chất thức tỉnh quay trở về với tinh thần tối cao Brahman.
Bên cạnh khái niệm Atman – Brahman làm nền tảng cho vũ trụ quan thì học thuyết Karma – Samsara đóng vai trò nền tảng cho nhân sinh quan của đạo Hindu. Học thuyết này cũng ảnh hưởng lớn đến các tôn giáo khác.
3. Dharma – Moksha
Hindu giáo tin rằng con người trong cuộc sống vừa chịu sự ảnh hưởng và chi phối của nhu cầu xã hội vừa có tâm linh khao khát vượt qua những gới hạn của xã hội đó. Vì vậy mà con người bị đặt trước hai bổn phận tương ứng với hai nhiệm vụ khác nhau. Đó là Dharma ( bảo vệ, duy trì, nâng đỡ thế giới nói chung và xã hội con người nói riêng ) và Moksha ( hợp nhất với tinh thần tối cao Brahman, thoát khỏi sự chi phối của đời sống xã hội ).
3.1. Dharma
- Là một thuật ngữ phức tạp của Hindu giáo, tạm dịch là Đạo hay Pháp. Dharma chỉ nguyên lý, trật tự, quy luật khách quan cơ bản nhất chi phối toàn thể vũ trụ (tự nhiên - xã hội - tâm linh) đem lại sự điều hòa về mọi phương diện.
- Dharma của mỗi người là nhiệm vụ xã hội, vai trò xã hội được định sẳn mà con người có bổn ph
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top