Download miễn phí Luận văn Giá trị và vị trí tập thơ Việt Bắc trong hành trình thơ Tố Hữu





MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử vấn đề . 2
2.1. Những bài nghiên cứu về thơ Tố Hữu nói chung . 2
2.2. Những bài nghiên cứu về các tập thơ của Tố Hữu . 3
2.3. Xung quanh tập thơ "Việt Bắc" . 4
2.4. Khảo sát văn bản tập thơ Việt Bắc . 6
3. Mục đích nghiên cứu . 10
5. Nhiệm vụ nghiên cứu . 10
6. Phương pháp nghiên cứu . 10
7. Cấu trúc của luận văn . 10
Chương 1: "VIỆT BẮC" TRONG NỀN THƠ VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 1954 . 11
1.1. Tổng quan về thơ Việt Nam 1945 đến 1954. 11
1.2. Con đường thơ Tố Hữu từ tập thơ Từ ấy sang tập thơ Việt Bắc . 18
1.2.1. Từ tập thơ "Từ ấy". . 18
1.2.2. đến tập thơ "Việt Bắc" . 21
Chương 2: GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA TẬP THƠ“ VIỆT BẮC” . 25
2.1. Khát vọng và niềm vui giải phóng Đất nước qua các chặng đường . 25
2.1.1. Cách mạng Tháng Tám năm 1945. 25
2.1.2. Kháng chiến chín năm . 27
2.1.3. Chiến thắng Điện Biên phủ . 29
2.2. Cái "tôi" tác giả gắn với cái "ta"quần chúng trong bức tranh nhân dân kháng chiến . 31
2.2.1. Hình ảnh người lính . 31
2.2.2. Hình ảnh người phụ nữ . 45
2.3. Tình yêu quê hương đất nước . 53
2.4. Tình cảm gắn bó với lãnh tụ và quê hương cách mạng . 59
Chương 3: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TẬP THƠ “ VIỆT BẮC” . 72
3.1. Sự gắn bó khăng khít giữa tính dân tộc và tính đại chúng . 72
3.1.1. Thể thơ, câu thơ . 72
3.1.2. Nhạc điệu . 78
3.1.3. Ngôn ngữ, hình ảnh . 88
3.1.4. Niêm luật và vần . 92
3.2. Sự kết hợp giữa tính dân tộc và âm hưởng hiện đại . 96
KẾT LUẬN. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 102



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thần thoại:
Anh đi, xuôi ngược tung hoành
Bước dài như gió, lay thành chuyển non
Mái chéo một chiếc xuồng con
Mà sông nước dậy sóng cồn đại dương !
(Tiếng hát sang xuân, 1965)
Những vần thơ rất gợi cảm với những liên tưởng sáng tạo:
Ôi cái mũ vải mềm dễ thương như một bàn tay nhỏ
Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành
Sáng trên đầu như một mảnh trời xanh
Mà xông xáo, mà tung hoành, ngang dọc
Mạnh hơn tất cả đạn bom, làm run sợ cả Lầu năm góc !
(Bài ca xuân 1968)
Những anh hùng trong thời đại chống Mỹ cứu nước, cũng được nhà thơ
xây dựng từ những con người có thật trong đời sống. Nhưng ở họ mang vẻ đẹp
tượng trưng cho một thời đại, tiêu biểu như Nguyễn Văn Trỗi hay Mẹ Suốt, bà
mẹ Việt Nam anh hùng trong những năm chống Mỹ. Tố Hữu đã từ cái riêng của
những cuộc đời cụ thể, khái quát lên thành cái chung của cả một lớp người, một
thế hệ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42
Trở lại anh bộ đội trong kháng chiến chống Pháp. Họ là những người nông
dân cầm súng, thật thà, chất phác, giản dị cả trong lời nói, cử chỉ và trong tư thế.
Nhà thơ viết về họ với bản chất vốn có, mà vẫn tiềm tàng ẩn chứa những nét đẹp
thay mặt cho thời đại. Những con người kháng chiến và hiền lành ấy tiêu biểu cho
toàn thể nhân dân lao động Việt Nam căm thù trước tội ác của giặc, đoàn kết yêu
thương nhau trong một mối tình "cá nước", ra sức chiến đấu, bảo vệ cuộc sống,
bảo vệ quê hương. Họ là những người nông dân bình dị mà làm nên lịch sử vẻ
vang cho dân tộc.
2. Đặc trưng của chiến tranh nhân dân, chiến tranh chính nghĩa là ai cũng
sẵn sàng ra trận. Trẻ em cũng ra trận, cũng biết đảm nhận những công việc thích
hợp nhất với lứa tuổi mình. Lượm là hình ảnh được ghi nhận đầu tiên về em bé
liên lạc trong thơ kháng chiến. Tâm hồn em hồn nhiên, nhưng lòng em thấm sâu
tình yêu nước, em là những chú" đồng chí nhỏ" làm nhiệm vụ giao thông vượt
qua mặt trận, không sợ đạn của giặc, không sợ hiểm nghèo.
Tố Hữu yêu chú bé liên lạc, điển hình của những con cháu trung dũng của
Bác Hồ. Ngay trong những nét phác tả chú bé ấy ta đã thấy thật mến yêu:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh...
(Lượm, 1947)
Chú bé làm công tác liên lạc, vai đeo xắc, đầu đội mũ bộ đội, vẫn trẻ con
trong bước đi nhảy nhót của tuổi nhỏ, xa nhà nhưng em không thấy sợ, lại thấy" ở
đồn Mang Cá. Thích hơn ở nhà". Đó chính là niềm vui được ở trong đoàn thể,
được sống bên cạnh các chú bộ đội, các chú cán bộ, được góp một phần nhỏ bé
của mình cho cách mạng. Tố Hữu đã miêu tả em Lượm như một đồng chí nhỏ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43
Thôi chào đồng chí !
Cháu đi xa dần...
(Lượm, 1949)
Tố Hữu không hề" nâng cao" em lên thành người chiến sĩ cách mạng như
trong Từ ấy:
Em mạnh dạn chống bất công, tàn ác.
Không cầu xin, không cất tiếng kêu ca.
( Hồn chiến sĩ, 1938)
Em Lượm trong Việt Bắc vẫn cứ là trẻ con như thường. Em đi kháng chiến
với một tâm hồn trẻ thơ, hồn nhiên, nhí nhảnh là vậy, thế mà những viên đạn kẻ
thù đã cướp đi sự sống của em. Nhà thơ đã dành cho em một lòng thương yêu đặc
biệt. Khi em ngã xuống, không ai quên được chú Lượm của Tố Hữu, không ai
không thắt lòng khi Tố Hữu hạ xuống hai chữ:
Ra thế
Lượm ơi !
( Lượm, 1949)
Kháng chiến có biết bao tấm gương hy sinh của những em nhỏ anh hùng
như thế. Còn gì xúc động hơn cảnh ấy nữa. Dường như nhà thơ của chúng ta đã
đau nhói tận tim và lặng đi không nói được khi biết tin em ngã xuống:
Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi !
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi !
( Lượm, 1949)
Lượm, em bé giao thông anh dũng đã hy sinh vì nhiệm vụ. Thi sĩ lặng
người lại trước" một dòng máu tươi", và hình ảnh" chú bé loắt choắt, cái xắc xinh
xinh" cứ nhói mãi trong lòng chúng ta. Lượm đã hy sinh, nhưng hình ảnh của em
thì còn lưu mãi trên đồng đất quê hương:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
( Lượm, 1949)
Đó là sự sống không tắt của Lượm, của cả một lớp thiếu nhi tham gia
kháng chiến ngay từ những ngày đầu cả đất nước lên đường vào trận, theo lời kêu
gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất
nước, nhất định không chịu làm nô lệ''. Cũng đồng thời là sự thể hiện sức sống
của văn thơ, khi bằng sức mạnh của cảm xúc và ngôn từ, Tố Hữu đã làm cho một
hình ảnh Lượm cá biệt bỗng sống hẳn lên và mang trong nó giá trị phổ quát, và
nói lên được phẩm chất và gương mặt của cả một thế hệ.
Nói tới các em bé liên lạc, nhiều nhà thơ cũng đã có những vần thơ thật
xúc động. Lê Đức Thọ cũng dành tình cảm mến yêu cho một em bé liên lạc,
nhưng ở trong một hoàn cảnh khác không hẳn như em Lượm:
Đêm nay gió táp mưa xa
Mái lều xơ xác dăm ba lá gồi
Gió lùa chi mấy gió ơi
Em đi trốn gió lại ngồi bên anh.
( Em liên lạc )
Viết về các em nhỏ, từ tập thơ Từ ấy, Tố Hữu đã có những vần thơ về các
em, lời thơ có khi nghẹn ngào như muốn khóc:
Con chim non không đợi chờ cánh mọc
Cơ khổ em mới ngần ấy tuổi đầu!
( Hồn chiến sĩ, 1938 )
Trong kháng chiến cũng sớm có thơ của các em. Em Nguyễn Bá Dậu,
thiếu sinh quân, nhân ngày sinh nhật Bác đã làm một bài thơ gửi đến Bác. Cả bài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45
thơ là niềm tự hào của một em bé được" theo anh Vệ quốc", được đi cùng anh,
qua các địa danh rồi đây sẽ đi vào lịch sử:
Bác Hồ ơi!
Cháu là em bé phương xa
Theo anh Vệ quốc xa nhà từ lâu
Cháu qua Sông Đuống, Sông Cầu
Phủ Thông, Đèo Khách, An Châu, Lũng Vài.
Đến Lượm của Tố Hữu thì hình ảnh một thế hệ trẻ thơ gắn bó với sự
nghiệp kháng chiến mới được thể hiện trong những đường nét linh hoạt, sống
động và thật xúc động. Có thể nói Lượm là bài thơ hiếm hoi để lại một ấn tượng
sâu sắc cho thiêú nhi Việt Nam qua bao thế hệ; có lẽ cũng là bài thơ dài đầu tiên
nói về sự hy sinh, cái chết của người lính trên chiến trường, trong một âm điệu
hào hùng, bi tráng và cũng đầy chất thơ.
Hơn hai mươi năm sau, trong chống Mỹ, cũng Tố Hữu là người mở đầu
dựng một tượng đài thiếu nhi qua truyện thơ Em Hoà, kể chuyện Hoà, 15 tuổi,
quê ở Thừa Thiên, là dũng sĩ diệt Mỹ. Từ Lượm đến Em Hoà vừa là một khoảng
cách, vừa là một bước tiến của dân tộc và thời đại. Nếu Lượm là những nét trữ
tình bi tráng trong chống Pháp, thì Em Hoà là chất sống hiện thực sử thi của
những ngày đồng khởi chống Mỹ.
Vậy là, trong cuộc chiến vĩ đại của dân tộc chống các thế lực ngoại xâm,
gần như luôn luôn, các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đều để lại hình ảnh và dấu ấn
trong văn thơ.
2.2.2. Hình ảnh người phụ nữ
1. Những bà mẹ lao động Việt Nam được Tố Hữu thể hiện với ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố đông hà tỉnh Quảng trị Khoa học Tự nhiên 0
D Ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng Luận văn Kinh tế 0
M ad tải giúp em bài : ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng với ạ Khởi đầu 1
D giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược trồng người Văn hóa, Xã hội 0
D Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh giá trị và hạn chế Môn đại cương 0
D Xây dựng thang bảng lương theo đánh giá gía trị công việc cho công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD3 Luận văn Kinh tế 0
D Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn tỉnh hòa bình Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích các hoạt động marketing, marketing online và chiến lược cung ứng giá trị của Vinfast Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hoạt động quản trị danh mục đầu tư và trạng thái thanh khoản của 1 NHTM Việt Nam trong giai đoạn gần đây Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu xử lý nâng cao giá trị của bã đậu nành (okara) bởi Bacillus amyloliquefaciens N1 và Lactobacillus fermentum DC4t2 Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top