dinhthanhvan

New Member
Mình tìm được bài này, chia sẻ với mọi người tham khảo
Chính sách tiền tệ Việt Nam : Thực trạng và giải pháp
PGS., TS. Lê Hoàng Nga
Học viện Ngân hàng


Trong việc thực hiện các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô là tăng trưởng kinh tế, ổn định đồng tiền, cân bằng cán cân đối ngoại và giải quyết công ăn việc làm, chính sách tiền tệ quốc gia có vai trò rất quan trọng. Thông thường, việc điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) được Quốc hội hay Chính phủ các quốc gia giao cho Ngân hàng Trung ương đảm nhiệm. Với việc quản lý một đối tượng đơn chiếc, riêng lẻ và duy nhất trong một nước là tiền tệ, với tính chất nhạy cảm và có tính công cộng cao như tiền tệ, thì việc điều hành và thực thi CSTT quốc gia của Ngân hàng Trung ương không phải là dễ dàng. Bất kỳ một động thái nào của Ngân hàng Trung ương trong việc đưa ra các quyết sách của mình về tiền tệ, ngân hàng đều gây ra các phản ứng tức thời tới các hoạt động kinh tế vĩ mô và vi mô trong nền kinh tế.
Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thực hiện CSTT từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20 vừa qua. Cho đến nay, CSTT quốc gia đã thực sự góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội của Nhà nước, nhất là trong việc kìm chế lạm phát từ 3 con số vào những năm 1985-1989 xuống còn 1 con số kể từ đầu những năm 90, cung cấp tổng phương tiện thanh toán (M2) cho nền kinh tế phù hợp với tốc độ tăng của GDP, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng. Quan điểm điều hành CSTT ở Việt Nam hiện nay là theo quan điểm đa mục tiêu, tuỳ vào diễn biến kinh tế- xã hội mà lựa chọn mục tiêu thích hợp. Trình độ hoạch định và điều hành CSTT của NHNN Việt Nam ngày càng tăng lên thông qua việc chú trọng công tác phân tích mọi diễn biến kinh tế- tiền tệ trong nước và quốc tế để có những dự báo và quyết định kịp thời tới việc ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, sử dụng ngày càng nhuần nhuyễn hơn các công cụ của CSTT. Với quan điểm điều hành CSTT một cách thận trọng và linh hoạt để kiểm soát lạm phát ở mức 1 con số, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, củng cố sự vững mạnh của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh có nhiều bất lợi, CSTT vừa qua thực sự có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ thì việc điều hành CSTT của Việt Nam hiện nay chưa hẳn là hoàn thiện. Vẫn còn nhiều bất cập khi điều hành CSTT mà NHNN và các Bộ hữu quan cần tập trung giải quyết.


Lấy file đính kèm để có bản đầy đủ 11 trang
 

Attachments

  • Chinh sach tien te Viet Nam thuc trang va giai phap.rar
    18,2 KB · Lượt xem: 22
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Hoàn thiện chính sách tiền lương tại cơ quan Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội Luận văn Kinh tế 2
C Một số vấn đề về việc Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ trong điều kiện nền kinh tế thị trư Công nghệ thông tin 0
N Tình hình thực hiện chính sách tiền lương tại Việt Nam Công nghệ thông tin 0
M Các công cụ của chính sách tiền tệ tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện Công nghệ thông tin 2
Y Những vấn đề xung quanh chính sách phát hành tiền mới Luận văn Kinh tế 0
G Quan điểm định hướng và các giải pháp thực thi chính sách tiền tệ Luận văn Kinh tế 0
C Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ Luận văn Kinh tế 0
D Vận dụng lý luận về lạm phát để phân tích chích sách quản lý tiền tệ chống lạm phát của chính phủ Vi Luận văn Kinh tế 0
B Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước trong tiến trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
S Chính sách tiền tệ - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top