fired_meteora

New Member

Download miễn phí Đề tài Cái tui của Nguyễn Khuyến qua sự lựa chọn xuất xử





 
MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU 1
PHẦN MỘT: 4
QUAN NIỆM CHUNG VỀ CÁI TÔI TRONG VĂN HỌC 4
PHẦN HAI: 9
VẤN ĐỀ XUẤT XỬ TRONG VĂN HỌC NHÀ NHO VÀ SỰ LỰA CHỌN CỦA NGUYỄN KHUYẾN NHÌN TỪ BỐI CẢNH LỊCH SỬ - THỜI ĐẠI 9
PHẦN BA: 17
CÁI TÔI CỦA NGUYỄN KHUYẾN TRONG SỰ LỰA CHỌN XUẤT XỬ QUA MỘT SỐ SÁNG TÁC CỦA ÔNG 17
CÁI TÔI NGUYỄN KHUYẾN TRONG THƠ THIÊN NHIÊN LÀNG CẢNH 17
KẾT LUẬN 31
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đối sánh với các nhà nho trước và cùng thời với ông .
PHẦN HAI:
VẤN ĐỀ XUẤT XỬ TRONG VĂN HỌC NHÀ NHO VÀ SỰ LỰA CHỌN CỦA NGUYỄN KHUYẾN NHÌN TỪ BỐI CẢNH LỊCH SỬ - THỜI ĐẠI
VẤN ĐỀ XUẤT XỬ TRONG VĂN HỌC NHÀ NHO
Nguyễn Thị Kiều Hương
Sự lựa chọn xuất xử là vấn đề nảy sinh trong quá trình các nhà nho “Hiện thực hoá” những lý tưởng về mặt chính trị xã hội của hệ tư tưởng Nho giáo.Với những học thuyết này,họ luôn được giáo dục đề cao tinh thần “tự nhiệm” lấy “tu thân” làm gốc để cảm hoá lòng người (Tu kỉ trị nhân).Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực tế,trước sự phức tạp của thời đại cũng như chốn bổng lộc quan trường đầy cám dỗ “làm thế nào để trọn đạo Vua-tôi?”, “sống làm sao để giữ được chữ Tâm cho thanh sạch?” …đó là vấn đề bao thế hệ Nho gia suy tư trăn trở.Và sự lựa chọn Xuất hay Xử, Hành hay Tàng, ở hay Về trở thành dòng tâm sự đầy giằng xé của văn học nhà Nho. Chính vì vậy, để hiểu được rõ nét sự trăn trở suy tư của họ, ở bài viết này,chúng tui muốn chỉ ra nguồn gốc,tính chất ,biểu hiện của vấn đề sự lựa chọn Xuất -xử của Nho giáo trong văn học nói chung.
Chúng ta trước hết có thể khẳng định Nho giáo là nguồn gốc sâu xa đặt ra vấn đề Xuất - xử. Hay nói cách khác, sự lựa chọn Hành hay Tàng, ở hay Về là một sự chọn lựa ứng xử của các nhà Nho khi áp dụng tư tưởng của Nho giáo vào thực tiến.Chính vì vậy, ta cần nắm vững những điều cốt lõi về lịch sử cũng như nội dung tư tưởng của hệ ý thức này.
Thứ nhất, Nho giáo là một học thuyết đạo đức-chính trị mang tính chất tôn giáo, được sáng lập bởi nhà tư tưởng Trung Hoa cổ đại Khổng Tử (551-479 TCN). Sau khi ra đời, Nho giáo đã nhanh chóng phát triển thành hệ tư tưởng chính thống và Nho học được xem là loại hình giáo dục phổ biến của Trung Hoa,kéo dài suốt thời trung đại (Thế kỉ II TCN đến Cách mạng Tân Hợi 1911.1913). Nhưng chưa dừng lại ở đó, học thuyết này còn gây ảnh hưởng sâu đậm khắp khu vực Đông á,trong đó có Việt Nam.
Ở nước ta,Nho giáo được truyền bá rất sớm,từ thời Bắc thuộc( khoảng năm 111TCN hay sớm hơn) nhưng phải đến giai đoạn từ thời Trần sang thời Lê nó mới trở thành ý thức hệ chính thống.Vai trò độc tôn của Nho giáo ở Việt Nam kéo dài gần năm thế kỉ (Thế kỉ XV-Thế kỉ XIX) gây ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện tới mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội nước ta. Đặc biệt hơn,nó đã tạo ra một đội ngũ trí thức Nho học uyên bác. Đây chính là những chủ thể thẩm mỹ trực tiếp cấu thành nên loại hình văn học nhà Nho-một bộ phận quan trọng trong nền Văn học trung đại Việt Nam.
Từ sự sơ khảo về lịch sử như trên đã chỉ rõ lịch sử hình thành và phát triển của Nho giáo nói chung và ở nước ta nói riêng. ở phần sau này, chúng tui sẽ tập trung trình bày làm nổi bật nội dung tư tưởng cốt lõi học thuyết đạo đức-chính trị này.Bởi đây chính là cơ sở giúp ta lí giải nguồn gốc nảy sinh vấn đề Xuất-xử trong Nho gia.
Nội dung cơ bản của Nho giáo được thể hiện tập trung trong ba học thuyết: Thuyết “Đạo đức”,Thuyết “Lễ trị” và Thuyết “Chính danh”.Trong đó,lí tưởng của học thuyết là chủ trương thiết lập lại trật tự xã hội một cách ổn định thông qua việc tu luyện đạo đức nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và cảm hoá lòng người (Tu kỉ trị nhân). Chính bởi vậy các môn sinh luôn phải lấy tu thân làm gốc, lấy chữ “Nhân”, chữ “Nghĩa” làm đức mục cao nhất của quá trình tu thân.
Việc hiện thực hoá lí tưởng kiến tạo xã hội trên được Nho giáo giao phó tập trung ở một số lớp người, được xem là tinh hoa của thời đại. Đó là những nhà nho,các bậc thánh nhân quân tử,lớp người được xem là đã đạt được tính mẫu mực điển hình của con đường tu thân dưỡng đức. Bởi vậy, trong nhân cách của họ,thường trực một tinh thần “tự nhiệm”, “nhập thế” trước hiện thực đời sống.
“Vũ trụ giai ngô phận sự” (Nguyễn Công Trứ).Và để thể hiện tinh thần hữu trách-phẩm chất đặc trưng của nhà Nho,họ sẽ bứơc vào con đường “lập thân ,cứu thế” mà Nho giáo đánh giá là “chính đạo”, đó là con đường học-thi đỗ và ra làm quan.Nho giáo quan niệm rằng nhà Nho bước vào chốn quan trường là để giúp vua giáo hoá dân chúng,ban ân huệ cho dân bằng chính đạo đức nhân cách của mình (con đường “Đức trị”, phò vua trị quốc, trị quốc cứu đời, trị đời để cứu dân). Chính vì thế con đường trước tiên, con đường chính thống nhất mà nhà Nho muốn lựa chọn bao giờ cũng là con đường “nhập thế”.
Tuy nhiên, có một nghịch lý nảy sinh là giữa lý tưởng hành đạo của nhà Nho với thực tế lại bị mâu thuẫn với nhau rất sâu sắc. Nho giáo quan niệm trọng “Đạo” khinh vật chất và chủ trương coi con đường làm quan là con đường hành đạo chân chính nhất. Thế nhưng quan trường chính là nơi trực tiếp liên quan đến đời sống chính trị, thời đại, lại là nơi có nhiều thủ đoạn trục lợi cầu danh, phức tạp nhất, khó nắm bắt nhất.Do vậy,mặc dù tu thân lập tề theo con đường “Chính đạo” nhưng các nhà nho vẫn luôn trăn trở giữ mình, giữ được chí khí của bậc quân tử “Phú quý bất năng dâm,bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” (Giàu sang không cám dỗ được lòng mình, cùng kiệt khó không làm mình nao núng,cường quyền không làm mình khuất phục). Nhưng chưa dừng ở đó, việc nhà nho có thực hiện được lí tưởng của mình hay không lại phụ thuộc vào phẩm chất của các ông vua: có được vua minh tin dùng thì họ mới có thể đem sở học của mình ra phò vua giúp nước được.Hơn nữa,thời thế luôn luôn thay đổi, lại thêm buổi loạn lạc phân li…càng đẩy các nhà nho vào bi kịch “Tài cao phận thấp chí khí uất”. Nhưng dù rơi vào hoàn cảnh nào, nhân cách của nhà nho cũng buộc họ phải hành xử sao cho trọn đạo.Chính vì vậy mà họ thường xuyên phải đặt ra vấn đề Xuất -Xử. Tâm lý họ luôn mong muốn “nhập thế”, “hành đạo” nhưng thời cuộc thay đổi, để bảo vệ phẩm giá của mình,họ sẵn sàng chọn con đường ẩn dật “Lánh đục về trong”.
Lựa chọn con đường ẩn dật đồng nghĩa với việc các nhà nho bước ra ngoài chốn quan trường chính sự để về với cuộc sống “an bần lạc đạo” hưởng thú thanh nhàn nơi cảnh quê yên tĩnh. Nhưng trong thực tế,họ chỉ nhàn “thân” mà không nhàn “tâm”;họ trốn vào thiên nhiên cảnh vật đấy mà lòng vẫn đau đáu sự đời:
“Bui có một lòng trung với hiếu
Mài chăng khuyết ,nhuộm chăng đen”
(Thuật hứng 24-Nguyễn Trãi)
Chính sự day dứt này đã trở thành nguồn xúc cảm để các nhà nho tự bạch lòng mình,làm nên một bộ phận đặc sắc trong văn học-Văn chương nhà Nho ẩn dật. Độc giả hẳn không thể quên dòng tâm sự trong thơ Nguyễn Trãi,Nguyễn Công Trứ,Cao Bá Quát,Nguyễn Đình Chiểu,Nguyễn Khuyến…Họ cũng chọn lựa con đường “Lánh đục về trong” để bảo toàn phẩm giá trước những đổi thay của thời cuộc. Tuy nhiên, sự lựa chọn Xuất-Xử của họ lại đựơc thể hiện theo những cách xúc cảm riêng. Đây chính là cơ sở để chúng tui đi đến việc tìm tìm hiểu “Cái tui c...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top