minhla_codong

New Member

Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu về cái nhìn đất nước của Chế Lan Viên trong Di cảo thơ





Chế Lan Viên đã đi qua và trải nghiệm những cuộc chiến tranh khốc liệt nhất của dân tộc trong thế kỉ XX. Ông có nhiều bài thơ viết về chiến tranh với âm hưởng đau thương và hào hùng. Đó cũng là những đặc điểm cơ bản của thơ Chế Lan Viên khi viết về đất nước. Nhưng khi đứng giữa cuộc chiến tranh để nói về nó, giữa đau khổ và niềm vui, ông chọn niềm vui, giữa đau thương và hào hùng, ông nói nhiều hơn về cái hào hùng. Do yêu cầu của thơ cách mạng, thơ chiến đấu, giấu chặt đau thương trong sâu thẳm lòng mình.
Khi năm tháng đã qua đi, chiến tranh lùi dần vào dĩ vãng, hồi tưởng lại quá khữ, trong thơ mình Chế Lan Viên lại nói nhiều hơn đến cái đau thương, cái xót xa - những điều trước đây ông ít khi bộc bạch. Nhưng cũng chính ở đây, con người thơ Chế Lan Viên mới hiện lên chân thực và nhân bản hơn bao giờ hết.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

của chúng ta :
Cho tui sinh giữa những ngày diệt Mỹ
Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến luỹ
Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng
và hạ trực thăng rơi”.
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng).
Cảm hứng anh hùng, cảm hứng dân tộc đã nâng thơ Chế Lan Viên lên một tầm vóc mới. thơ ông đã cất lên những bản anh hùng ca bất hủ về những năm tháng hào hùng của một dân tộc anh hùng.
Viết về đất nước, Chế Lan Viên không bao giờ nguôi quên những nỗi đau. Ngay cả ở đây, những âm hưởng bi hùng trong thơ ông vẫn không mất đi. Nỗi đau Tổ quốc bị chia cắt lúc nào cũng canh cánh trong lòng, làm ông nhức nhối, đau thương :
“Cho tui nghe tiếng kêu gào thấu ruột.
Tiếng đau thương người dở mái kêu trời.
Tiếng đồng chí gọi nhân dân. Tiéng thét
Tiếng trẻ cào chảy máu cả vành nôi”.
Nỗi đau thương trong lòng ông đã làm bùng lên một niềm khát khao cháy bỏng :
“Ôi ! tui yêu đất Bắc bởi miền Nam
Bởi cháy ruột trông một ngày thống nhất
Thấy quân thù đền tội trước nhân dân”
Bài hát đau thương trong thơ Chế Lan Viên cũng là những khúc ai ca bi tráng. Đó là những vần thơ hào hùng, mãnh liệt, sôi nổi. Nhưng càng về sau, cái nhìn của ông đối với đất nước càng hướng về chiều sâu, hướng về truyền thống lịch sử để lí giải và nhận chân những xu hướng vận động tất yếu của dân tộc. Chất suy tưởng ngày càng bộc lộ rõ nét trong những vần thơ Chế Lan Viên khi ông ngày càng đi sâu vào tâm hồn mình và hồn dân tộc. Mạch vận động ấy sẽ còn tiếp diễn đến “Di cảo thơ”, ở đó Chế Lan Viên sẽ nhìn dân tộc, nhìn đất nước ở nhiều điểm nhìn hơn, nhiều bình diện hơn, sâu sắc hơn và thâm trầm hơn.
II. HÌNH ẢNH ĐẤT NƯỚC TRONG “DI CẢO THƠ” CỦA CHẾ LAN VIÊN:
1. Đôi nét về “Di cảo thơ”:
Được xuất bản sau khi nhà thơ qua đời, nhưng “Di cảo thơ” lại chiếm hơn một nửa số bài thơ của Chế Lan Viên. Trong số 558 bài thơ thuộc ba tập “Di cảo thơ” thì lại có tới 309 bài được tác giả sáng tác vào hai năm 1987 - 1988 - những ngày tháng cuối cùng của ông. Đó là một cuộc chạy đua nước rút của Chế Lan Viên với thời gian. Ý thức rõ ràng về “thời gian nước xiết”, luôn bị ám ảnh khi thấy quỹ thời gian sống của mình đang vơi đi một cách đáng sợ, Chế Lan Viên đã dốc hết sức lực và trí tuệ của mình ra để viết. Cường độ lao động sáng tạo đã lên đến đỉnh điểm trong cuộc đời ông.
Về mặt khác, với tư cách là một người sắp từ giã cõi đời này mãi mãi, Chế Lan Viên không còn phải giấu giếm một điều gì. Dường như ông rất sợ mình phải ra đi mà mọi người còn chưa hiểu nổi mình. Những điều ông vẫn giữ kín trong sâu thẳm cõi tâm linh mình, đến giờ chót ông không còn phải giấu nữa. Và khi mà ông “công khai hoá” các tư tưởng nghệ thuật của mình ở giai đoạn cuối đời, ông đã tự đặt mình lên một tầm vóc nghệ thuật mới. Độc giả một lần nữa lại bàng hoàng, như hơn năm mươi năm trước họ đã từng bàng hoàng trước “Điêu tàn”, khi mà Chế Lan Viên xuất hiện giữa làng thơ “như một niềm kinh dị”.
Nhà phê bình Hoài Thanh đã đúng với những lời tiên đoán rằng cái tháp chàm Chế Lan Viên đứng sừng sững giữa đồng bằng thơ, “Chắc chắn và lẻ loi, bí mật” (5). Năm mươi năm sau nó vẫn còn lẻ loi và bí mật. Đi từ tháp Chàm đến tháp Bay-on là một chặng đường dài, nhưng suốt chặng đường ấy Chế Lan Viên vẫn chỉphơi bày một bộ mặt trong số bốn bộ mặt Bay-on của mình mà thôi. Vì thế mà khi đã thành người thiên cổ rồi, ông vẫn còn làm cho người ta phải bàng hoàng kinh ngạc về những tâm sự còn giấu kín của mình.
2. Nhận thức hoàn toàn mới mẻ về đất nước :
“Anh là tháp Bay-on bốn mặt
Giấu đi ba, còn lại đấy là anh
Chỉ mặt đó mà nghìn tròn cưới khóc
Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình”
Đó là bài thơ Chế Lan Viên viết vào mùa bệnh 1988, trong những phút giây còn tỉnh táo sau cùng của cuộc đời một nhà thơ. Một ván bài đã được lật ngửa. Người ta hiểu rằng Chế Lan Viên đã viết để phơi bày ba mặt còn lại trong cõi ẩn hình của lòng mình. Có người cho rằng Chế Lan Viên đã là một người cơ hội khi giấu đi ba mặt tháp Bay-on - nghĩa là thơ ông không thật. Nhưng không nên nhìn một chiều như thế. Cái chung, cái ta suốt ba chục năm cách mạng có phần lấn át cái riêng, cái tôi. Đó là cuộc sống. Chế Lan Viên cũng như bao nhiêu người Việt Nam khác phải đáp ứng đòi hỏi của thời đại theo cái lí của lịch sử. Mọi người trong đó có Chế Lan Viên đã tự nguyện hiến thân cho sự tồn vong của đất nước này. Thơ ông cũng vậy.
“Giữa hai con người, con người cá nhân và con người xã hội, ông chọn con người xã hội với trách nhiệm công dân cao cả; giữa hai mặt siêu hình và hiện thực, ông chọn mặt thứ hai ; giữa thơ hướng ngoại và thơ hướng nội, ông chọn mặt thứ nhất ; giữa đau khổ và niềm vui, ông chọn niềm vui ; giữa bè cao và bè trầm, ông chọn bè cao để hát bài ca cách mạng” (8). Chế Lan Viên đã không chỉ giấu mình với mọi người, mà còn giấu mình với chính bản thân mình. Ông đã ghìm nén con người cá nhân của mình lại, hướng ra cuộc đời rộng lớn, cất lên những tiếng hát hào hùng, hoà mình vào khí thế xung phong của dân tộc.
Nhưng đó là một chuyện của một thời khác.
Chế Lan Viên viết đa số những bài thơ trong “Di cảo thơ” vào những ngày cuối đời. Tất nhiên chẳng ai nghĩ rằng thơ làm lúc cao tuổi nhất thiết phải hay hơn thời trai trẻ, bởi thời gian và nghệ thuật có mối quan hệ không hề đơn giản. Nhưng “Di cảo thơ” là một trường hợp đặc biệt. Nó được mọi người chờ đón bởi nó được viết trong thời điểm đáng đọc nhất của đời thơ Chế Lan Viên. Đứng trước hoàn cảnh thế giới đang xao động, xã hội có nhiều đổi thay, người ta muốn biết người nghệ sĩ từng trải này đã nghĩ gì. Và Chế Lan Viên đã không để mọi người phải thất vọng. Ông đã đưa vào thơ cái nhìn hoàn toàn mới mẻ của mình.
“Khi tui cưỡi trên mây
Thì máu người rên trên đất
Mẹ hỏi tui :
Con leo cao mà làm chi
Mẹ ở dưới này cơ cực
Về đi”.
Nhà thơ Vũ quần Phương có lí khi cho rằng những vần thơ ấy Chế Lan Viên không chỉ nói về thời lãng mạn, mà còn có cả thời cách mạng nữa. “Thơ cách mạng thì cũng vẫn là thơ, cao vời sang trọng quá, mơ mộng quá…” (8).
Thời cách mạng, thơ Chế Lan Viên là những lời ca. Giờ đây, ông hầu như chỉ nói - cái cách nói như đang chuyện trò, lập luận, bình dị, bình dân. Mà ông cũng nói ít hơn, ông để cho cuộc sống nói, để cho thơ nói, “xưa tui làm thơ, giờ thử để thơ làm”. Vì thế mà hình ảnh ngôn ngữ trong “Di cảo thơ” như còn mang theo cả bụi bặm phố phường, tươi rói màu sắc thật của đời, phập phồng hơi thờ cuộc sống. Đất nước đi vào đây trong một cái nhìn nhiều chiều hơn, qua lăng kính nhiều màu sắc hơn, chân thực và nghiêm khắc hơn.
Cho đến những phút giây cuối cùng của đời mình. Chế Lan Viên đã sống không hề thanh thản. Thơ ông càng về cuối đời càng trĩu nặng những suy tư về cuộc đời. Giờ đây ông muốn “ngụp lặn” vào đáy sâu “bể loài người”, hoà nhập hết mình vào cuộc đời trần thế đầy trăn ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top