Eldridge

New Member

Download miễn phí Hư từ tiếng Việt thế kỷ XV trong Quốc âm thi tập và Hồng đức quốc âm thi tập





Ngoàisựmởrộng ý nghĩa, chứcnăngcủa bằng như chúng tôi đã phân
tích bên trên, còn cómộthướng biến đổi ngượclại, là thuhẹp ý nghĩa, chức
năng,tầm hoạt độngcủa nó.Từ thời QA vàHĐ cho đến nay, ý nghĩa so sánh
củahưtừ bằng tuyvẫn đượcbảolưu, nhưng càngvề sau này, khitừ như càng
mạnhdần lên và "lấn sân"của bằng ởmộtsố chỗ, thì bằng buộc phải thuhẹp
bớt ý nghiã và chứcnăngcủa nó ở những chỗ đólại.Tư liệu cho thấy:nếu như
thời QA vàHĐ bằng và như hoàn toàn thay thế được cho nhau, thì hiện nay, bên
cạnh nhiều chỗ chúngvẫn hoàn toàn có thể thay thế đựơc nhau, đã có nhiều chỗ
chúng không còn thay thế cho nhau đượcnữa. Chẳnghạn:



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ớ (53 lần), đừng (4 lần);
- chăng (xuất hiện 80 lần) với không (7 lần), chẳng (231 lần);
- hoà (xuất hiện 43 lần) với cùng, cùng nhau (74 lần), vừa (4 lần)
-tày (xuất hiện 6 lần) với tựa (19 lần), dường (53 lần), bằng ( lần 65), như ( lần
16)...
Như vậy, sự thay thế một hư từ cổ ở đây có thể không phải bằng một, mà
nhiều khi, bằng một số hư từ khác. Hiện tượng này thường xảy ra khi có một hư
từ đa nghĩa, đa chức năng bị một số hư từ khác, mỗi hư từ có một hay vài ý
nghĩa, chức năng tương đồng thay thế cho một trong số những ý nghĩa, chức
năng của nó. Ví dụ, ngoài trường hợp từ nhẫn và những từ vừa kể trên, có thể
quan sát thêm trường hợp hư từ hoà. Từ này trong QA và HĐ:
- Vừa có ý nghĩa, chức năng như một liên từ (tương tự như và, với); chẳng
hạn: Dây dây hoa nở tốt hoà tươi (QA, b. 247)...
PDF created with pdfFactory Pro trial phiên bản www.pdffactory.com
5
- Vừa có ý nghĩa, chức năng như một phó từ đứng trước vị từ, thậm chí
đứng trước danh từ (tương tự như vẫn, hãy, cả, vừa); chẳng hạn: Hoà cao hoà
sáng vuỗn hoà thanh (HĐ. TĐM, b.19), Thuyền hoà còn dội tiếng đinh đinh
(QA, b.123), Mười phương châu ngọc vẹn hoà mười (HĐ. PVM, b. 1)...
Hiện nay, ý nghĩa, chức năng làm liên từ của hoà vẫn được bảo lưu trong
và, nhưng các ý nghĩa và chức năng làm phó từ của hoà thì không còn được lưu
lại trong và nữa. Thay vào đó, tiếng Việt hiện đại huy động các từ vẫn/ hãy/ cả/
vừa ... để chuyển tải những ý nghiã và chức năng tương ứng của hoà trước đây.
Điều này hoàn toàn có thể kiểm chứng được. Nếu chúng ta thay hoà trong các
câu trên đây: Hoà cao hoà sáng vuỗn hoà thanh. Thuyền hoà còn dội tiếng đinh
đinh. Mười phương châu ngọc vẹn hoà mười... bằng vẫn/ hãy/ cả/ vừa ... tuỳ
từng trường hợp cho tương thích, thì ba câu này hoàn toàn trở thành ba câu của
tiếng Việt ngày nay, không còn một mảy may gì những vết tích của thế kỷ XV.
2.1.b. Các hư từ: le (1), mấy (103), khôn (53), chưng 45), huống (10), ngõ
(6), há (22 ), hề (7), đòi (19), tá (7), khá (21) chưa hoàn toàn biến mất trong
tiếng Việt hiện đại. Chúng không còn hoạt động tích cực trong đời sống ngôn
ngữ thường nhật hiện nay, nhưng ở những mức độ khác nhau, trong một vài
phương ngữ, trong một số cách nói, một số kết cấu nhất định, chúng vẫn còn tồn
tại. Ví dụ:
- Trong khẩu ngữ ở một vài phương ngữ Bắc bộ, đôi khi chúng ta vẫn
nghe được cách nói ... mấy/mí nhau thay cho với nhau.
- Trong một vài lối nói nệ cổ, "giả cổ" chúng ta gặp le trong song le, gặp
chưng trong bởi chưng, vì chưng..., gặp tá trong đâu tá? chăng tá? gặp ngõ
trong ngõ hầu, gặp há trong há nỡ, há để, gặp khá trong khá khen...
- Trong lối nói văn chương, khôn được sử dụng để thể hiện ý phủ định và
kèm cả ý nghĩa tình thái “không thể ” trong các kết cấu như: khôn nguôi, khôn
cùng, khôn khuây, khôn xiết, khôn lường...
PDF created with pdfFactory Pro trial phiên bản www.pdffactory.com
6
- Chúng ta cũng vẫn còn gặp huống trong huống hồ, huống chi... gặp hề
trong không hề, chẳng hề, hề gì, hề chi, không hề gì, chẳng hề gì... gặp đòi trong
học đòi, theo đòi, đua đòi...
Như vậy, các hư từ vừa nói trên đây không bị đào thải hoàn toàn mà chỉ bị
thu hẹp không gian tồn tại và hoạt động của chúng vào một số cách nói, một số
kết cấu rất hạn chế. Lý do là ở chỗ:
- Có khi chính các ý nghĩa hay chức năng của chúng bị thu hẹp, bị cạnh
tranh hay đã bị thay thế hẳn. Ví dụ: thay cho mấy đã có với, thay cho khá có
nên/đáng, thay cho há có thể là chẳng lẽ, thay cho ngõ/ngõ hầu đã có nhằm/ để/
nhằm để, thay cho khôn đã có không thể ...
- Có khi chúng thu hẹp năng lực hoạt động với tư cách là một từ độc lập
của mình lại, chỉ còn tồn tại với tư cách là một thành tố trong một kết cấu cố
định hay một "từ ghép". Ví dụ: le, chưng, tá, huống, hề, đòi ... trong song le, vì
chưng, bởi chưng, đâu tá, huống hồ, huống chi, chẳng hề, không hề, hề gì, hề
chi, học đòi, theo đòi, đua đòi ...
Điều đáng chú ý là: tại những nơi các hư từ đó còn hiện diện, cái nghĩa
vốn có của chúng từ thế kỷ XV vẫn còn tiếp tục được duy trì.
2.1.c. Khi nói về các hư từ cổ, kể cả những hư từ được coi như đã hoàn
toàn vắng bóng trong tiếng Việt ngày nay, không nên đơn giản nghĩ rằng chúng
đã bị đào thải một cách triệt để và chóng vánh từ lâu rồi.
Trên thực tế, quá trình rút lui của chúng thường diễn ra trong khoảng thời
gian rất lâu dài; và trong quá trình đó, trong quá trình hoạt động ngôn ngữ, có
thể chúng rất ít khi xuất hiện hay không còn xuất hiện, hoạt động nữa, nhưng
các từ điển vẫn cứ còn thu thập, tuỳ theo quan niệm của người biên soạn và quy
mô của từ điển. Chẳng hạn:
Kiểm chứng qua một số từ điển, chúng tui thấy như sau: [Viết tắt: TĐ1: Từ
điển Việt-Bồ đào nha-Latinh (A.de Rhodes, 1651). TĐ2: Tự vị An nam - Latinh
(Pigneaux de Behaine, 1772-1773). TĐ3: Từ điển Truyện Kiều (Truyện Kiều,
PDF created with pdfFactory Pro trial phiên bản www.pdffactory.com
7
cuối thế kỷ XVIII). TĐ4: Đại Nam quấc âm tự vị (Huình Tịnh Của, 1896). TĐ5:
Từ điển Việt-Pháp (J.F.M. Genibrel, 1898). TĐ6: Việt Nam tự điển (Khai trí
tiến đức, 1931). TĐ7: Từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên, 1969). TĐ8: Từ
điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 1994). Đối chiếu theo hàng ngang, dấu +
thể hiện rằng còn được ghi nhận trong từ điển tương ứng, dấu - thể hiện rằng
không còn được ghi nhận trong từ điển tương ứng].
TĐ1 TĐ2 TĐ3 TĐ4 TĐ5 TĐ6 TĐ7 TĐ8
bui - - - - - + + -
chỉn - + + + + + + +
chưng + + - + + + + +
hoà + + + + + + + -
lọ + - + - + + + +
luống - + + + + + + +
mựa + + - + + + + +
nhẫn + + + + + + + +
phô + + - + + + - -
ru + + + + + + + +
sá - + + + + - + +
tua - + - + + + - +
thửa + + + + + + - -
vay - + + + + + + +
Sự tồn tại (còn được hiện diện) trong các từ điển của các hư từ trên đây
tuy không đồng đều: (nhẫn, ru còn được ghi trong cả 8 từ điển, chỉn, chưng,
hoà, huống, mựa, vay còn được ghi trong 7 từ điển, lọ, sá, thửa còn được ghi
trong 6 từ điển, phô, tua còn được ghi trong 5 từ điển, bui được ghi trong 2 từ
điển) nhưng điều này vẫn có giá trị chứng tỏ rằng: đối với các hư từ cổ đó,
không phải là ngày nay chúng ta không còn có thể nhận diện và hiểu được chúng
nữa.
PDF created with pdfFactory Pro trial phiên bản www.pdffactory.com
8
2.2. Loại hư từ thứ hai là những hư từ vốn đã có mặt trong QA và HĐ, tồn
tại suốt từ ngày đó cho đến nay, nhưng trong ý nghĩa và chức năng của chúng đã
có những xu hướng biến động khá đa dạng và phức tạp: 1/ Khi thì mở rộng ý
nghĩa hay phạm vi hoạt động ra; 2/ Khi thì thu hẹp ý nghĩa hay phạm vi hoạt
động lại; 3/ Khi thì vừa mở rộng chỗ này, vừa thu hẹp chỗ kia.
2.2.1. Về trường hợp mở rộng ý nghĩa, chức năng và khả năng tham gia
các cấu trúc, có thể khảo sát hư từ bằng và hư từ như làm ví dụ.
Từ bằng xuất hiện 65 lần (trong QA 35 lần, trong HĐ 30 lần); như xuất
hiện 16 lần (trong QA 2 lần, trong HĐ 14 lần). Như vậy có thể thấy: trong QA
và HĐ, (và có thể suy rộng ra:...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K Khảo sát hoạt động của các hư từ biểu thị tình thái cầu khiến trong câu tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 0
T Khảo sát hoạt động chức năng của một số hư từ có nguồn gốc từ tiếng Hán trong tiếng Việt hiện đại Văn hóa, Xã hội 0
A Nghiên cứu về đặc điểm và phương pháp giảng dạy "hư từ' trong tiếng Hán hiện đại Ngoại ngữ 2
B Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan Khoa học Tự nhiên 2
C Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hóa (khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hư Văn học 0
Z Khảo sát hoạt động của một số hư từ trong tác phẩm "Phép giảng tám ngày" của Alexandre De Rhodes Văn hóa, Xã hội 0
T Đánh giá khả năng tạo CHHBMSH do các chủng vi khuẩn phân lập từ mùn khoan dầu khí Vũng Tàu và ảnh hư Tài liệu chưa phân loại 0
P Có khi nào mà từ mái tóc thẳng, do bị hư tổn bởi hóa chất mà trở nên bông xù hoặc khô xơ ko? Sức khỏe 2
G Tôi bị hư móng chân từ rất lâu rồi, xin hỏi có cách nào khắc phục hay cấy ghép không? Sức khỏe 1
D Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có hội chứng thận hư tại Trung Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top