Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU

Thế kỷ XX qua đi, thế kỷ XXI đã tới, thế giới đã đi qua những chặng đường dài đầy thử thách song cũng đầy vinh quang. Xu hướng hiện tại và tương lai của thế giới là hoà bình, hợp tác và cùng phát triển.
Việt Nam, cũng như nhiều nước khác trên, đều cố gắng hoà nhịp với dòng chảy chung của thế giới. Nhu cầu phát triển kinh tế, xây dựng đất nước không cho phép chúng ta đứng ngoài xu thế, cuộc chơi chung của nhân loại. Biểu hiện tích cực mới đây nhất thể hiện sự chủ động hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới là việc chúng ta chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việc gia nhập WTO chắc chắn sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, nhưng đồng thời cũng đưa đến nhiều khó khăn trở ngại. Nền kinh tế Việt Nam có duy trì được tốc độ cao, ổn định hay không hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng cạnh tranh cũng như khả năng ứng phó với những thách thức của nền kinh tế nói chung và của từng ngành nói riêng.
Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã có một chiến lược dài hạn nhằm mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó tập trung vào phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực. Chiến lược này không nằm ngoài mục tiêu chuẩn bị cả về lượng và chất để phát triển nền kinh tế, tạo chỗ dựa vững chắc khi hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.
Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, cũng như nhiều nước khác trên thế giới, ngành dệt may đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Với lợi thế là ngành vừa cung cấp hàng hoá trong nước, thu hút nhiều lao động, đồng thời là ngành có lợi tức cao, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, công nghiệp dệt may luôn được chú trọng đầu tư, phát triển. Chiến lược phát triển kinh tế, với việc nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bắt đầu từ Đại hội VI (1986) Đảng Cộng Sản Việt Nam, và được cụ thể hoá và phát triển ở các đại hội sau, đã đem lại cho ngành dệt may những động lực và định hướng phát triển mới: “ Phát triển mạnh công nghiệp nhẹ, nhất là dệt, may, da giầy, giấy, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ; đầu tư hiện đại hoá dây chuyền công nghệ, nâng chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm; chuyển dần việc gia công dệt may, đồ da sang mua nguyên liệu, vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; coi trọng nâng cao năng lực tiếp thị để mở rộng thị trường; khắc phục sự lạc hậu của ngành sợi, dệt, gắn với phát triển bông và thị trường tơ tằm….”
Những khởi sắc của ngành công nghiệp dệt may những năm gần đây, đặc biệt là sau một năm Việt Nam gia nhập WTO là một minh chứng rõ nét cho khả năng vượt qua thách thức, vươn lên của ngành dệt may. Vấn đề đặt ra là, trong những năm tới đây, khi phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngành dệt may còn đủ khả năng để cạnh tranh với các đối thủ có tiềm lực ngày càng mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ?
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và tầm quan trọng của ngành công nghiệp dệt may đối với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh nước ta đã là thành viên của WTO, người viết đã chọn đề tài khoá luận: “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO”.
Trong quá trình viết, người viết đã cố gắng sử dụng các phương pháp như phân tích, so sánh, minh họa, đối chiếu, kiểm nghiệm thực tế nhằm đưa ra những đánh giá mang tính toàn diện, đúng đắn về năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp dệt may, cũng như định hình rõ những cơ hội, thách thức đặt ra đối với ngành dệt may sau khi gia nhập WTO, trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.
Nội dung chính của khoá luận sẽ được trình bày ở ba chương:
Chương I: Vấn đề dệt may trong WTO
Chương II: Khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam
Chương III: Chính sách và biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Do đây là một đề tài có phạm vi bao quát rộng, trình độ và khả năng nghiên cứu của người viết còn nhiều hạn chế, nên khoá luận không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô và bạn đọc.





CHƯƠNG I
VẤN ĐỀ DỆT MAY TRONG WTO

1. Vấn đề dệt may trong Vòng đàm phán Urugoay
Dệt may với đặc điểm là một ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, luôn là một ngành nhạy cảm, không chỉ về khía cạnh kinh tế, mà cả khía cạnh chính trị đối với nhiều nước. Vấn đề dệt may, vì thế, luôn là đề tài được nhiều nước thành viên WTO, đặc biệt là những nước nhập khẩu và xuất khấu hàng dệt may đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên, do tính chất nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của nhiều lao động nên ngành công nghiệp dệt may thường được chính phủ các nước bảo hộ, nằm ngoài các nguyên tắc chung về thương mại tự do của GATT/WTO. Vì thế, trong suốt 30 trước khi diễn ra vòng đàm phán Urugoay (1986- 1994), thương mại quốc tế về dệt may chỉ được thực hiện dựa trên các thoả thuận về hạn ngạch song phương như: Hiệp định ngắn hạn về thương mại hàng dệt và bông (STA) năm 1961, Hiệp định dài hạn về hàng dệt và bông (LTA) năm 1963- 1973, Hiệp định hàng đa sợi (MFA) năm 1974- 1994.
Các hiệp định dệt may này đều duy trì việc thực hiện thương mại dệt may dựa trên các thoả thuận hạn ngạch song phương có tính chất phân biệt đối xử giữa những nước xuất khẩu và cho phép các nước nhập khẩu hàng dệt may được áp dụng các biện pháp hạn chế khi có sự gia tăng đột ngột về khối lượng hay giá trị nhập khẩu dẫn đến nguy cơ gây rối loạn thị trường nước nhập khẩu. Phạm vi các mặt hàng bị áp hạn ngạch cũng ngày càng gia tăng: nếu như hai thoả thuận đầu (STA và LTA) chỉ hạn chế xuất khẩu đối với hàng dệt may bông sợi tự nhiên thì Hiệp định đa sợi MFA mở rộng phạm vi hạn chế sang cả mặt hàng bông sợi nhân tạo. Các biện pháp hạn chế này nhìn chung mang tính phân biệt đối xử giữa hàng hoá các nước, và “hầu như hoàn toàn để hạn chế số lượng nhập khẩu từ các nước đang phát triển” .
Về khía cạnh pháp lý, việc duy trì những hạn chế số lượng là trái với các nguyên tắc, qui định của GATT. Tuy nhiên, việc ra đời các thỏa thuận trên, đặc biệt là Hiệp định MFA đã tạo ra “cái ô pháp lý để có thể vi phạm những nguyên tắc của GATT” .

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

badman1102

New Member
Re: [Free] Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Ad ơi, cho mình xin tài liệu này với.
Thank ad nhiều :D
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top