Download miễn phí Tóm tắt Luận văn Phong cách thơ Lưu Quang Vũ





Con người luôn “mắc nợnhững chuyến đi, những giấc mơ điên rồ,
những ngọt lửa không có thật” ấy cuối cùng cũng tìm được bến đỗ đời mình.
Sau này, Xuân Quỳnh được nhắc tới không chỉlà một nhà thơnữxuất sắc,
mà còn được nhắc tới với tưcách người vợ, người đã tạo nên nguồn vui
sống và cảm hứng sáng tạo nghệthuật lớn của Lưu Quang Vũ.
Đến với nhau không dễdàng, khi cảhai đều đã trải qua quá nhiều mất
mát, lỡlàng, đổvỡ, “Bao nhiêu ngày tháng bao đường sá. Biết mấy vui
buồn đểcó em”cảhai đã bù khuyết cho nhau, và đểlại trong thi ca Việt
nam một mối tình thơrất đẹp.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n đọc hầu hết những chặng đường gian nan
của Lưu Quang Vũ.
“Lưu Quang Vũ tài năng và lao động nghệ thuật” cũng của Lưu
Khánh Thơ chủ biên, xuất bản năm 2000, ra đời nhân dịp Lưu Quang Vũ
được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đã giới thiệu những bài viết
của Hoài Thanh, Lê Đình Kỵ, Vũ Quần Phương, Phạm Xuân Nguyên, Anh
Ngọc, Hoàng Sơn… cho thấy đánh giá của giới phê bình về Lưu Quang Vũ
từ rất nhiều góc độ. Vũ Quần Phương sau khi “Đọc thơ Lưu Quang Vũ” thì
đặc biệt chú ý đến giọng thơ Lưu Quang Vũ, khẳng định đó là “một giọng
thơ rất đắm đuối”, “đắm đuối là bản sắc cảm xúc của Lưu Quang Vũ”.
Phạm Xuân Nguyên gọi Lưu Quang Vũ như một “tâm hồn trở gió”, phát
hiện ra thơ của Lưu Quang Vũ “bao trùm là gió và tình yêu”, từng chặng
đường thơ Lưu Quang Vũ là từng cơn gió, từng đợt gió, và khám phá thơ
Lưu Quang Vũ với một biểu tượng gió đầy gợi cảm, khẳng định đó là một
4
môtip góp phần làm nên phong cách thơ anh. Nguyễn Thị Minh Thái lại tìm
được cảm giác “Đi suốt chiều dài một đời thơ của Lưu Quang Vũ, ta có cảm
giác như vào một kho báu. Ở những câu thơ ta nhặt vô tình nhất, cũng óng
ánh một vẻ đẹp riêng…” và chỉ rõ thơ Lưu Quang Vũ còn rất nhiều điều cần
khám phá. Với Huỳnh Như Phương “Lưu Quang Vũ thực sự là một nhà thơ
của tuổi trẻ, một tuổi trẻ luôn băn khoăn, dằn vặt, tra vấn về cuộc đời và tự
tra vấn chính lòng mình” . Với Anh Ngọc, chỉ chiếm phân nửa trong tập
“Hương cây - Bếp lửa” cũng đủ để Lưu Quang Vũ “có một vị trí vững vàng,
bởi một hồn thơ dào dạt, một tài thơ sắc sảo với vẻ hồn nhiên đến như là
ngẫu hứng, với mạch nguồn hình ảnh và từ ngữ đầy trực cảm và đột biến
tuôn ra dường như bất tận”… Tựu trung lại, dù khám phá ở nhiều góc độ
khác nhau, nhưng có thể thấy một cái nhìn thiện cảm, kì vọng của giới phê
bình về một cây bút thơ đang hồi sung sức, có một giọng điệu riêng, một
phong cách cần ghi nhận.
Cuốn “Đối thoại Tình yêu Xuân Quỳnh Lưu Quang Vũ”, ấn hành
năm 2007, tuyển lựa những bài thơ đặc sắc nhất của cả Xuân Quỳnh và Lưu
Quang Vũ, những bài viết của giới phê bình về thơ của Lưu Quang Vũ,
Xuân Quỳnh, và cả những bức thư thấm đẫm ân tình của hai người, đã tạo
nên một thế đối thoại rất thú vị, như là Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ đã đối
thoại với nhau qua những trang thơ, và cùng nhau đối thoại với bạn đọc, với
cuộc đời.
Năm 2008, kỉ niệm 20 năm ngày mất của Lưu Quang Vũ, Xuân
Quỳnh, cuốn “Di cảo Nhật kí – thơ” của Lưu Quang Vũ đã được Lưu
Khánh Thơ biên soạn, công bố một phần lớn những tác phẩm, cũng như bút
tích của anh trong toàn bộ khối lượng Di cảo đồ sộ. Tại cuốn sách này, có
một phần lớn thời lượng dành để đăng tải những trang nhật kí của Lưu
Quang Vũ của một thời “hoa phượng” và những ngày tháng chuẩn bị “lên
5
đường”. Đáng chú ý là 34 bài thơ “Những bông hoa không chết”, là phần
thơ viết trong khoảng 5 năm (1971 – 1975), một thời kì “gian khó, cô đơn
đến cùng cực” của Lưu Quang Vũ mà ít người biết tới. Những bài thơ này
khi ra đời, bản thân nó đã tự tách thành một dòng riêng, không thực sự hợp
với những đòi hỏi của sách báo ngày đó nên không được in ấn, xuất bản.
Chính những bài thơ này, gợi mở một diện mạo thơ khác của Lưu Quang
Vũ, đắm đuối, buồn đau, khốc liệt, một Lưu Quang Vũ “tha thiết muốn
vượt lên trên nỗi mệt mỏi, hoài nghi để yêu thương, để sống và viết”.
Cuốn sách cũng đã công bố những bài viết mới nhất về Lưu Quang
Vũ trong chủ đề “Người trong cõi nhớ”, với những trang viết cảm động của
Bùi Vũ Minh, Anh Chi, Ngô Thảo. Với Anh Chi“Cá nhân tui coi anh là
một tài năng khá đặc biệt của văn chương Việt Nam nửa sau thế kỉ XX. Do
cách anh đi trên đường đời, đường thơ thật khác biệt so với bạn thơ cùng
trang lứa, cùng thời, nên anh là một số phận thơ khác biệt hẳn ra, có thể coi
là cá biệt”… “một giọng thơ dễ xâm chiếm lòng người”, một tiếng thơ có đủ
“mộng ước, khổ đau và cái đẹp”, một “tứ thơ say đắm, nhiều nước mắt và
cũng thật nồng nàn”…; với Ngô Thảo “Hai mươi năm chưa phải là dài,
nhưng đất nước và thế giới đã có nhiều biến động về chính trị, xã hội, khiến
cho nhiều thước đo giá trị đã thay đổi, nhưng nhiều tác phẩm của Lưu
Quang Vũ không sợ những thước đo mới mẻ: Thấm đượm nhân văn, hướng
thiện, đầy tình yêu với cuộc sống, con người, đất nước, luôn là những giá trị
được nghệ thuật tôn trọng”…
Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng, việc nghiên cứu thơ và phong cách
thơ Lưu Quang Vũ mới chỉ dừng lại ở những bài viết riêng lẻ, mang tính
chất cảm nhận, cảm tính nhiều hơn là những công trình nghiên cứu, mang
tính thống kê, phân tích, tổng hợp thực sự để chứng minh Lưu Quang Vũ với
một bản sắc thơ riêng biệt.
6
Do đó, luận văn này chỉ mong muốn tìm được một cách nhìn tổng
quát về đời thơ của Lưu Quang Vũ, chỉ cho ra nét đặc trưng tiêu biểu của
Lưu Quang Vũ trong các tiếng thơ cùng thế hệ, và khẳng định Lưu Quang
Vũ như một gương mặt thơ tiêu biểu của thời kì thơ ca kháng chiến chống
Mỹ cũng như thơ ca của thế kỉ XX.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là ất cả những tập thơ đã xuất bản của
Lưu Quang Vũ.
+ Hương cây – bếp lửa (In chung với Bằng Việt, 1968)
+ Mây trắng của đời tui (1989)
+ Bầy ong trong đêm sâu (1993)
+ Lưu Quang Vũ – Di cảo (2008)
Bên cạnh đó, chúng tui cũng tiến hành tham khảo thêm những tác
phẩm chưa được công bố đầy đủ của Lưu Quang Vũ.
+ Cuốn sách xếp lầm trang (chưa in)
+ Cỏ tóc tiên (chưa in)
4. Mục đích nghiên cứu
Qua việc thống kê, khảo sát, phân tích, luận văn hướng đến mục đích:
- Khẳng định Lưu Quang Vũ là một cây bút thơ có phong cách, bản
sắc riêng biệt.
- Sự đóng góp của thơ Lưu Quang Vũ trên tiến trình phát triển của thơ
ca Việt Nam thế kỉ XX.
7
5. Phương pháp nghiên cứu.
Chúng tui chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp trên cơ
sở những số liệu thống kê. Qua việc khảo sát các tập thơ của Lưu Quang Vũ,
người viết sẽ đưa đến những kết luận về những đặc điểm phong cách thơ
Lưu Quang Vũ.
Phương pháp so sánh cũng được sử dụng như một tấm gương đối
chiếu, để thấy rõ nét sự tương đồng và cá biệt của Lưu Quang Vũ so với các
nhà thơ cùng thời. Nó cũng sẽ chỉ ra cho thấy sự vận động và phát triển của
chính bản thân hồn thơ Lưu Quang Vũ.
8
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
VẤN ĐỀ PHONG CÁCH VÀ PHONG CÁCH THƠ
I. Khái niệm Phong cách.
Từ xa xưa, phương Tây cũng như phương Đông, đã có quan niệm:
Phong cách là bản thân con người, hay nói ngắn gọn hơn, Văn tức là người.
(Văn như kỳ nhân) Tính chất cá thể ở đó là vô cùng rõ nét.
Theo các nhà ngôn ngữ học, khái niệm về phong cách xuất hiện từ
thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ đại cùng với sự xuất hiện của khoa học về hùng
biện. Phong cách ngôn ngữ là sự kết hợp của hai nhân t
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top