Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết số 03 - NQ/TW ngày 16/7/1998 của Ban chấp hành Trung ương Đảng ( khóa VIII) đã chỉ rõ: Bên cạnh việc phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hết sức coi trọng, bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn học truyền thống, văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [13, tr.24 -28]. Tinh thần của nghị quyết tiếp tục được bổ sung và khẳng định trong kết luận của hội nghị lần thứ 10, số 03 - KL/TW ngày 20/7/2004 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX: “Trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa, cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới của Việt Nam đương đại, cần đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc” [13, tr.150]. Như vậy, để thực hiện thành công công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong giai đoạn hiện nay, chúng ta phải tiến hành đồng thời nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, cần xuất phát từ truyền thống văn hóa của dân tộc, một trong những nhân tố tạo nên truyền thống đó là kho tàng văn học dân gian nói chung, ca dao, tục ngữ nói riêng đã được ông cha ta dày công xây dựng và lưu giữ. Mặt khác cần kết hợp hài hòa tinh hoa văn hóa của dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm tạo nên những giá trị bền vững về văn hóa cho nền văn minh của đất nước.
Trong tình hình hiện nay, văn học dân gian là nguồn tư liệu ít được khai thác về mặt triết học vì nó được không ít người xem là loại văn phong không uyên bác, có nhiều hạn chế, lạc hậu. Song, thật ra, trong thứ văn chương bình dân ấy đã ẩn chứa những khái niệm trừu tượng mà ở đó, chúng ta có thể thấy được năng lực tư duy, phán đoán, phân tích và nhận thức của con người về vũ trụ và con người. Chính vì thế, văn học dân gian là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Nói như tác giả cuốn “Triết lý trong văn hóa Phương Đông”, tại sao “ngày nay văn hóa dân gian đã trở thành một bộ môn khoa học thì hà cớ gì chúng ta - những người làm triết học - lại cứ khư khư đóng cửa, không mở sang lĩnh vực triết lý dân gian”, từ việc nghiên cứu triết lý dân gian “rất có thể chúng ta lại tìm ra, phát hiện ra mạch ngầm sâu thẳm của dân tộc” [15, tr.404 - 405].
Mặt khác, Nghị quyết của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam Về chính sách khoa học và kỹ thuật cũng đã chỉ rõ: “Nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học của dân tộc và sự thắng lợi của tư tưởng triết học Mác - Lênin ở Việt Nam” [1, tr.23] là một công việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay mà còn có ý nghĩa lâu dài.
Vì những lẽ đó, chúng tui đã chọn đề tài: “Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Đề tài mà chúng tui nghiên cứu tiếp cận là vấn đề có tính chất đặc thù ở một địa phương nên chưa được nghiên cứu nhiều, phần lớn các công trình nghiên cứu tập trung dưới góc độ văn hóa dân gian là chính.
Một số công trình có nội dung chứa đựng nhiều ca dao, tục ngữ có liên quan đến đề tài. Trước hết, là công trình sưu tập, nghiên cứu của Vũ Ngọc Phan (1995), “Tục ngữ, ca dao Việt Nam”, Cao Huy Đỉnh (1974), “Tìm hiểu tiến trình văn hóa dân gian Việt Nam”, Đinh Gia Khánh (2000), “Văn học dân gian Việt Nam”. Ba cuốn sách nói trên, các tác giả đã làm rõ khái niệm, nguồn gốc, sự hình thành, phát triển, nội dung và các hình thức nghệ thuật của ca dao, tục ngữ Việt Nam nói chung. Ngoài ra, tác giả còn làm rõ mối quan hệ giữa ca dao, tục ngữ với các thể loại văn học dân gian khác.

Công trình sưu tập ca dao, tục ngữ công phu nhất, có nội dung phong phú là bộ sách “Tục ngữ phong dao” của Nguyễn Văn Ngọc, xuất bản lần đầu vào năm 1928, tập 1 của bộ sách này giới thiệu khoảng 6500 câu tục ngữ của các vùng miền Bắc, Trung, Nam cho đến nay vẫn được coi là một trong những công trình sưu tập tục ngữ Việt Nam có quy mô lớn.
Đáng chú ý là công trình nghiên cứu của: Triều Nguyên (2005)“Ca dao Thừa Thiên - Huế”, Nhà xuất bản Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế, Huế. Tác giả đã trình bày những nội dung phản ánh của ca dao Thừa Thiên - Huế về các vấn đề như: Ca dao về tình yêu quê hương đất nước, ca dao về tình cảm đôi lứa, ca dao về quan hệ hôn nhân - gia đình, ca dao đối đáp, trêu ghẹo và ca dao cổ động các phong trào cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.



Và cả sự xem thường tính mạng, nhân phẩm của người khác:
- Coi người như rác như rơm
- Coi người bằng nửa con mắt
Vấn đề đạo đức của con người trong xã hội được đặt lên hàng đầu, đó là một quan niệm truyền thống của người Việt nói chung. Tại Thừa Thiên - Huế thời Nguyễn triều không những chỉ Nho giáo mà cả Phật giáo cũng phát triển, cho nên có rất nhiều ca dao, tục ngữ liên quan đến đạo đức mang màu sắc Phật giáo. Người Huế luôn cho rằng:
Có đức mặc sức mà ăn
Nổi bật hơn cả là những câu nói về sự trung thực và lòng vị tha trong buôn bán cũng như trong các mối quan hệ xã hội khác. Đây là nói về cái tâm của con người, không cần công cụ lớn mà cần đong đầy, nhiều lời nói tốt đẹp không bằng một vài hành động:
Đong đầy hơn nậy (lớn) đọi
Vấn đề khác nổi lên trong xã hội, được ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế phản ánh khá rõ là vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp. Hàng loạt câu ca dao, tục ngữ nói về vấn đề này như:
- Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan
- Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa thì quyét lá đa
- Dùi đánh đục, đục đánh săng
Đấu tranh giai cấp phản ánh trong những câu ca dao, tục ngữ là cuộc đấu tranh của nhân dân lao động chống lại giai cấp bóc lột trong chế độ phong kiến. Cuộc đấu tranh ấy còn mang tính chất tự phát, còn mơ hồ, thậm chí còn không ít mâu thuẫn.
Như vậy, khi tìm hiểu tính triết lý sống từ các khía cạnh xã hôị qua ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế, chúng ta thấy được mối quan hệ của chúng với thời điểm lịch sử chúng xuất hiện. Qua đó chúng ta hiểu được quan điểm của nhân dân đối với các hiện tượng ấy. Những kinh nghiệm thực tiễn trong lao động, trong đời sống cộng đồng, trong đấu tranh giai cấp cũng như những tư tưởng chính trị - xã hội và tâm lý - đạo đức của nhân dân rất đáng được tìm hiểu sâu hơn trên cái nền của bức tranh lịch sử xã hội của thời đại.
2.3. Một số nhận xét ban đầu qua việc tìm hiểu triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế
2.3.1. Những dấu hiệu của tư tưởng biện chứng trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế
Từ xa xưa, ở con người đã hình thành loại kiến thức có tính chất phổ biến về cả tự nhiên, về xã hội và cả bản thân con người. Đó là sản phẩm tinh thần của con người trong quá trình lao động và biến đổi thế giới. Loại kiến thức đó chưa được đúc kết thành hình thức lý luận thuần túy (hình thức khái niệm, phạm trù) mà mới chỉ dưới dạng triết lý xen kẽ với tư duy hình tượng. Dù chưa thành hệ thống khái niệm chặt chẽ nhưng chúng lại có vị trí quan trọng trong đời sống tình thần của con người. Loại tư tưởng này rải rác ở nơi này hay nơi kia trong di sản tinh thần của các thế hệ trước để lại cho thế hệ sau.
Nghiên cứu ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế nói về mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên hay về quan hệ gia đình và xã hội, chúng ta bắt gặp một số yếu tố biện chứng. Cư dân Huế sống chủ yếu vào nghề nông nghiệp, phụ thuộc vào thiên nhiên nên phong cách sống của người dân lao động là sống hòa hợp với thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên. Xuất phát từ quan niệm phải sống hòa hợp với thiên nhiên, trong nhận thức của người dân đã có sự thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới. Bằng trực quan cảm tính, các tác giả ca dao, tục ngữ đã nhận thấy mối liên hệ qua lại giữa các sự vật và hiện tượng; sự vật và hiện tượng này có thể ảnh hưởng, hay làm biến đổi sự vật và hiện tượng khác. Chẳng hạn câu tục ngữ:
- Cây đa cậy thần, thần cậy cây đa
- Có choái thì cây mới leo, có cột có kèo mới có đòn tay
Cho thấy các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên nương tựa vào nhau để cùng tồn tại. Khi liên tưởng đến con người thì chúng ta cũng thấy con người không tồn tại đơn độc mà luôn gắn liền với gia đình và xã hội. Tuy vậy cũng có cũng có trường hợp sự vật hay hiện tượng nào đó không có tác động, ảnh hưởng gì đến sự vật hay hiện tượng kia. Chẳng hạn câu tục ngữ:
Có cô thì chợ cũng đông, cô đi lấy chồng thì chợ vẫn đông vui
Sở dĩ con người có được nhận thức như vậy là vì qua quá trình tác động vào tự nhiên, con người đã làm cho giới tự nhiên bộc lộ những thuộc tính vốn có của nó. Đó chính là mối liên hệ phổ biến, sự vận động và phát triển không ngừng của các sự vật và hiện tượng. Ví dụ, qua lao động người dân thấy được các hiện tượng tự nhiên như nắng mưa, lũ lụt, hạn hán, các loài động vật và thực vật có mối quan hệ ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Nhờ có khả năng quan sát tinh tế và sự tích lũy kinh nghiệm người dân đã rút ra được những hiể biết quý báu, từ đó đoán khá chính xác về các hiện tượng tự nhiên nhằm phục vụ cho lao động sản xuất và cuộc sống của mình, giúp con người thích nghi được với hoàn cảnh sống, đồng thời hạn chế được những thiệt hại do tự nhiên gây ra.
Trong quá trình lao động và nhận thức, người lao động đã thấy được mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa tự nhiên và con người, giữa các hiện tượng tự nhiên với cuộc sống của chính con người. Từ nhận thức đó, con người cũng hiểu được rằng, không phải chỉ giới tự nhiên có quan hệ với con người mà cả trong xã hội con người có mối quan hệ, ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau. Khi nói về sự biến động và phát triển của xã hội, ca dao Thừa Thiên - Huế có câu:
Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa thì quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa
Rõ ràng, ở đây, thể hiện tư tưởng duy vật và đồng thời cũng thể hiện quan niệm về sức mạnh của quần chúng nhân dân trong việc tạo nên những biến cố lịch sử, thay đổi chế độ xã hội, Như vậy, con người đã thấy được rằng các hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều luôn có sự thay đổi, chứ không phải là cái bất biến.
Bằng những sự quan sát các hiện tượng riêng lẻ, con người dần dần nhận ra sự liên hệ tính tất yếu, sự lặp lại và tác động lẫn nhau giữa các hiện tượng trong tự nhiên và trong đời sống xã hội. Trong quá trình lao động và nhận thức, con người hiểu được rằng, trong thế giới tự nhiên và trong xã hội luôn tồn tại mặt đối lập nhau như nắng - mưa, ngày - đêm, chiến tranh - hòa bình, tốt - xấu, và chính chúng tạo thành chỉnh thể thống nhất của tự nhiên và xã hội.
Có những câu tục ngữ nói lên mâu thuẫn tất yếu trong một xã hội có áp bức, bóc lột, đó là mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị giàu có và nhân dân lao động cùng kiệt khổ; mâu thuẫn ấy không thể điều hòa được:
- Đàn anh bắt vạ, đàn em hạ roi
- Có của lấy của che thân, không của lấy thân thế của
Trong xã hội, những người giàu có, hay thuộc tầng lớp trên nếu có tội thì họ sẽ dùng tiền của chạy tội để được yên thân, còn những người cùng kiệt khổ, tầng lớp dưới thì phải lấy thân xác ra chịu đòn, chịu phạt hay chịu tù tội. Bất lực trước tình trạng bất công có khi con người buộc phải tự bằng lòng với cuộc sống hiện tại của mình và tự an ủi rằng “số trời đã định”.
Ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế cũng cho thấy người lao động đã phần nào nhận thức được xu hướng của sự phát triển, phần nào đã hiểu được rằng khi thêm “lượng” thì sẽ dẫn đến sự biến đổi về “chất ”, tạo ra “chất mới”. Có một số câu tục ngữ nói đến quá trình tích lũy về lượng đẫn đến sự biến đổi về chất như:
- Tích tiểu thành đại
- Năng nhặt, chặt bị
- Lấy ngắn nuôi dài
- Góp gió thành bão
Thông qua quan hệ “lượng - chất”, con người hiểu được rằng trong cuộc sống không được vội vàng, nếu vội vàng làm điều gì đó khi chưa có đủ điều kiện thì sẽ thất bại. Vì thế:
- Chưa học bò chớ lo học chạy
- Đừng vội ăn nóng mà hư
Càng lâu, càng chín, càng nhừ mới ngon
Mọi cái, mọi chuyện rồi cũng sẽ đâu vào đó, không nên quá nôn nóng, vội vàng mà hỏng việc:
Ngựa loong coong, ngựa cũng đến bến, voi trun trên, voi cũng đến đò
Quan hệ lượng đủ chất đổi còn thể hiện ở khía cạnh “chưa đủ” nữa:
Người sao một hẹn thì nên
Người sao chín hẹn thì quên cả mười
Có một điều kiện nào đó khiến cho khả năng (một hẹn) thành hiện thực (nên), cũng có một điều kiện nào đó khiến cho khả năng (chín hẹn) vượt quá hiện thực (quên cả mười). Vậy là không chỉ lượng đủ thì chất mới đổi mà lượng chưa đủ chất cũng đổi, đây chính là ý nghĩa thứ hai của biện chứng là không nên tuyệt đối hóa mặt nào cả, quy luật lượng đủ khiến chất đổi đã được tư duy dân gian chứng tỏ rằng nó cũng có mặt đối lập của nó, và nó cũng rất “thuận lý” dù ban đầu nghe có vẽ rất “nghịch lý”.

Mục lục
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4
6. Đóng góp của luận văn 5
7. Kết cấu luận văn 5
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CA DAO TỤC NGỮ 6
1.1. Sự hình thành của ca dao, tục ngữ 6
1.1.1. Khái niệm, nội dung và hình thức nghệ thuật của ca dao, tục ngữ 6
1.1.1.1. Ca dao 6
1.1.1.2. Tục ngữ 12
1.2. Một số vấn đề về ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế 20
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, lịch sử - xã hội của Thừa Thiên - Huế 20
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên 20
1.2.1.2. Điều kiện lịch sử - xã hội 22
1.2.2. Ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế - tấm gương phản chiếu đời sống kinh tế - xã hội của Thừa Thiên - Huế 25
1.2.2.1. Về quê hương đất nước 25
1.2.2.2. Về tình cảm lứa đôi 32
1.2.2.3. Về hôn nhân, gia đình 35
1.2.2.4 .Về lao động sản xuất và các vấn đề khác của cuộc sống 40
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ TRIẾT LÝ VỀ NHÂN SINH TRONG CA DAO, TỤC NGỮ THỪA THIÊN - HUẾ 46
2.1. Triết lý về quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên 46
2.2. Triết lý về đời người và các quan hệ xã hội 53
2.3. Một số nhận xét ban đầu qua việc tìm hiểu triết lý nhân sinh của ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế 69
2.3.1. Những dấu hiệu của tư tưởng biện chứng trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế 69
2.3.2. Tính mâu thuẫn và không nhất quán trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế 76
2.3.3. Vấn đề kinh nghiệm trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế 79
2.3.4. Ca dao, tục ngữ Thừa Thiên Huế - bộ phận cấu thành văn hóa Huế 82
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top