sweet_day_97

New Member

Download miễn phí Thực thể trời tâm linh trong thế giới nhân quả truyện Kiều qua bút pháp Nguyễn Du





Từ góc độ nào đó, chúng ta có thể hiểu tài sắc vốn là lợi thế của con người. Trong cuộc sống thực tế, tài sắc gắn liền với truân chuyên nếu có chăng vốn chỉ là cá biệt. Nhưng chính ở đây, qua cách giải thích theo hướng “tâm linh hóa”, nó đã được khái quát thành vấn đề phổ biến. Và cũng chính ở đây, còn một điều trớ trêu đáng nói hơn : Mặc dù thế lực xã hội đen tối là nguyên nhân vùi dập tài sắc vốn được ngòi bút hiện thực của Nguyễn Du vạch trần, nhưng đồng thời cũng chính tại đây, hình như nó lại bị tầm nhìn triết học của Nguyễn Du “ tâm linh hóa” trong cách giải thích, khiến cho thực thể trời tâm linh được hiểunhưmột sức manh vô hình đứng sau thế lực xã hội đen tối . Đó chính là lúc tội lỗi do những thế lực đen tối gây ra được giải thích quy về phía khổ chủ thông qua cái điệp khúc “ hồng nhan bạc mệnh” mang tính hướng nội , láy đi láy lại triền miên trong tâm trạng xót xa của Kiều



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

THỰC THỂ TRỜI TÂM LINH
TRONG THẾ GIỚI NHÂN QUẢ TRUYỆN KIỀU
QUA BÚT PHÁP NGUYỄN DU
                                                                                       GS.TSKH Nguyễn Lai
    Từ trước đến nay, khi nói đến thế giới nhân quả trong truyện Kiều, chúng ta thường nghĩ đến trời. Coi trời như một thực thể tâm linh, và coi cho hay muôn sự tại trời như một nguyên nhân tâm linh bao trùm, chi phối mọi sự biến xảy ra trong cuộc đời đầy bất hạnh của Kiều. Nhưng thực ra, về một phương diện khác, dù sao, cũng phải thấy rằng sức sống cảm xúc thẩm mĩ đích thực của tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, theo quy luật sâu xa vốn có của nó, không đơn giản chỉ là cái toát ra từ sự thuyết giải trừu tương mang tính định mệnh thông qua cho hay muôn sự tại trời của Nguyễn Du.
 Chính vì thế, cũng không phải hoàn toàn ngẫu nhiên mà trong giảng dạy truyện Kiều, đã từ rất lâu, vượt qua nguyên nhân tâm linh cho hay muôn sự tại trời ấy, người ta đã vạch chỉ ra cái nguyên nhân xã hội đích thực sâu xa hơn và cũng trần thế hơn khi nói về chủ đề tư tưởng của tác phẩm : Truyên Kiều là tác phẩm tố cáo chế độ phong kiến thối nát chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ…
 Vì sao có cách quy nạp khác nhau này ?
 Như đã đề cập,Truyên Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Khi đến với loại tác phẩm này, theo quy luật riêng của nó, dĩ nhiên bao giờ người ta cũng đến bằng đường dây biểu cảm thông qua sự rung động bằng sức sống hình tượng . Người ta không thể đến đơn thuần hoàn toàn bằng lí trí thông qua hệ thống những thuyết giải trừu tượng mang tính luận đề. Với người đọc, không có nguyên tắc trên thì không thể có cơ hội phát huy xúc cảm thẩm mĩ của chính riêng mình để đến đích thực với tác phẩm nghệ thuật chân chính. Chính vì vậy, ta có thể dễ dàng hiểu tại sao, đối với người đọc, khi thâm nhập vào cuộc đời đau khổ “ khi Vô Tích, khi Lâm Tri…nơi thì lừa đảo nơi thì xót thương”…của Kiều, thì cái nguyên nhân trần thế đích thực kia đập mạnh vào cảm giác cảm xúc, lấn át cái nguyên nhân tâm linh cho hay muôn sự tại trời !
 Như vậy, mặc dù Nguyễn Du cho hay muôn sự tại trời nhưng tác giả không thể nào lấy nguyên nhân tâm linh để hoàn toàn khống chế sức mạnh của nguyên nhân trần thế hiện lên theo đường dây biểu cảm trong trái tim người đọc . Nghĩ cho cùng, đó chính cũng là lí do vừa trực tiếp vừa sâu xa giúp ta giải thích vì sao khi đi vào Truyện Kiều, người đọc trách trời thì ít mà căm ghét bọn đầu trâu mặt ngựa vô lương đang hiện hữu ở trần thế này lại nhiều hơn !
 Về một phương diện khác, khi đi cụ thể vào hướng lí giải trên, ta không thể không nhận biết cái mạch lô gic này ở ngòi bút Nguyễn Du. Trong cách lí giải của mình, thường hình như bao giờ Nguyễn Du cũng đăt nguyên nhân tâm linh ra trước. Nhưng về mặt miêu tả, qua bút pháp của mình, sau nguyên nhân tâm linh bao trùm ấy, Nguyễn Du không thể không diễn dịch kèm theo đó cái hệ quả rất trần thế làm xúc động lòng người . Chẳng hạn :
   … Trời làm chi cực bấy trời
        Đẻ ai vu thác cho người hợp tan..
    … Phủ phàng chi bấy hóa công
        Đầu xanh mòn mỏi má hồng phôi pha
        Sống làm vợ khắp người ta
        Hại thay thác xuống làm ma không chồng..
   Có lẽ cũng chính vì vậy mà có người cho rằng Nguyễn Du vừa tâm linh vừa trần thế. Nguyến Du trách trời, trách hóa công. Nhưng dù vậy, ở đây, đập mạnh vào cảm xúc cảm giác chúng ta không phải trời. Mà đập mạnh vào cảm xúc cảm giác cuả chúng ta chính là hành vi khốn nạn của bọn quan lại sai nha và lũ đầu trâu mặt ngựa được Nguyễn Du miêu tả.   
 …   Người xách thước, kẻ tay đao
        Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi
        Gìà giang một lão một trai
        Một dây vô lại buộc hai thâm tình
    … Rường cao rút ngược dây oan
        Dẫu rằng đá cũng nát gan lọ người
 Và bao nhiêu những cảnh đau lòng như thế diễn ra trên mặt bằng của thế giới Truyện Kiều qua từng trang sách.Sau bọn quan lai sai nha là đến mụ Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh. Sau gã Sở Khanh là Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến, là bọn Bạc Hà, Bạc Hạnh, v.v... Tất cả những thế lực của xã hội đen tối ấy thay nhau vùi dập cuộc đời Kiều, mang lại bao nỗi khổ đau, sầu thảm và nát tan trong tâm trạng Kiều:
.
    … Khi tỉnh rựou lúc tàn canh
        Giật mình mình lại thương mình xót xa.
        Xưa sao phong gấm rủ là
        Giờ sao tan nát như hoa giữa đường.
           Không có bọn đao phủ bằng xương bằng thịt thì làm sao có sự đau đớn trần thế ê chề ấy. Không có cái nguyên nhân trần thế gây bởi bọn vô lại trên thì làm sao người đọc có đủ căm phẩn oán hờn để nguyền rủa và tố cáo cái xã hộị phong kiến thối nát đang chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ.. .
            Tóm lại, khi nói tư tưởng nhân quả trong Truyện Kiều, từ góc độ người tiếp nhận tác phẩm theo đặc trưng riêng của nghệ thuật, thì vấn đề nhân quả ở đây không thể được xác định tách rời quy luật thẩm mĩ gắn liền với cảm xúc cá thể thông qua những cung bậc buồn, vui, giận, ghét vốn là những phản ứng từ tác động của hệ thống hình tượng nhân vật đuợc miêu tả một cách sinh động như cái đang diễn ra trong cuộc sống. Đây cũng là xuất phát điểm đầu tiên để chúng ta lí giải vì sao từ lâu, trong giảng dạy văn chương, khi kết luận về chủ đề tư tưởng của Truyện Kiêu, chúng ta không bị áp lực nhiều bởi sự thuyết giải ngoại đề theo hướng tâm linh về nhân quả cho hay muôn sự tại trời  !..
                                                       *
            Với Nguyễn Du, nói đến thực thể trời tâm linh trong cho hay muôn sự tại trời dĩ nhiên là nói đến só phận. Và nói đến số phận ở đây cũng chính là nói đến một thế lực mà hầu như con người khó thể cưỡng lại được.
     Cho hay muôn sự tại trời
     Trời kia đã bắt làm người có thân
     Bắt phong trần phải phong trần
     Cho thanh cao mới được phần thanh cao...
            Rõ ràng đây là cách giải thich thực thể tâm linh trời  theo thuyết định mệnh với sự khẳng định và áp đặt sức mạnh của trời lên số phận con người. Tại đây, trong cách giải trình, có điều nghịch lí đáng nói hơn chính là sự vận hành cái lo gic rất riêng sau đây của chính nó : Không quy nguyên nhân gây ra đau khổ về phía thủ phạm, mà quy nguyên nhân gây ra đau khổ về phía chính bản thân khổ chủ (vốn được diễn dịch gắn liền với tài sắc thuộc về bẩm sinh của con người do trời sẵn định). Và khi tài sắc được hiểu là nguyên nhân trực tiếp đưa đến tai họa cho chính bản thân con người thì đó là cái nghiêp. Đúng vậy, tài sắc của Kiều chính là một cái nghiệp. Theo cách lí giải của học giả Trần Trọng Kim :” Chữ nghiệp của nhà Phật là dich theo cái nghĩa Karman (tiếng Phạn), tức là những việc đã làm kiếp trước kết thành cái quả của kiếp sau. Có...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn tỉnh hòa bình Văn hóa, Xã hội 0
D Tìm hiểu về vai trò, quá trình tổng hợp và phân giải các Axitamin trong cơ thể người và nguyên liệu thực phẩm Khoa học Tự nhiên 0
A Phát triển kinh tế tập thể trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam, lý luận thực trạng giải pháp Luận văn Kinh tế 0
S Phân tích các khái niệm: "Tổ chức sản xuất, Tổ chức quản lý" và sự thể hiện trong thực tế hoạt động Luận văn Kinh tế 0
D Liên hệ thực tiễn tại doanh nghiệp cụ thể về công tác trả lương theo phương pháp 3P Marketing 0
D Đoán nhận và giải quyết nhập nhằng thực thể tiếng Việt trên môi trường Web Luận văn Sư phạm 0
Y Nghiên cứu phát triển mô hình và giải pháp xây dựng hệ thống tìm kiếm thực thể tiếng Việt Luận văn Sư phạm 2
B Nhận dạng và phân loại các thực thể có tên cho văn bản tiếng Việt Luận văn Sư phạm 4
D Thực trạng xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp của các chủ thể kinh doanh hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát độc tính và một số tác dụng dược lý có thể hỗ trợ điều trị ung thư của viên thực phẩm chức Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top