Phillips

New Member

Download miễn phí Khóa luận Đặc điểm về việc sử dụng các phương tiện nối trong văn bản báo chí (trên trang mạng văn hóa – xã hội, báo Yên Bái)





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 4
MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 4
I. Khái niệm chung về phép nối 4
II. Nhận diện 5
III. Phân loại 6
1. Phép nối lỏng 6
1.1. Khái niệm 6
1.2. Nhận diện 6
1.3. Phân loại 9
2. Phép nối chặt 9
2.1. Định nghĩa 9
2.2. Nhận diện 10
2.3. Phân loại 11
CHƯƠNG II 15
ĐẶC ĐIỂM VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN NỐI 15
TRÊN VĂN BẢN BÁO CHÍ 15
I. Quan hệ định vị 15
1. Định vị thời gian 15
1.1. Phép nối lỏng 15
1.1.1. Thời gian kế tiếp 16
1.1.2. Thời gian đảo 19
1.1.3. Thời gian đồng thời 19
1.1.4. Thời gian đột biến, ngắt quãng 20
1.2. Phép nối chặt 21
1.2.1. Thời gian kế tiếp 21
1.2.2. Thời gian đảo 22
1.2.3. Thời gian đồng thời 24
2. Định vị không gian 28
2.1. Phép nối lỏng 28
2.2. Phép nối chặt 29
2.2.1. Không gian tâm 29
2.2.2. Không gian biên 31
2.2.3. Không gian định hướng 33
II. Quan hệ logic diễn đạt 37
1. Trình tự diễn đạt 37
1.1. Phép nối lỏng 37
1.1.1. Mở đầu 37
1.1.2. Diễn biến 39
1.2. Nối chặt 42
1.2.1. Đẳng lập 43
1.2.2. Tuyển chọn 44
2. Thuyết minh - bổ sung 48
2.1. Phép nối lỏng 48
2.1.1. Giải thích 48
2.1.2. Minh hoạ (Chi tiết hoá;) 52
2.1.3. Bổ sung 54
2.2. Phép nối chặt 58
3. Xác minh – nhấn mạnh 61
3.1. Xác minh 62
3.2. Chính xác hoá 63
3.3. Nhấn mạnh 65
III. Quan hệ logic – sự vật 73
1. Nhân quả 73
1.1. Phép nối lỏng 73
1.2. Phép nối chặt 78
1.2.1. Nguyên nhân 78
1.2.2. Điều kiện 80
1.2.3. Giả thiết 81
1.2.4. Hướng đích 83
1.2.5. Kết quả 84
2. Tương phản - đối lập 87
2.1. Phép nối lỏng 87
2.1.1. Tương phản 87
2.1.2. Đối lập 91
2.2. Phép nối chặt 92
3. Sở hữu – phương tiện 96
3.1. Sở hữu 97
3.2. Phương tiện 97
CHƯƠNG III 103
VAI TRÒ CỦA PHÉP NỐI TRONG CÁC VĂN BẢN ĐƯỢC KHẢO SÁT 103
I. Thực hiện chức năng liên kết 103
II. Khả năng tạo giá trị diễn đạt 103
III. Khả năng phát triển câu, đoạn văn trong văn bản 103
KẾT LUẬN 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g tổng số lần xuất hiện của các từ nối. Tiêu biểu đó là những từ nối như :
- “ Và” : Là từ nối có số lần xuất hiện nhiều nhất trong quá trình chúng tui khảo sát, lên tới 60 lần, chiếm đến 67,4% tổng số lần các từ nối xuất hiện trong quan hệ đẳng lập.( và nó chiếm một số lượng cũng đáng kể 40,3% tổng số lần các từ nối xuất hiện trong quan hệ Trình tự diễn đạt.)
- “ Với” : là từ nối xuất hiện cũng khá nhiều, đứng sau từ “ và” với số lần xuất hiện là 20, chiếm 22,47% tổng số lần các từ nối xuất hiện trong quan hệ đẳng lập. ( và chiếm 14,17% tổng số lần các từ nối xuất hiện trong quan hệ Trình tự diễn đạt.)
Tiếp theo là những từ nối thuộc nhóm quan hệ “ Mở đầu”, “Tuyển chọn”, “Diễn biến”, cũng có số lần xuất hiện khá nhiều, tuy nhiên nó chỉ tập trung vào một số từ nối nhất định chứ không phân bố đồng đều cho những từ nối khác.
Đặc biệt, nếu chúng ta xét trong mối quan hệ “Tuyển chọn”, chiếm đến 9,61% trong tổng số lần các từ nối xuất hiện, mà chỉ với hai từ nối: “ Hay” ( xuất hiện 20 lần chiếm 71,4% trong tổng số lần các từ nối xuất hiện trong quan hệ Tuyển chọn; và từ “ Hoặc” ( xuất hiện 8 lần, chiếm 28,6% trong quan hệ Tuyển chọn).
Còn lại, là những từ nối thuộc nhóm quan hệ “Mở đầu”, và “Diễn biến”. Mặc dù có rất nhiều từ nối trong các văn bản thuộc phạm vi khảo sát, nhưng số lần xuất hiện của chúng là rất ít, thậm chí có từ chỉ xuất hiện có một hay hai lần. Đó là các từ như: “ Mới đây; bây giờ; đầu tiên; tiếp đó; thế rồi, đến thời điểm này; sau đó..”
Tuy nhiên theo tác giả Trần Ngọc Thêm [10], đã chỉ ra một số các từ nối khác nữa cũng thuộc các nhóm quan hệ này, chẳng hạn như: Trong nhóm “Mở đầu”: Trước tiên; thứ nhất; dưới đây; sau đây.. ; Trong nhóm “Diễn biến” có: Trở lên; đến lượt mình; thứ hai; thứ ba..; nhưng qua quá trình khảo sát chúng tui không hề thấy có những từ nối loại này xuất hiện .
2. Thuyết minh - bổ sung
2.1. Phép nối lỏng
2.1.1. Giải thích
Bao gồm những từ nối sau: Nói một cách khác, tức là, nghĩa là, rằng là, được biết, bởi vì, cũng như, từ những kết quả đó, phải nói rằng, có thể nói, nói khác đi, ...
+ Nói một cách khác : Là từ quan hệ chỉ sự trình bày theo hướng khác với những vấn đề đã vạch định ra ở câu trước nó.
Ví dụ 91: “ Nhưng sự so sánh mẫn cảm với độ phì của đất thì bạch đàn mạnh hơn thông rất nhiều. Nói một cách khác, thì cây bạch đàn đòi hỏi đất phải tốt hơn cây thông.”
(Bà con huyện Trấn Yên trồng rừng như thế nào? _ Báo Yên Bái, số 1737 ra ngày 7 – 6 – 2006 )
+ Nghĩa là : Là từ dùng để giải thích hay trình bày những sự kiện ở trong câu trước nó cho dễ hiểu hơn, cụ thể hơn ở trong câu sau ( câu chứa nó).
Ví dụ 92: “ Nghĩ cái tuổi Sửu của mình ông thấy sao mà vất vả,việc công chưa hết lại phaỉ lo đến việc nhà. Vừa xây nhà ba tầng mặt phố cho thằng cả xong, bây giờ đến lượt thằng hai lấy vợ. Nghĩa là phải tiếp tục lo thêm một cơ ngơi nữa, ông thấm thía cái cảnh bố mẹ ở chung với con cái rồi.”
(Ngân hàng cũng chịu _ Báo Yên Bái, số 1795 ra ngày 20 – 10 – 2006)
+ Rằng là : Là từ biểu thị điều sắp nói ra chính là nội dung thuyết minh cho những điều đã nói đến trong câu trước.
Ví dụ 93 : “ Ngày giỗ chính, rượu vào, chuỵên trên trời dưới biển, chuyện làng nọ xóm kia hể hả vui cười chán, mấy vị trưởng các chi quay ra bóng gió cạnh khoé nhau. Rằng là, chi nọ khá giả mà keo kiệt , góp giỗ toàn rượu nút lá chuối.”
(Chuyện thường ngày : Tiếng gáy _ Báo Yên Bái, số 1760 ra ngày 31 – 7 – 2006)
+ Cụ thể là : Là cụm từ nối câu trước không chứa nó với câu sau có chứa nó. Nội dung câu trước có ý nghĩa khái quát cho nên câu sau giải thích cho câu trước bằng cách là nêu lên những sự kiện thực tế, cụ thể của câu trước.
Ví dụ 94 : " Hiện nay còn một số xã chưa có học sinh cử tuyển. Học sinh diện cử tuyển chưa tỷ lệ so với sô dân tộc trên địa bàn. Cụ thể là 5 năm gần đây, ở huyện Trạm Tấu có 54 học sinh cử tuyển , dân tộc Mông có 19 học sinh (35%), trong khi cả huyện có là 75% là dân tộc Mông."
( Một số vấn đề về đào tạo cán bộ cho vùng cao._ Báo Yên BáI, số 1764 ra ngày 9 – 8 – 2006 ).
Ví dụ 95 : "Việc khai thác hiệu quả kinh tế thông qua xuất khẩu lao động trong và ngoài nước vẫn chưa thu hút được đầy đủ sự quan tâm của người dân. Cụ thể, theo báo cáo của Phòng nội vụ và LĐTBXH thị xã, năm 2006 tỉnh giao chỉ tiêu cho Nghĩa Lộ xuất khẩu lao động 180 người, trong đó riêng số lao động xuất khẩu lao động đi nước ngoài là 150 người."
( Lao động – xã hội : Thị xã Nghĩa Lộ còn nhiều khó khăn trong xuất khẩu lao động._ Báo Yên Bái, số 1768 ra ngày 27 – 6 – 2006 )
+ Có một thực tế là: Là cụm từ mang ý nghĩa giải thích cho những sự việc, hành động đã nêu ra ở trong câu trước.
Ví dụ 96: “ Bởi vì, ở Nghĩa Lộ cũng đã có những trường hợp con gửi tiền về nhà, bố mẹ không những cho người khác vay mà còn thường xuyên mời khách ăn uống hay mua chiếc xe máy Trung Quốc chỉ để giải quyết nhu cầu đi lại thường ngày. Có một thực tế là, hầu hết người đi lao động đều ở vùng trình độ dân trí thấp, gia đình đời sống khó khăn, chủ hộ thường không có khả năng tính toán làm ăn.”
( Lao động- xã hội : Cần định hướng quản lý sử dụng tiền cho người lao động xuất khẩu _ Báo Yên Bái, số 1785 ra ngày 27 – 9- 2006 )
+ Được biết :
Ví dụ 97 : " Cùng với đó , hiện nay còn nhiều công trình thuỷ lợi của Trạm Tấu bị hỏng nặng trông chờ vào sự đầu tư của nhà nước. Được biết, một tuyến kênh dẫn nước chính ở xã Pá Hu bị sụt lở nặng , mất đầu mối và cả tuyến kênh dẫn nước chính."
(Khó khăn trong sản xuất .._ báo Yên Bái, số 1762 ra ngày 4 – 8 – 2006)
Ví dụ 98 : “ Cô giáo phải nhắc liên tục em Điệp mới đánh vần được một số từ như “ sau” lại đọc là “ sao”; “ chợt thấy” thì lại đọc là “ chợt tấy”; “ dài” thì lại đọc là “ dày”..Bài “ chiếc rễ cây” chỉ khoảng hơn 60 từ nhưng phải mất đến gần 20 phút em Điệp mới đọc xong. Được biết, ngày 21/7 là buổi học cuối cùng của các em, song trong lớp 2B vẫn còn rất nhiều các em đọc, viết chưa thạo.”
( Giáo dục ở Trạm Tấu liệu có được phổ cập ?_ Báo Yên bái, số 1759 ra ngày 28 – 7 – 2006 ).
+ Từ những kết quả đó : Lấy những sự kiện, hành động trong câu trước làm mốc, và trong câu sau này mang ý thanh minh, giải thích rõ ràng hơn.
Ví dụ 99 : Nhiều xã phường còn xây dựng được cả " trung tâm học tập cộng đồng" để phục vụ nhu cầu học tập cho địa phương mình. Từ những kết quả đó, thầy đề xuất luôn các biện pháp mới trong phân cấp quản lyis quỹ khuếyn học, đối tượng khen thưởng , động viên được mở rộng hơn , chính xác hơn càng đào tạo cho phong trào khuyến học của tỉnh đạt cả chiều sâu lẫn chiều rộng."
(" Ông hâm " làm khuyến học _ Báo Yên bái, số 1774 ra ngày 1 – 9 – 2006 ).
+ Phải nói rằng : là tổ hợp từ biểu thị ý nhấn mạnh về một sự kiện, hành động đã được nêu ra trong câu trước v
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Mô hình thí điểm cải cách kinh tế ở Trung Quốc – Nghiên cứu trường hợp các đặc khu kinh Văn hóa, Xã hội 0
E Nghiên cứu về đặc điểm chính của thể loại truyện cười ngắn và những ứng dụng trong vi Ngoại ngữ 0
S TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUÂ Tài liệu chưa phân loại 0
L Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của các dị dạng mạch máu Tài liệu chưa phân loại 0
T Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị lao phổi mới AFB(+) ở b Tài liệu chưa phân loại 0
J Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị lao phổi mới AFB (+) ở Tài liệu chưa phân loại 2
D Đặc điểm hoạt động điều tra các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế – Những kho Tài liệu chưa phân loại 0
B Bài giảng Sinh học lớp 7 -Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư Tài liệu chưa phân loại 0
V Đặc trưng của các lối nói mang tính đánh giá trong tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 0
S Đổi tên Facebook có kiểu ký tự đặc biệt độc nhất - 2014 InterNet 9

Các chủ đề có liên quan khác

Top