sakurahimarawa

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƯƠNG I 4
KHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ MỸ 4
I. VĂN HÓA 4
II. VĂN HÓA MỸ 7
CHƯƠNG II 15
VĂN HOÁ MỸ TRONG KINH DOANH 15
I. VĂN HÓA MỸ TRONG GIAO DỊCH ĐÀM PHÁM 15
1. Nghi thức xã giao 15
2. Tính độc lập dân chủ trong đàm phán 16
3. Chủ nghĩa cá nhân 18
4. Mạo hiểm và thực dụng 23
5. Tính cách Mỹ 27
II. VĂN HÓA MỸ TRONG TIÊU DÙNG 32
1. Tiêu dùng kiểu Mỹ 32
2. Lối tiêu dùng mới ở Mỹ 33
CHƯƠNG III 38
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ KINH DOANH ĐẾN ĐỜI SỐNG 38
NGƯỜI MỸ 38
I. CÁCH ỨNG XỬ CỦA DOANH NHÂN MỸ 38
1. Phong cách chung của doanh nhân Mỹ 38
2. Phong cách làm việc của các Doanh nhân Mỹ 39
3. Thương mại với cuộc sống riêng tư 40
4. Sự thân mật, không nghi thức 41
II. VĂN HÓA TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC ĐẾN CÁCH THỨC ĐÀM PHÁN 43
1. Ý thức về quá trình đàm phán 43
2. Việc sử dụng ngôn ngữ đàm phán 45
3. Việc sử dụng thời gian 47
4. Thủ thuật gây áp lực 48
5. Vai trò của các phương tiện truyền thông 49
6. Văn hoá tác động tới lối tiêu dùng Mỹ 50
KẾT LUẬN 53
PHỤ LỤC 54
MỤC LỤC 56
Mỹ là quốc gia rộng thứ tư trên thế giới, là một trong ba nền kinh tế lớn nhất hành tinh, dân số trên 260 triệu người, thành phần xã hội đa dạng, gồm nhiều cộng đồng riêng biệt. Hầu hết người Mỹ có nguồn gốc từ châu Âu, số còn lại là dân tộc thiểu số. Các dân tộc thiểu số gồm người Mỹ bản xứ, Mỹ gốc Phi. Mĩ La tinh, châu Á và các đảo Thái Bình Dương. Các dân tộc này đã đem vào thương trường Mỹ những phong tục tập quán, ngôn ngữ, đức tin của riêng họ, hình thành nên nền văn hoá Mỹ đa dạng và phong phú.
Bước vào thế kỷ mới, thế kỷ toàn cầu hoá kinh tế, Việt Nam sẵn sàng làm bạn và hợp tác kinh tế với tất cả các quốc gia, trong đó có Mỹ. Vì vậy nghiên cứu về văn hoá Mỹ trong kinh doanh là điều cần thiết để các doanh nghiệp Việt Nam có thể đạt được lợi nhuận tối đa trên thị trường Mỹ.
Chúng ta biết rằng, quan hệ Việt Mỹ là mối quan hệ đặc biệt, đã trải qua những bước thăng trầm lịch sử. Năm 1975, Mỹ đã thất bại tại chiến trường Việt Nam, sau đó Mỹ đã tuyên bố cấm vận Việt Nam. Tuy nhiên, sau hàng loạt nỗ lực của cả hai bên thì mối quan hệ này dần dần quan hệ được cải thiện qua hàng loạt các sự kiện. Ngày 03 – 02 - 1994, Tổng thống Clinton tuyên bố chấm dứt lệnh cấm vận thương mại đối với với Việt Nam. Ngày 13 tháng 7 năm 2000 đã đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ Việt - Mỹ khi hai nước kí Hiệp định Thương mại Song phương. Hiệp định thương mại được kí kết là bước tiến lớn trong lịch sử ngoại giao của cả hai phía, khép lại một thời kỳ đóng băng về quan hệ giữa hai quốc gia, mở ra một trang sử mới về quan hệ thương mại giữa hai nước. Hiệp định mang tới cho các doanh nghiệp của cả hai phía nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh với nhau. Giao dịch kinh doanh giữa các đối phương trong cùng một nền văn hoá vốn đã khó. Trong giao dịch kinh doanh quốc tế khi các đối tác khác nhau về chủng tộc, tiếng nói, màu da, về các chuẩn mực đạo đức và giao tiếp, công việc giao dịch càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Nguồn gốc của những phức tạp trong giao dịch kinh doanh quốc tế chính là văn hoá. Hiểu biết về văn hoá doanh nghiệp Mỹ là vấn đề cần thiết cho bất kỳ thương gia nào muốn giao dịch, buôn bán với các thương gia Mỹ. Nó không những tạo ra lợi nhuận, mà còn đem lại sự đam mê thực sự cho cả hai phía.
Do đó nghiên cứu văn hoá Mỹ trong kinh doanh là việc làm có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học. “Văn hoá Mỹ trong kinh doanh” là một đề tài rộng, trong phạm vi khóa luận này, chúng tui sẽ chỉ nghiên cứu sâu về văn hoá Mỹ trong giao dịch thương mại và trong tiêu dùng. Hy vọng khoá luận này sẽ cung cấp được một số thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn có quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp Mỹ hiện nay.
Lịch sử nghiên cứu đề tài
Cho đến nay tuy đã có một số công trình, nhiều tài liệu sách báo, các tác phẩm văn học viết về văn hoá Mỹ nhưng chưa có cuốn sách nào ở nước ta trình bày một cách có hệ thống và sâu sắc về văn hoá Mỹ trong kinh doanh. Trong quá trình làm khoá luận, chúng tui đã khai thác và sử dụng nhiều nguồn tài liệu. Trên cơ sở tiếp thu và hệ thống những ý kiến của nhiều người đi trước chúng tui đã hoàn thành được bài khoá luận này. Khoá luận của tui sử dụng những nguồn tài liệu sau:
Các bài nghiên cứu được trích từ Tạp chí châu Mỹ ngày nay
Các bản tin tài liệu tham khảo của Thông tấn xã Việt Nam
Các tổng luận phân tích và đánh giá trên các báo An ninh, Thế giới, Tiền phong, báo Lao động
Những thông tin chuyên đề do trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ lưu trữ
Một số thông tin của phòng thông tin văn hoá - Đại sứ quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Một số cuốn sách trong và ngoài nước có viết về văn hoá Mỹ trong kinh doanh.

Phương pháp nghiên cứu và kết cấu của luận văn
Để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu, trong khoá luận này chúng tui đã vận dụng cách tiếp cận có hệ thống, sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương chính:
Chương 1: Khái niệm về văn hoá và các đặc trưng của văn hoá Mỹ Chương 2: Văn hoá Mỹ trong kinh doanh
Chương 3: ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh đến đời sống người Mỹ
Ngoài phần nội dung chính bài khoá luận còn phần phụ lục và phần tài liệu tham khảo bao gồm các tài liệu sách, báo tham khảo viết về văn hoá Mỹ trong kinh doanh.


















CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ MỸ

I. VĂN HÓA
Theo định nghĩa của Unesco " văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử, văn hoá cũng là đời sống tinh thần của con người, là trí tuệ khoa học thể hiện trình độ học vấn, thể hiện lối sống cách ứng xử có trình độ cao và là một dạng biểu hiện của văn minh "
Trong lịch sử con người, “văn hoá theo ý nghĩa rộng nhất của nó là văn hoá được truyền giao theo con đường xã hội hơn là theo di truyền. Đó là văn hoá mà trẻ em được học vì chúng được nuôi dưỡng trong một nhóm người này nhiều hơn trong một nhóm người khác, và xét trên toàn bộ, đó là văn hoá phân biệt một nhóm người này với một nhóm người khác. Trong văn hoá có ngôn ngữ, phong tục tập quán, đạo lý, các loại hình kinh tế và công nghệ, nghệ thuật và kiến trúc, cách thức giải trí, hệ thống pháp lý, tôn giáo, hệ thống giáo dục và nuôi dạy, và ngoài ra còn nhiều cái khác nữa”; nói một cách khác, mọi thứ mà nhờ đó thành viên của một nhóm tìm thấy mục đích và ý nghĩa trong các hoạt động của mình” 1.
Văn hoá ở đây có thể được hiểu rõ hơn là tập hợp các thái độ, sự cảm nhận, lối cư xử mà một cộng đồng dân tộc, quốc gia cùng chia xẻ, cùng thực hiện một cách tự động hoá. Văn hoá là tổng thể kết hợp giữa các phép ứng xử xã hội chuẩn mực, phương pháp tư duy, thái độ biểu hiện ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm được coi là đương nhiên trong phạm vi một cộng đồng mà nếu làm trái thì sẽ bị lên án. Một khi được hình thành, văn hoá có sức sống riêng của nó, có thể truyền từ đời này sang đời kia và tạo thành truyền thống như tinh thần nhân văn, tình yêu đồng loại, tình yêu quê hương vẫn có cảm giác con người chỉ khác nhau tiếng nói, màu da còn con tim thì ở đâu cũng như nhau. Song không chỉ có thế, những khác biệt văn hoá thực sự gây trở ngại trong giao tiếp đặc biệt là trong đàm phán kinh doanh.
Hầu hết người Mỹ có nguồn gốc từ châu Âu. Họ đem vào thương trường Mỹ văn hoá riêng của họ. Vì vậy để tìm hiểu văn hoá Mỹ trong kinh doanh chúng ta không thể không bắt đầu xem xét từ văn hoá phương Tây. Văn hoá phương Tây có ba yếu tố: chủ nghĩa nhân văn cổ Hy Lạp - La Mã, yếu tố Do Thái - Ki Tô giáo, chủ nghĩa duy lí và khoa học.
“Người Hy Lạp đã sáng tạo ra tất cả những lý tưởng nhân bản mà chúng ta thường coi là đặc trưng cho phương Tây” 22 . Tự do, lạc quan, chú trọng đến hạnh phúc con người ở trần thế, đề cao lý tính, văn hoá, tôn trọng cả thân thể lẫn tinh thần, tôn trọng nhân phẩm và giá trị của cá nhân, số phận cá nhân chỉ có thể do đa số định đoạt. Tuy nhiên, những lý tưởng này đều bị hạn chế bởi lịch sử, giai cấp, nhưng là những ngọn đuốc sáng so với những chế độ cận Đông đương thời mang đậm dấu ấn độc đoán, uy lực, mê tín, hướng về đời sống bên kia trần thế coi thường đời sống cá nhân. Văn học nghệ thuật cổ Hy Lạp cho đến nay vẫn là nguồn cảm hứng dồi dào, nhất là triết học với những tổ sư Platon, và Aristote.
Chủ nghĩa nhân văn cổ đại phát triển rực rỡ nhất ở Hy Lạp vào các thế kỷ IV và V trước công nguyên. Tiếp thu chủ nghĩa nhân văn Hy Lạp, La Mã đã có ảnh hưởng sâu đậm cho đến nay đối với phương Tây về nhiều mặt: kiến trúc, luật pháp, văn học (ảnh hưởng Hy Lạp nhiều hơn), tổ chức tôn giáo (Giáo hội Thiên chúa giáo), tư tưởng về uy lực tuyệt đối của Nhà nước, quan điểm cá nhân không có quyền gì trừ do quyền nhà nước ban cho, khái niệm đế chế do một dân tộc ngự trị. Trong lĩnh vực triết học, người La Mã hướng về hành động hơn là tư duy, không xuất sắc bằng Hy Lạp. Vào hậu kỳ cổ đại Hy Lạp, trong qúa trình đế chế La Mã hình thành, triết học Hy Lạp đã làm nẩy mầm ba trường phái sẽ chi phối triết học La Mã (chủ nghĩa khắc kỷ, chủ nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa hoài nghi). Ba khuynh hướng này trở đi trở lại trong tư tưởng phương Tây.
Yếu tố Do Thái - Ki Tô giáo là một đặc trưng sâu sắc của văn hoá phương Tây. Vào hậu kỳ cổ đại Hy Lạp (hellénestique), trên lãnh thổ Hy Lạp - La Mã, nhất là cận Đông, quần chúng hướng về những tôn giáo tín ngưỡng dựa vào xúc cảm, tình yêu Thượng đế, nội tâm, thần bí, khác với những tôn giáo tín ngưỡng Hy Lạp - La Mã dựa vào tổ chức bên ngoài, quy tắc máy móc. Đạo Do Thái, một đạo ra đời từ lâu, đã để lại cho phương Tây, ít nhiều qua đạo Ki Tô, một số tư tưởng chính trị và luật pháp, nhân phẩm và giá trị cá nhân, những yếu tố sau này dẫn đến khái niệm hiện đại về dân chủ.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top