Download miễn phí Chương trình nông nghiệp WTO những thử thách và cơ hội cho nông nghiệp Việt Nam





Mới nhìn qua, thi danh sách các „khoan nhượng“ mà Việt Nam phải đưa ra khi gia nhập WTO rất dài và có chất lượng. Các thành viên đàm phán trong nhóm công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (cũng như khi các nước khác gia nhập nhận xét điều đó là hợp lý, vì Việt Nam gia nhập vào một „câu lạc bộ“ những nước đã có trình độ cao trong tự do hóa thương mại tương hỗ và hòa hợp chính sách thương mại thông qua nhiều vòng đàm phán trong quá khứ, và trình độ này nước nào muốn gia nhập cũng phải đạt được, kể cả khi đó là nước đang phát triển, bởi vì các nước đang phát triển cũng là một nhóm trong vòng đàm phán Uruguay xin chấp nhận nhiều nghĩa vụ và đưa ra nhiều nhân nhượng thương mại. Các nước đang phát triển tuy nhận được sự linh động lớn hơn khi thực thi nghĩa vụ, tùy vào mức độ phát triển của mình (special and differential treatment), tuy nhiên Việt Nam là một nước đặc biệt năng động và là một trong những nhà xuất khẩu dẫn đầu (gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều) sau các cải cách kinh tế thị trường chỉ kéo dài vài năm, do đó không được hy vọng quá lớn vào sự thông cảm của các nước công nghiệp hay tinh đoàn kết của các các nước đang phát triển khác trong trường hợp xảy ra xung đột, mà phải nghiêm chỉnh thực thi nghĩa vụ của mình



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i hàng nhập khẩu giá rẻ và công tác hỗ trợ lương thực đến từ các nước công nghiệp.
Cho đến cách đây mấy năm, sản lượng dư thừa ở các nước công nghiệp được nhà nước trợ giá và khuyến khích đã gây ra áp lực lớn đối với giá thị trường nông sản (thông qua trợ giá xuất khẩu, người ta đã giữ giá của sản lượng dư thừa ở mức rẻ khiên cưỡng và làm phá giá trên thị trường thế giới). Nhiều chính phủ các nước đang phát triển thích hưởng giá rẻ của lương thực nhập khẩu để cung cấp cho người tiêu dùng thành thị và xoa dịu dư luận. Ngược lại thì nông nghiệp bị lờ đi một cách đáng trách. Đánh giá theo cách đó thì việc các nước công nghiệp bảo trợ nông nghiệp là một nguyên nhân mang tính cơ cấu, góp phần giảm thiểu chức năng động của nông nghiệp – nhất là ở các nước kém phát triển – và gây ra tình trạng thiếu hụt hiện tại. Sự méo mó của thị trường nông nghiệp thế giới có tác động rất mạnh đến tình trạng cùng kiệt đói ở các nước đang phát triển, vì đa số người cùng kiệt ở các nước đang phát triển sống tại nông thôn và không ít thì nhiều đều phụ thuộc vào nông nghiệp. Khi sản xuất nông nghiệp bị đình đốn vì hàng nhập khẩu giá rẻ và vì không có cơ hội xuất khẩu (bởi các nước công nghiệp tài trợ xuất khẩu nông sản và chào hàng giá rẻ hơn) và đầu tư vào các biện pháp hiện đại hóa nhằm nâng cao sức sản xuất không đem lại lới tức, thì thu nhập trong nông nghiệp bị giữ ở mức thấp. Dân thành phố sẽ có lợi bởi lương thực nhập khẩu giá rẻ, nhưng điều đó không có ý nghĩa gì khi so sánh với số lượng lớn gấp bội nông dân cùng kiệt sống ở vùng nông thôn.
Ở đây có thể định vị một trong những xung đột trung tâm giữa Bắc và Nam, giữa các nước giàu và nghèo. Thậm chí các nước hỗ trợ phát triển cũng không làm gì chống lại sự thờ ơ này. Chỉ từ vài năm trở lại đây, các chuyên gia mới chỉ ra các rủi ro liên quan tới tình trạng ấy đối với việc cung cấp lương thực. Báo cáo phát triển thế giới vừa qua của Ngân hàng thế giới lần đầu tiên từ hai mươi năm nay dành cho sản xuất nông nghiệp vị trí chính.
Nhưng tại sao các nước công nghiệp tiến hành chính sách bảo trợ nông nghiệp như vậy, nếu nó đem lại thiệt hại lớn cho các nước đang phát triển? Ở đa số các quốc gia OECD, người nông dân và các ngành công nghiệp hữu quan (người sản xuất giống, phân bón, thuốc trừ sâu) là một phe cánh hành lang mạnh, khả dĩ đòi được bảo vệ quyền lợi riêng, chống lại quyền lợi của người tiêu dùng muốn có thực phẩm giá rẻ. Lực lượng hành lang này cũng được hỗ trợ bởi các đối thủ của phong trào toàn cầu hóa cũng như những người ủng hộ sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường và đề cao quan hệ thu nhỏ giữa nông dân và người tiêu dùng, không đếm xỉa đến các lợi thế từ phân chia công việc quốc tế.
Phe cánh hành lang này đòi chính phủ thông qua các biện pháp can thiệp vào thị trường để tác động ngược lại với xu thế „tự nhiên“ hướng tới giảm giá tương đối của nông sản đối với giá sản phẩm công nghiệp và giảm tương đối thu nhập trong nông nghiệp đối với khu vực công nghiệp và dịch vụ. Ở các quốc gia giàu, thu nhập tăng lên thì nhu cầu của người dân về lương thực tăng chậm hơn nhiều so với nhu cầu về sản phẩm công nghiệp và dịch vụ. Nếu năng suất sản xuất của nông nghiệp cao bằng của công nghiệp và không bị mất mùa làm giảm cung cấp thì thực ra về lâu dài mức giá nông sản và qua đó thu nhập của nông dân phải giảm đi. Điều đó càng đúng hơn, khi hàng lương thực rẻ từ các nước đang phát triển được nhập về. Lúc đó các cơ sở nông nghiệp có năng suất kém sẽ phải bỏ cuộc, quá trình biến đổi cơ cấu „tự nhiên“ sẽ khiến tỉ trọng của nông nghiệp trong tổng sản lượng kinh tế giảm đi so với khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Ở châu Âu còn có thêm một động cơ nữa: từng trải nghiệm nạn đói tràn lan sau Thế chiến II, người ta cố gắng giảm phụ thuộc vào nhập khẩu bằng cách tăng cường nền sản xuất trong nước.
Chính sách chung về nông nghiệp (GAP) của khối EU (cho đến trước loạt cải cách của thập kỷ 90) là một hệ thống rất phức hợp nhằm chống lại xu hướng giảm giá nông sản vốn liên quan đến sự biến chuyển cơ cấu „tự nhiên“. Người ta đã đề ra giá cố định được bảo đảm cho 21 sản phẩm, và giá này được nhà nước bảo vệ bằng cách bao tiêu, chống lại giá thị trường đi xuống. Lượng hàng được nhà nước thu mua một là đưa vào kho, hai là đem tiêu hủy, hay đem xuất khẩu với giá thị trường thế giới ở mức thấp hơn, sau khi đã được hỗ trợ giá xuất khẩu. Nhờ giá cố định được bảo đảm đó, người nông dân hầu như không phải chịu rủi ro nào, họ có thể đầu tư để tăng năng suất sản xuất, kết quả là lượng sản phẩm luôn cao hơn nhu cầu trong nước, lượng thực phẩm đóng kho ngày càng nhiều (núi bơ, sông sữa), và phí tổn của can thiệp thị trường, lưu kho và trợ giá xuất khẩu tăng kinh khủng. Mức giá trong khối EU quá cao so với mức giá trên thị trường thế giới, nay phải được bảo vệ chống lại hàng nhập khẩu rẻ thông qua việc đóng cửa nhập khẩu quyết liệt. Để làm việc đó, người ta đề ra thuế quan linh động luôn ở mức cao bằng sự chênh lệch giữa giá thị trường quốc tế và giá thị trường nội địa EU. Một phần, EU vẫn thông qua tài trợ xuất khẩu hàng thừa tiếp tục góp phần làm sự chênh lệch ấy lớn lên, vì qua đó giá thị trường thế giới giảm đi. Kết quả là mọi khuyến khích cho sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển để đạt tới thị trường thế giới đều tiêu tan.
Mặc dù các nhà kinh tế luôn chứng minh rằng chi phí của GAP gia tăng và đưa ra phê phán (người tiêu dùng bị đánh thuế hai lần: 1. vì tiền ngân sách bị đem ra hỗ trợ giá thu mua, phí tổn lưu kho và trợ giá xuất khẩu, và 2. giá lương thực bị nâng lên) và tác động của giá cố định vô cùng bất công (các cơ sở sản xuất nông nghiệp lớn nhất kiếm được nhiều nhất, trong khi các hộ nông dân nhỏ không thể ganh đua trong đầu tư nâng cao sức sản xuất, do đó bị đào thải khỏi thị trường mặc dù đã có GAP), hầu như không có hy vọng gì vào một cuộc cải cách toàn diện, nếu như trong khuôn khổ đàm phán GATT không có áp lực gia tăng từ bên ngoài – cụ thể là từ Mỹ và một số các nước đang phát triển có sức xuất khẩu mạnh.
Hiệp định nông nghiệp trong vòng đàm phán Uruguay
Tại vòng đàm phán Uruguay từ 1986 đến 1994 – vòng đàm phán đa phuơng cuối cùng trong GATT trước khi thành lập WTO – lần đầu tiên người ta đàm phán về nông nghiệp. Cho đến thời điểm đó các nước công nghiệp quan trọng nhất vẫn bảo vệ chính sách can thiệp vào nông nghiệp của mình, chống lại các nguyên tắc của GATT. Mục tiêu cao nhất của đàm phán nông nghiệp ở vòng đàm phán Uruguay là thực thi các nguyên tắc kinh tế thị trường trong chính sách nông nghiệp, qua đó giảm thiểu sự méo mó về cạnh tranh trong thương mại mại nông sản thế giới. Mặc dù vậy hiệp định nông nghiệp WTO vẫn cho phép nhà nước hỗ trợ nông nghiệp, tuy
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Xây dựng chương trình quản lý việc thu thuế nông nghiệp Công nghệ thông tin 0
C Quản lý tài chính đối với các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông thôn trên địa bàn hu Luận văn Kinh tế 0
S Phát triển kinh tế theo Chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội Luận văn Kinh tế 2
E Chương trình xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Giang Luận văn Kinh tế 0
I Nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Thọ Luận văn Kinh tế 0
T Quản lý chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Quản lý nhà nước về xây dựng kết cấu hạ tầng theo chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Nin Luận văn Kinh tế 0
S Nâng cao chất lượng chương trình nông nghiệp nông thôn của đài truyền hình Việt Nam Văn học 0
H VOV1 vối công tác tuyên truyền " Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới" ( Khảo sát m Văn học 0
A Nghiên cứu xây dựng mô hình quy hoạch sử dụng đất gắn với chương trình nông thôn mới tại xã Minh Kha Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top