Monster_Kut3

New Member

Download miễn phí Thực trạng sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương và những thách thức khi Việt Nam là thành viên tổ chức thương mại thế giới





Kinh tế tập thể chậm phát huy hiệu quả. Các HTX dịch vụ nông nghiệp còn mang tính hình thức, tư tưởng bao cấp, hầu hết còn lúng túng trong việc lựa chọn phương án kinh doanh và cơ chế hạch toán phù hợp với yêu cầu của kinh tế hàng hoá. Kinh tế hộ hầu hết còn rất nhỏ bé, quy mô kinh doanh nhỏ, sản xuất manh mún đang là trở ngại lớn cho sản xuất hàng hoá. Thông tin về thị trường giá cả nông sản trên phạm vi cấp huyện, cả tỉnh có tổ chức được, nhưng chậm và thiếu đến với người sản xuất. Thị trường tiêu thụ hàng nông sản trong nước và nước ngoài tuy đã phát triển hơn nhiều so với những năm trước đây, song để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của thời kỳ mới thì còn hạn chế và chưa ổn định. Công nghiệp nông thôn và làng nghề phát triển chậm, trình độ sản xuất chủ yếu là thủ công, công nghệ lạc hậu, hàng hoá sản xuất ra khó tiêu thụ do tính cạnh tranh của sản phẩm chưa cao.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
I - THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 VÀ 2 NĂM 2006, 2007
Hải Dương là một trong 8 tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ở vị trí có nhiều hướng tác động mang tính liên vùng; có vai trò cung cấp sản phẩm hàng hoá quan trọng và là địa bàn tham gia quá trình trung chuyển hàng hoá giữa hệ thống cảng biển và các thành phố các tỉnh trong vùng, cả nước. Do vậy vừa có cơ hội đóng vai trò là một trong những động lực phát triển, vừa phải đối mặt với các thách thức trong cạnh tranh khai thác và phát triển các ngành hàng có lợi thế.
Hải Dương được chia làm 2 vùng chính: Vùng đồng bằng 89% diện tích tự nhiên ở 10 huyện, thành phố; Vùng đồi núi chiếm khoảng 11% diện tích nằm ở 2 huyện Chí Linh và Kinh Môn. Diện tích đất tự nhiên: 1.648 km2, trong đó đất nông nghiệp: 104.091 ha, đất lâm nghiệp 9.049 ha. Dân số 1.702.750 người, trong đó khu vực nông thôn 1.462.662 người = 85,6%, lao động trong nông nghiệp 70%, còn lại ở các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề khác 30%.
Về phát triển nông nghiệp 5 năm (2001 - 2005) là tương đối toàn diện đạt hiệu quả ngày càng cao: giá trị nông, lâm, thuỷ sản tăng bình quân 4,8%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 37,2 triệu đồng, gần 20% diện tích đất nông nghiệp đạt giá trị trên 50 triệu đồng/ha. Chăn nuôi thuỷ sản phát triển khá; giá trị sản xuất tăng bình quan 10%/năm trong đó chăn nuôi tăng 8,9%/năm. Hình thành mô hình chăn nuôi theo quy mô công nghiệp và bán công nghiệp, tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 92.150 tần, tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi đạt 30,5% so tổng giá trị ngành nông nghiệp. Năm 2006 tổng diện tích gieo trồng đạt 172.314 ha, năng suất lúa cả năm 117,75 tạ/ha. Diện tích vụ đông 26.056 ha. Đối với cây ăn quả chủ yếu là vải, nhãn diện tích 16.000 ha. Trong chăn nuôi tổng đàn lợn 873.221 con tăng 2,1% so với năm 2005, đàn lợn thịt có 50% máu ngoại trở lên, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 87.533 tấn tăng 5,8% so với năm 2005. Đàn bò 59.038 con tăng 24,5%. Đàn gia cầm 7,1 triệu con. Trang trại chăn nuôi công nghiệp nhỏ và vừa phát triển, đến nay toàn tỉnh có 100 trang trại chăn nuôi lợn, 21 trang trại chăn nuôi gia cầm và 467 trang trại tổng hợp VAC. Về thuỷ sản có 8.800 ha diện tích mặt nước đưa vào khai thác, sản lượng cá nuôi đạt 32.550 tấn, tăng 15,19% so với năm 2005. Tốc độ tăng ngành nông nghiệp là 2,4% so với năm 2005. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm 27,6% so GDP toàn tỉnh. Năm 2007 tổng diện tích gieo trồng 170.408 ha, năng suất lúa cả năm đạt 115,35 tạ/ha. Diện tích cây vụ đông đạt 25.921 ha, tuy không đạt chỉ tiêu diện tích nhưng giá trị sản xuất cây vụ đông thu nhập cao hơn năm 2006 nhất là các loại rau. Hai cây ăn quả chủ lực (vải, nhãn) năng suất đạt khá 49 tạ/ha, tuy nhiên giá bán thấp, năng lực tiêu thụ và khả năng công nghệ sau thu hoạch thấp nên thu nhập của người trồng vải không cao. Về chăn nuôi : Tổng đàn lợn 614.416 con giảm 30,5% so với năm 2006, nguyên nhân chủ yếu do dịch bệnh tai xanh gây ra và sự tăng đột biến của giá thức ăn chăn nuôi. Các trang trại chăn nuôi tiếp tục được duy trì. Đàn bò 55.879 con, giảm 7% so với năm 2006. Đàn bò lai nhiều máu ngoại có tầm vóc lớn, tăng trọng nhanh, khả năng cho thịt cao hơn bò vàng đã phát triển với tốc độ khá nhanh, đạt 70% so tổng đàn là điều kiện quan trọng để triển khai dự án nuôi bò thịt chất lượng cao. Về thuỷ sản toàn tỉnh có 9.230 ha mặt nước đưa vào nuôi trồng, tăng 5% so với năm 2006 ; năng suất cá nuôi đạt bình quân 3,9 tấn/ha (là tỉnh có năng suất cao trong vùng đồng bằng sông Hồng). Sản lượng cá nuôi đạt 35.990 tấn.
Đánh giá chung:
1. Sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao và đều qua các năm, hầu hết các chỉ tiêu lớn đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, góp phần ổn định đời sống nhân dân trong tỉnh, thúc đẩy tăng trưởng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ với tốc độ cao. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp giai đoạn 2001 - 2005 đạt 38,3 triệu đồng (tăng 2,3 triệu so với kế hoạch). Năm 2006 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 41 triệu đồng/ha. Năm 2007 đạt 42 triệu đồng/ha. Đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ khá tăng, hộ cùng kiệt giảm, một bộ phận nông dân đã có tích luỹ và đầu tư sản xuất, chế biến nông sản.
2. Nhận thức về sản xuất hàng hoá và thị trường trong nông dân đã được nâng lên một bước: Một bộ phận nông dân đã mạnh dạn đổi mới cơ cấu sản xuất, đầu tư sản xuất, dịch vụ và đã sáng tạo ra nhiều mô hình sản xuất đạt giá trị cao. Toàn tỉnh đã có gần 20% diện tích canh tác đạt tiêu chuẩn cánh đồng 50 triệu đồng/ha (là tỉnh có diện tích đạt cánh đồng 50 triệu đồng/ha cao nhất trong khu vực đồng bằng sông Hồng). Cũng do chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đã hình thành được vùng sản xuất hàng hoá như:
- Vải thiều (Thanh Hà, Chí Linh) diện tích 8.500 ha, sản lượng 25.000 tấn - 30.000 tấn/năm.
- Dưa hấu, rau ngắn ngày, củ đậu (Kim Thành, Gia Lộc) diện tích 6.000 – 6.500 ha.
- Gạo nếp hoa vàng (Kim Thành, Kinh Môn) diện tích 800 - 1000 ha.
- Hành, tỏi (Nam Sách, Kinh Môn) diện tích 3.500 ha.
- Vùng nuôi cá, ba ba đặc sản có diện tích 30, 50, 100 ha/vùng (Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Ninh Giang, Kim Thành)
- Cà rốt (Cẩm Giàng) diện tích 420 ha, sản lượng 12.000 - 13.000 tấn/năm.
3. Đã hình thành được một số mô hình sản xuất theo hướng công nghiệp
- Toàn tỉnh hiện có 6.700 hộ nuôi gia cầm theo hướng tập trung công nghiệp, quy mô từ 500 con trở lên (trong đó có trên 400 hộ nuôi quy mô từ 2.000 con trở lên, có 5 hộ nuôi quy mô từ 25.000 con - 140.000 con) thường xuyên có mặt.
4. Những nguyên nhân chủ yếu đạt được kết quả trên
Trước hết có sự đánh giá, xác định đúng về vị trí, vai trò của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Đã chọn đúng các vấn đề mấu chốt có tính chiến lược theo từng giai đoạn. Đã xây dựng thành các đề án sản xuất kinh doanh mang tính tập trung đầu tư quy mô lớn, có chỉ đạo thống nhất trọng tâm trọng điểm hướng tới mục tiêu chung (đề án xây dựng cánh đồng đạt 36 triệu/ha; đề án kiên cố hoá kênh mương; đề án phát triển chăn nuôi thuỷ sản tập trung quy mô lớn gắn với bảo vệ môi trường; đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng năng suất chất lượng cao ; đề án nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; đề án phát triển kinh tế và hạ tầng nông thôn …). Vì vậy đã tạo ra chuyển biến rõ nét ở một số khâu, lĩnh vực chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp, qua đó tạo đòn bẩy tác động đến phát triển chung của ngành.
- Chính sách huy động và hỗ trợ vốn là giải pháp rất quan trọng đối với thành công của phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời gian qua.
- Công tác khuyến nông đã được nâng lên một bước: M...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng kiến thức thái độ hành vi về sức khỏe sinh sản ở học sinh trung học phổ thông huyện Đại Từ Thái Nguyên Y dược 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Chính Sách Cho Vay Bất Động Sản Ở Các Ngân Hàng Thương Mại Luận văn Kinh tế 0
D Môi trường đầu tư bất động sản việt nam thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích thực trạng xuất khẩu tại công ty TNHH sản xuất thương mại Đức Hân giai đoạn 2005 - 2009 Luận văn Kinh tế 0
D Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về sản lượng Biogas và thực trạng sử dụng năng lượng biogas tại khu vực Đan – Hoài – Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
D Thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm sợi tại Công ty Cổ phần dệt Vĩnh Phú Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top