Tayson

New Member

Download miễn phí Kinh nghiệm giáo dục về quyền con người ở các nước Châu Âu





Tại Đại học Essex (Anh), Trung tâm quyền con người đã được thành lập từ những năm 1982-1983, đây được coi là một trong những cơ sở đào tạo và nghiên cứu về quyền con người lâu đời nhất, có kinh nghiệm lâu năm và được đánh giá cao nhất trên thế giới. Đại học Essex của Anh đã cung cấp một chương trình đào tạo cấp bằng cử nhân luật về “ Nhân quyền và Luật pháp công”. Chương trình này tập trung vào hệ thống luật pháp ở Anh với mục đích giúp sinh viên hiểu biết một cách sâu sắc về những vấn đề liên quan tới việc bảo vệ quyền con người ở Anh, việc thiết lập một hệ thống luật pháp công tính đến các yếu tố về lịch sử, chính trị và triết học. Chương trình còn giúp học viên hiểu được về luật pháp công ở Anh, áp dụng những điều luật này trong những trường hợp liên quan tới những hành vi xâm phạm về quyền con người không chỉ ở Anh mà ở cả châu Âu. Từ đó, học viên có cơ sở để phát triển kỹ năng phân tích và nghiên cứu, kỹ năng giải quyết vấn đề Chương trình này muốn hướng học viên có một sự hiểu biết toàn diện về quyền con người, không chỉ ở góc độ luật pháp mà còn ở bối cảnh lịch sử, chính trị và triết học của nó.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

KINH NGHIỆM GIÁO DỤC
VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở CÁC NƯỚC CHÂU ÂU
Nguyễn Thị Hồng Nga* Viện Kinh tế và Chính trị thế giới - Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Trong những năm trở lại đây, giáo dục về quyền con người đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc (LHQ) hay UNESCO với các chương trình đào tạo và hoạt động giáo dục được triển khai rộng khắp ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ở cấp quốc gia, chính phủ các nước cũng tiến hành nhiều chương trình đào tạo kết hợp với việc lồng ghép giảng dạy các vấn đề về nhân quyền vào chương trình học bắt buộc ở các cấp học và ở bậc đào tạo đại học, sau đại học. Với một hệ thống giáo dục được đánh giá là tiên tiến trên thế giới, các nước châu Âu cũng rất đề cao việc giáo dục về quyền con người và phần lớn các chương trình giáo dục nhân quyền ở những quốc gia này đều đảm bảo được chất lượng tốt. Như vậy, chương trình giáo dục về quyền con người ở các nước châu Âu được xây dựng dựa trên hệ thống giáo dục của bản thân các quốc gia, nhưng bên cạnh đó, cũng có sự đóng góp của các chương trình đào tạo của UNESCO, LHQ và Hội đồng châu Âu.
` 1. Tổng quan về chương trình giáo dục nhân quyền
Theo Tuyên ngôn thế giới về quyền con người của LHQ (UDHR), mọi người, phụ nữ, nam giới, thanh niên và trẻ em cần biết và hiểu các quyền con người vì chúng liên quan tới các mối quan tâm và nguyện vọng của mình. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua giáo dục và học tập quyền con người cả dưới hình thức chính quy hay không chính quy. Tìm hiểu các nội dung về quyền con người, chẳng hạn như các nguyên tắc, giá trị về quyền con người sẽ khuyến khích mọi người lựa chọn các quyết định cho cuộc sống, công việc của mình, hướng tới giải quyết xung đột và gìn giữ hòa bình theo định hướng tôn trọng quyền con người. Đây là một chiến lược rõ ràng và cụ thể, trong đó, lấy phát triển con người, xã hội và kinh tế làm trung tâm.
Giáo dục và tìm hiểu quyền con người cần được tất cả các chủ thể, các bên tham gia, được xã hội dân sự cũng như các chính phủ và các công ty xuyên quốc gia cùng thực hiện. Thông qua hiểu biết về quyền con người, chân lý văn hóa quyền con người sẽ được phát triển dựa trên sự tôn trọng, bảo vệ, thực hiện, tuân thủ và thực hành quyền con người.
Chương trình giáo dục nhân quyền được xem như là một biện pháp cốt yếu và một chiến lược hiệu quả để ngăn chặn những vi phạm về nhân quyền cũng như để xây dựng các xã hội bình đẳng, tự do và hòa bình. Việc thúc đẩy hoạt động giáo dục nhân quyền đã được đề cập từ lâu trong nhiều văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người, cụ thể là trong Điều 26 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948, Điều 13 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; Điều 28 Công ước về quyền trẻ em; và đặc biệt là trong các đoạn 78-82 Tuyên bố Viên và Chương trình hành động được thông qua tại Hội nghị toàn thế giới về quyền con người lần thứ hai năm 1993.
Từ nội dung các quy định này, có thể hiểu giáo dục nhân quyền là những hoạt động giảng dạy, tập huấn và phổ biến thông tin về quyền con người, nhằm xây dựng một nền văn hóa nhân quyền trong đó hướng tới: (i) Tăng cường sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người; (ii) Phát triển đầy đủ nhân phẩm và ý thức về nhân phẩm của con người; (iii) Thúc đẩy sự hiểu biết, khoan dung, bình đẳng giới và tình hữu nghị giữa các quốc gia, các nhóm dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ; (iv) Tạo điều kiện cho tất cả mọi người tham gia một cách hiệu quả vào các hoạt động của xã hội, và (v) Hỗ trợ các hoạt động của Liên hợp quốc về duy trì hòa bình và an ninh quốc tế .
2. Chương trình đào tạo về quyền con người ở Châu Âu
Ở châu Âu, đào tạo về quyền con người là một chương trình giáo dục với mục tiêu thúc đẩy sự bình đẳng giữa người với người, một trong những giá trị rất quan trọng đối với các công dân những quốc gia này. Kể cả những người không được đào tạo chính quy thì các vấn đề về quyền con người cũng được phổ cập rộng rãi.
2.1. Các tổ chức quốc tế và vai trò đào tạo về nhân quyền ở châu Âu
Để phổ biến và vận động cho hoạt động giáo dục nhân quyền trên toàn thế giới, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua một Nghị quyết số 48/127 ngày 20/12/1993 (A/RES/48/127) quy định lấy giai đoạn 1995-2004 là Thập kỷ giáo dục nhân quyền của Liên hợp quốc (the United Nations Decade for Human Rights Education). Tiếp theo đó, từ 1994 đến 2003, Đại hội đồng Liên hợp quốc còn thông qua một loạt nghị quyết khác đề cập đến những vấn đề cụ thể trong việc triển khai thực hiện Thập kỷ Giáo dục nhân quyền, bao gồm các Nghị quyết A/RES/49/184, A/RES/50/173, A/RES/50/177, A/RES/51/104, A/RES/52/127, A/RES/53/153, A/RES/54/161, A/RES/55/94, A/RES/56/167, A/RES/57/212.
Năm 1993, UNESCO phối hợp cùng với Trung tâm nhân quyền của LHQ đã triệu tập một hội nghị quốc tế gồm các chuyên gia và những nhà hoạt động về nhân quyền. Mục đích của hội nghị này là tạo động lực cho việc đào tạo và nâng cao sự hiểu biết của toàn nhân loại về nhân quyền. Hội nghị này là bước đệm để ngay năm sau, LHQ đã tuyên bố về Thập kỷ giáo dục về quyền con người.
Tại châu Âu, một tổ chức là Tổng cục thanh niên và thể thao (Directorate of Youth and Sport) của Hội đồng châu Âu có trách nhiệm nghiên cứu và nâng cao công tác giáo dục về quyền con người bằng việc phát triển các kỹ thuật và phương pháp tiếp cận giáo dục phù hợp với cả hệ thống giáo dục chính quy và không chính quy cũng như đối với các môi trường văn hóa khác nhau để đảm bảo quyền về con người được phổ biến rộng rãi đến với từng người dân. Hội đồng châu Âu có truyền thống rất lâu đời trong việc hỗ trợ và thúc đẩy giáo dục về quyền công dân và quyền con người. Một dự án với tên gọi “Dân chủ và Giáo dục nhân quyền” đã được triển khai từ năm 1997 và tới nay đang trong giai đoạn thứ ba. Năm 2005, dự án đã được tiếp thêm sức mạnh nhờ những động lực chính trị trong một hội nghị ở Warsaw, trong đó, những người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ đã kêu gọi những nỗ lực của Hội đồng châu Âu trong việc tăng cường giáo dục để bảo đảm tất cả những người trẻ ở châu Âu đều được tiếp cận với giáo dục nhân quyền và nâng cao chất lượng của các chương trình đào tạo. Năm 2007, Hội đồng của Ban chỉ đạo châu Âu cũng đã quyết định cho ra đời một Hiến chương châu Âu về giáo dục dân chủ và nhân quyền. Hội đồng cũng hỗ trợ xúc tiến và giám sát Kế hoạch hành động trong giai đoạn một của Chương trình giáo dục quyền con người ở châu Âu.
2.2. Hệ thống giáo dục về nhân quyền ở châu Âu
Giáo dục chính quy
Đối với các hệ giáo dục chính quy, chương trình giáo dục về quyền con người trong những năm gần đây đã được đưa vào giảng dạy từ rất sớm, từ cấp tiểu học và trung học. Một ví dụ điển hình ở châu Âu là Đan Mạch. Qu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học 7 Luận văn Sư phạm 0
G Kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở một số nước lấy Khoa học và công nghệ cùng Giáo dục và đ Luận văn Kinh tế 0
D Một vài kinh nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Văn hóa, Xã hội 0
N Phát triển thị trường giáo dục Đại học ở Mỹ, Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Xây dựng tiêu chí đánh giá các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạ Kinh tế quốc tế 0
N Vận dụng khái niệm "Kinh nghiệm và tư duy" trong triết lý giáo dục của John Dewey hướng dẫn học sinh Luận văn Sư phạm 0
T Cho tớ hỏi kinh nghiệm để học tốt tiếng anh ? Xin chỉ giáo !!! Sinh viên chia sẻ 6
S Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục và giáo dục môi trường trong trường Mẫu giáo Tài liệu chưa phân loại 0
C Kinh nghiệm Nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên Mầm non Tài liệu chưa phân loại 0
C Kinh nghiệm Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top