chencuong

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Những biến đổi của hôn nhân theo từng giai đoạn





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 0
I. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA HÔN NHÂN THEO TỪNG GIAI ĐOẠN 0
1. Quan niệm về hôn nhân cổ truyền 0
2. Các tục lệ trong hôn nhân cổ truyền 3
3. Quan hệ và ứng xử giữa vợ chồng. 13
4. Một số tục lệ hôn nhân của dân tộc thiểu số. 15
II. XU HƯỚNG CỦA HÔN NHÂN TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY 19
III. ‎ NGHĨA CỦA HÔN NHÂN 22
MỤC LỤC 28
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

là nhà gái thách cưới bằng số lượng cụ thể gạo nếp, thịt lợn, bún, rượu, các loại gia vị. Số lượng cau nhà gái yêu cầu trong lễ cưới thường là 500 quả trở lên. Cau cưới phải đẹp, liền buồng không cắt rời… Buông cau đều quả, quả cau phải có dâu, càng dài càng tốt. Việc đi mua cau cho đám cưới thường phải kén chọn người và do nữ đảm nhiệm. Chè khoảng 2 kg. Các loại bánh phải đủ để biếu mỗi gia đình tỏng làng 1 chiếc. Đồ sính lễ cô dâu gồm quần áo, chăn màn, nón, khăn, giày dép, nhẫn, khuyên tai và dây xà tích bằng bạc (riêng đồ trang sức chỉ người nhà khá giả mới có). Các đồ sính lễ cô dâu thường do nhà gái sắm sửa, nhà trai phải chi tiền. Ngoài các lễ vật thách cưới trên, nhà gái còn yêu cầu nhà trai chuẩn bị cho 3 lễ mặn để cúng tổ tiên: Lễ mặn cúng tại nhà thờ ông cậu (1 thủ lợn, 1 mâm xôi, 1 chai rượu), được nhà trai mang sang vào buổi sáng ngày cưới và chiều hôm để ông cậu phải mời anh em họ hàng cùng hưởng lễ. Lễ mặn lễ tại nhà tộc trưởng bên vợ (gà, rượu). Lễ mặn lễ gia tiên tại nhà gái (gà, rượu). Các lễ tại nhà tộc trưởng và gia tiên nhà gái được nhà trai mang sang từ chiều hôm trước ngày cưới. Ngoài các lễ vật ở đây có tục phải thách cưới thêm tiền mặt. Bình thường từ 100 đồng tiền cũ, nhưng nhà cùng kiệt cũng phải có ít nhất 15 - 20 đồng.
2.5. Lễ dẫn cưới (lễ nạp tài).
Sau khi được nhà gái chấp thuận ngày giờ cưới và yêu cầu thách cưới, nhà trai tiến hành chuẩn bị đồ sính lễ để làm lễ xin cưới. Tuỳ theo yêu cầu của nhà gái mà việc dẫn cỗ cưới có thể bằng tiền mặt hay hiện vật. Ccác đồ sính lễ do nhà gái tự mua sắm là trang phục cho cô dâu, riêng nhẫn, hoa tai, xà tích thì nhà trai chuẩn bị và do mẹ chồng mang sang khi đi xin dâu cùng bà mối. Trước lễ cưới 2 à 3 ngày, nhà trai tiến hành làm lễ xin dâu và bao giờ cũng đi buổi sáng. Đoàn đi xin cưới gồm mẹ chàng rể, bà mối và một số bà con họ hàng. Trước khi đi dẫn cưới (nạp tài), nhà trai làm lễ cáo gia tiên. Đến nhà gái, cá thứ nếp, lợn, bún, rượu được nhà trai bày ở sân, còn cau, tràu, bánh và tiền được đưa vào nhà đặt lên bàn thờ để trình báo tổ tiên nhà gái. Mẹ chồng thưa chuyện và bàn giao đồ lẽ. Nhà gái nhận và kiểm tra số lượng và chất lượng. Các thứ gạo, thịt, rượu… được nhà gái dùng làm cỗ bàn mời họ hàng làng xóm. .. Bánh cốm, bánh dầy được biếu cùng trầu cau cho họ hàng, dân làng tượng trưng cho thiếp mới vưới.
2.6. Lệ nộp cheo.
Lệ này được nhà gái tiến hành nhưng phí tổn do nhà trai chịu, cheo chủ yếu nộp bằng tiền, có nơi nộp bằng mâm đồng hay bằng gạch để lát đường làng. Tiền nộp cheo, ghi vào sổ, làng trao cho đương sự tờ phái lai (biên lai) ghi số tiền “lan nhai”.
2.7. Lễ cưới.
Đám cưới được tổ chức cả phía nhà trai và nhà gái. Tuy nhiên, đám cưới ở nhà trai bao giờ cũng là chính. Về hình thức và lễ thức có sự khác biệt giữa tục lệ cưới của nhà trai và nhà gái.
- Các tục lệ liên quan đến chuẩn bị cho đám cưới.
Công việc chuẩn bị cho lễ cưới có sự tham gia của họ tộc, bạn bè bằng hữu và láng giềng gần. Ngoài việc chuẩn bị lễ vật cho lễ dẫn cưới (nạp tài) nhà trai còn làm những công việc sau:
+ Chuẩn bị giường chiếu và phòng tân hôn: phòng tân hôn, phòng là một gian đầu hòi nhà được sửa sang và quét vôi mới cho sáng sủa. Phòng của vợ chồng mới cưới thường không có trang trí gì thêm. Riêng nhà giàu có thêm lọ hoa, gương soi, chữ song hỷ, hay tranh ảnh. Giường cưới phải đóng mới, được đóng bằng tre đực, không bị sâu ở thân, cây phải nguyên ngọn, được chặt và ngâm kỹ dưới ao để tránh mối mọt và bền hơn. Việc đóng giường phải kén chọn người đóng. Giường cưới chỉ dùng đinh tre. Ngày phát mộc phải chọn và khi lắp giường cũng chọn ngày giờ tốt. Chiếu rải giường phải là chiếu mới và phải mua cả đôi. Khi rải chiếu lần đầu cũng phải kén chọn người. Lễ rải chiếu thường làm trong ngày cưới. Chiếu được rải làm sao hai mặt trái úp vào nhau.
+ Tục mời cưới: Trước ngày cưới khoảng vài ngày, nhà trai phải mời họ hàng và dân làng đến dự cưới. Khi đi mời gia đình nhà trai mang theo 1 quả cau, 1 lá trầu đến từng gia đình để mới đến ăn cưới. Ăn cỗ cưới nhà gài thì đa số là các bà đi dự, còn tiệc cưới tại nhàt rai thì đàn ông đi là chính. Riêng trẻ em không mời nhưng chúng tự đến và có cỗ đơn giản giành cho chúng.
+ Chuẩn bị trang phục cưới cho chú rể: Gồm hai áo the dài (1 trắng, 1 đen), quần trắng, khăn xếp, đi giầy ký long (nhà cùng kiệt đi guốc mộc). Trang phục phải mới hoàn toàn.
+ Dựng rạp, chuẩn bị phòng cưới: Cưới hỏi tại gia nên trước ngày cưới một hôm phải dựng rạp, rạp dựng bằng tre, che bằng vải hay phên, bàn ghế thường đi mượn của hàng xóm. Ngày dựng rạp nhà trai thường ăn từ 10 - 15 mâm.
+ Chuẩn bị cỗ bàn: cỗ bàn to hay bé, nhiều hay ít tuỳ từng trường hợp vào dòng tộc đó lớn hay bé, nhưng không thể không có. Cỗ chỉ khác nhau về số lượng nhưng rất giống nhau về cách bài trí và số lượng các món. Mỗi mâm thường có các món: thịt mỡ luộc, thịt nạc, lòng dồi, thịt nướng, tiết canh, chả nướng, canh, xôi, rượu. Ngày xưa chỉ nhà giàu mới có giò, chả, thịt gà. Riêng mâm phù dâu, phù rể thì có thêm các loại bánh để họ mang về làm quà cho gia đình. Việc mua sắm, chuẩn bị cỗ cưới do một người chỉ đạo và cỗ được chuẩn bị vào đêm hôm trước. Cỗ nhà gái cũng không khác gì cỗ nhà trai, chỉ khác là số lượng ít hơn.
+ Ăn cỗ và mừng cưới. Cỗ bàn được mời ăn vào buổi sáng ngày cưới. Cỗ thường xếp 4 người theo vai vế. Việc mừng cưới có thể mừng tối hôm trước hay sáng ngày ăn cỗ. Đa số là mừng bằng tiền, số lượng nhiều hay ít là tuỳ mối quan hệ với gia chủ. Tiền mưng do một hai người được họ hàng cử ra nhận. Tiền mừng được ghi vào một cuốn sổ để sau này gia chủ dựa vào đó để “trả nợ”. Nhà gái có mời khách ăn cỗ nhưng không được nhận tiền mừng.
- Lễ cưới ở nhà trai.
Lễ cưới chính thức được tổ chức vào buổi chiều, lễ tục diễn ra như sau:
+ Lễ xin dâu: Buổi sáng trước lúc đón dâu bà mẹ chồng cùng với bà mối và một vài bà, vài cô trong họ hàng sang nhà gái làm lễ xin dâu. Đoàn đi mang 1 cơi trầu, trong xếp đủ 12 miếng trầu cánh phượng, 12 miếng cau cánh tiên đến lễ nhà cô dấu. Sau khi trò chuyện và đưa dẫn trầu cau theo lệ mẹ chồng và đoàn xin dâu trở về nhà trước khi đoàn đón dâu nhà trai xuất phát.
+ Lễ đón rước dâu: Đoàn gồm có bố chú rể chú bác và một số người cao tuổi trong nội tộc. Những người đi đón dâu ăn mặc đẹp, sang trọng. Dẫn đầu đoàn là một ông cầm hương và đồng thời cũng là chủ hôn. Người ta thường mời “Cụ từ” (là người được làng cử ra để coi sóc việc thờ tự ở đình) đảm nhiệm. Ông cầm hương mặc áo dài đỏ, quần tơ tằm vàng. Tiếp theo ông cầm hương là một bà bưng một khay “trầu trăm” đúng 100 miếng để sang cũng lễ bên nhà gái… Bà mang trầu trăm cũng được chọn. Trầu này sau khi lễ bái ở nhà gái được mang về để cho đôi vợ chồng mới cưới ăn. Chú rể đi đón vợ ăn mặc đẹp, áo ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Những biến đổi kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước thời Pháp thuộc (1862-1945) Văn hóa, Xã hội 0
1 Diễn biến chất lượng nước mặt và những nguyên nhân làm thay đổi chất lượng nước trong hệ thống thủy Khoa học Tự nhiên 0
K Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám để giám sát và cảnh báo những tác động của biến đổi khí hậu Luận văn Sư phạm 3
T Đô thị hóa và tác động của nó đến những biến đổi làng xã ngoại thành Hà Nội (Qua trường hợp làng Phú Văn hóa, Xã hội 0
C Những biến đổi văn hóa ở làng Cót thời kỳ đổi mới Văn hóa, Xã hội 2
D Những biến đổi văn hóa trong phong tục cưới xin và tang ma của người Sán Dìu trên địa bàn huyện Phú Văn hóa, Xã hội 2
B Nông thôn Việt nam từ truyền thống đến đổi mới qua nghiên cứu làng Yên sở và so sánh với những biến Lịch sử Thế giới 2
C Những biến đổi của đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ Kinh tế chính trị 0
A Hợp tác đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu trong ASEAN những năm đầu thế kỷ 21 Kinh tế quốc tế 0
D CÔNG NGHIỆP HOÁ NÔNG THÔN VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY (Nghiên cứu trường hợp Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top