timbaland_3107

New Member
Download miễn phí Đề tài Sự truyền bá và ảnh hưởng của nho giáo tới các nước Đông Bắc á (Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam)



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
I. NHO GIÁO TRUNG HOA - NỀN TẢNG CỦA VÀNH ĐAI VĂN HOÁ ĐÔNG BẮC Á 2
1. Hệ thống tư tưởng Khổng - Mạnh(2) 4
2. Hệ thống tư tưởng Hán Nho 5
3. Hệ thống tư tưởng Tống Nho 6
II. SỰ TRUYỀN BÁ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO TỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á (TRIỀU TIÊN, NHẬT BẢN, VIỆT NAM) 7
1. Nho giáo truyền bá và ảnh hưởng ở Triều Tiên 9
2. Nho giáo truyền bá và ảnh hưởng tới Nhật Bản 12
3. Nho giáo du nhập và ảnh hưởng ở Việt Nam 16
III. MỘT SỐ NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT GIỮA NHO GIÁO Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
MỤC LỤC 31

Trên lãnh thổ châu Á rộng lớn, Đông Bắc Á là một khu vực địa - văn hoá, địa - chính trị vốn có nhiều nét tương đồng trong lịch sử, văn hoá, cũng như chính trị. Ở đây, khái niệm Đông Bắc Á được hiểu là một khu vực địa lí gồm bốn quốc gia hạt nhân là: Trung Quốc, Triều Tiên(1), Việt Nam và Nhật Bản; trên nền tảng bốn quốc gia ấy khu vực Đông Bắc Á được mở rộng không gian tới các quốc gia, các vùng lãnh thổ có quan hệ gắn bó lâu đời với các quốc gia hạt nhân.
Với cách hiểu Đông Bắc Á như vậy, có thể thấy rằng các quốc gia trong khu vực (chủ yếu là Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam) có sự gần gũi về biên giới địa lý, gần gũi về nguồn gốc nhân chủng (cùng một đại chủng Mongoloit), có chung một cơ sở kinh tế (nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước); điều đó làm nảy sinh những nét tương đồng về phong tục, tập quán, bản sắc văn hoá, tâm lí ứng xử giữa con người với con người; giữa con người với tự nhiên… Tất cả những điểm tương đồng ấy đã tạo cho các dân tộc trong khu vực một sự đồng cảm, linh cảm hết sức tự nhiên; làm cho đời sống kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội trở nên vô cùng gần gũi; làm cho quan hệ giao lưu văn hoá - kinh tế diễn ra từ rất sớm cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo nên những mạng lưới giao lưu vùng và liên vùng. Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển, ngoài những yếu tố đặc trưng của văn hoá khu vực, mỗi quốc gia dân tộc cũng có những giá trị văn hoá, những sắc thái văn hoá - xã hội riêng biệt. Chính những nét tương đồng và dị biệt giữa các quốc gia trong khu vực ấy lại cho chúng ta hiểu một cách sâu sắc hơn bản sắc văn hoá khu vực ẩn chứa trong đời sống vật chất và tinh thần của các quốc gia dân tộc trên miền đất rộng lớn này.
Một trong những đặc điểm nổi bật về văn hoá - xã hội - chính trị của khu vực trong tiến trình lịch sử phát triển chính là sự ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa một cách liên tục và thường xuyên. Trong đó, điển hình nhất và cũng lâu dài nhất là quá trình truyền bá và ảnh hưởng của Nho giáo Trung Hoa vào các quốc gia trong khu vực (Triều Tiên, Nhật bản, Việt Nam); tạo nên một “vành đai văn hoá Nho giáo”(1). Thông qua việc tìm hiểu Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó trong khu vực, chúng ta sẽ thấy được nét tương đồng, mẫu số chung giữa các quốc gia; đồng thời cũng làm rõ được những nét đặc trưng riêng có của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ. Tuy nhiên vấn đề Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó trong khu vực Đông Bắc Á là một vấn đề hết sức rộng lớn và phức tạp, cần có những công trình nghiên cứu công phu và quy mô. Chính vì vậy, ở đây trên cơ sở trình bày khái quát sự ra đời, một số đặc điểm Nho giáo Trung Hoa và sự truyền bá, ảnh hưởng của nó vào Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam; chúng tui sẽ nêu ra một số nét tương đồng và dị biệt giữa Nho giáo các nước bị ảnh hưởng với cội nguồn của nó ở Trung Quốc, và giữa Nho giáo các nước bị ảnh hưởng (Nho giáo Triều Tiên; Nho giáo Nhật Bản và Nho giáo Việt Nam).
I. NHO GIÁO TRUNG HOA - NỀN TẢNG CỦA VÀNH ĐAI VĂN HOÁ ĐÔNG BẮC Á
Nho giáo hay còn gọi là Nho gia là một hệ thống tư tưởng bắt nguồn từ thời Chu sơ với Kinh Thư và Kinh Dịch, nhưng chỉ trở thành một hệ thống hoàn chỉnh ở thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Người đặt cơ sở đầu tiên cho Nho giáo là Khổng Tử (551-479 TCN); người nước Lỗ thời Xuân Thu, nay thuộc tỉnh Sơn Đông. Sang thời Chiến Quốc, học thuyết của Khổng Tử được Mạnh Tử phát triển. Về sau mỗi thời đại của Trung Quốc lại bổ sung và phát triển Nho giáo ở những mức độ và sắc thái khác nhau tạo ra các loại Nho khác nhau như Hán Nho, Tống Nho, Minh Nho, Thanh Nho… và các giai đoạn sau thường phong phú hơn các giai đoạn trước. Nho giáo không chỉ phát triển về bề sâu mà còn phát triển về bề rộng; vượt biên giới Trung Hoa, nó được truyền bá sang Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Và ở nơi nó đến, Nho giáo có sự lệch pha không chỉ lệch về thời gian mà cả về không gian.
Như vậy, có thể thấy rằng, ngay từ khi ra đời cũng như trong quá trình phát triển và truyền bá của nó, Nho giáo cũng như nội hàm khái niệm Nho giáo đã được mở rộng và phát triển gắn liền và bị chi phối bởi không gian địa lí cũng như hoàn cảnh kinh tế - xã hội; nói cách khác, Nho giáo Trung Hoa luôn luôn biến đổi qua các giai đoạn lịch sử, hoàn cảnh lịch sử và không gian địa lí khác nhau. Hiểu một cách đơn giản là “không có một Nho giáo đồng nhất và thuần tuý trong lịch sử Trung Quốc (cũng như không có một tôn giáo nào đồng nhất trong không gian và thời gian)”(1); và lại càng không có một Nho giáo thuần tuý Nho giáo Triều Tiên, Nho giáo Nhật Bản, Nho giáo Việt Nam. Nói như PGS. Phan Văn Các: “Một điều có tính phương pháp luận cần lưu ý trong khi nghiên cứu Nho giáo là phạm vi của nó không có xác định, không thể tồn tại một đường ranh giới rõ rệt đâu là Nho giáo, đâu không phải Nho giáo”(2). Và mở rộng cách hiểu ấy ra ta sẽ thấy rằng không có một ranh giới xác định đâu là Nho giáo Trung Hoa, đâu là Nho giáo Triều Tiên, Nho giáo Nhật Bản, cũng như Nho giáo Việt Nam.
Tuy nhiên, cho dù Nho giáo có sự tương đồng và dị biệt ở trong những khoảng thời gian khác nhau cũng như ở từng không gian khác nhau; nhưng nói chung vẫn có thể gọi tất cả đó là Nho giáo. Bởi vì dù là Nho giáo ở bất kì nước nào, ở bất kì thời đại nào thì chắc chắn chúng phải dựa trên một nền tảng nhất định, một hệ thống triết luận “bất di bất dịch” mà hễ nhắc tới chúng thì họ gọi chúng là Nho giáo. Ở đây, nền tảng đó chính là Nho giáo Trung Hoa, bởi thật đơn giản Nho giáo sinh ra và phát triển ở đây, sau đó mới lan truyền qua các nước khác trong khu vực Đông Bắc Á. Vấn đề khó khăn là việc xác định trong hệ thống Nho giáo Trung Hoa đa dạng và phong phú như vậy thì đâu là “cái chung”, “cái gốc” của Nho giáo Trung Hoa cũng như của Nho giáo Triều Tiên, Nho giáo Việt Nam, Nho giáo Nhật Bản. Theo chúng tui có ba hệ thống tư tưởng Nho giáo chung nhất, chi phối và phát triển ở cả bốn quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á đó là:
- Hệ thống tư tưởng Khổng - Mạnh.
- Hệ thống tư tưởng Hán Nho (với thay mặt là Đổng Trọng Thư)
- Hệ thống tư tưởng Tống Nho (với thay mặt tiêu biểu là Trình Chu (1))
Trong đó, hai hệ thống tư tưởng đầu tiên thay mặt cho Nho giáo thời kì đầu, hệ thống thứ ba thay mặt cho Nho giáo thời kì sau còn gọi là Tân Khổng giáo. Giữa chúng có sự kế thừa, tiếp thu và phát triển lẫn nhau.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo Luật Hình sự Việt Nam Luận văn Luật 0
R Triết học Mác ở Trung Quốc (sự truyền bá, vận dụng, hình thái biến hoá và viễn cảnh phát triển) Tài liệu chưa phân loại 0
D Nghiên cứu sự tác động của truyền miệng điện tử (eWOM) đến quyết định mua mỹ phẩm của người tiêu dùn Luận văn Kinh tế 0
R Ảnh hưởng của chirp tần số đối với sự truyền của xung cực ngắn trong hệ thống tin soliton Luận văn Sư phạm 0
B Nghiên cứu hiệu chỉnh mối quan hệ giữa các mô hình tính toán và dự báo sự lan truyền chất ô nhiễm tr Luận văn Sư phạm 2
Z Sự truyền triều và mặn vùng hạ lưu sông Hồng. Đề tài NCKH. QT.00.27 Luận văn Sư phạm 0
E Thiết lập mô hình tính toán và dự báo sự lan truyền chất ô nhiễm thải ra từ nguồn giao thông đường Q Luận văn Sư phạm 0
R Tăng cường sự tham gia của hộ gia đình kinh doanh bán lẻ truyền thống vào chuỗi cửa hàng tiện ích tạ Luận văn Kinh tế 0
G Sự chuyển đổi thi pháp từ ca dao cổ truyền đến ca dao hiện đại Văn hóa, Xã hội 2
S Sự tác động của thông tin thị giác trong quảng cáo thương mại trên truyền hình tới hành vi mua sắm c Tâm lý học đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top