nhim_yumi

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Mục lục


1. Khái niệm về đô thị: 2
1.1 Khái niệm. 2
1.2. Một số vấn đề về đô thị: 2
1.3. Phân loại đô thị ở Việt Nam 4
2. Khái niệm đô thị bền vững. 5
3. Tiêu chí của một đô thị bền vững. 6
3.1. Khả năng cạnh tranh của một đô thị: 7
3.2 Quản lý đô thị tốt - điều kiện cần cho phát triển bền vững: 8
3.3. Một đô thị lành mạnh. 10
3.4. Tài chính lành mạnh 11
4. Vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển đô thị bền vững. 12
5. Cơ sở để phát triển bền vững - vấn đề quy hoạch đô thị: 12
II. Thực trạng 13
1. Khả năng cạnh tranh của Hà nội 13
1.1. Sự tăng trưởng kinh tế của Hà Nội từ năm 1996 đến nay 13
1.2. Vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội 17
1.3. Mạng lưới thông tin liên lạc của Hà Nội 18
1.4. Giáo dục - đào tạo và lao động của Hà nội 18
2. Quản lý tốt. 20
2.1 Nguồn nhân lực Hà nội. 20
2.2. Các vấn đề về quản lý xã hội. 21
3. Khu định cư lành mạnh. 23
3.1. Môi trường 23
3.2. Y tế 24
3.3. Dân số. 24
3.4. Các vấn đề xã hội. 25
4. Công tác quản lý đô thị và tình hình xây dựng, thực hiện quy hoạch tổng thể của Hà Nội. 26
III. Quan điểm, nguyên tắc chính và một số giải pháp để thực hiện phát triển bền vững đô thị Hà nội. 28
1. Quan điểm: 28
2. Nguyên tắc và một số giải pháp để đạt được phát triển bền vững: 28




Mở bài

Việt Nam là một trong những quốc gia có sự chuyển hoá đô thị mạnh mẽ nhất trên thế giới. Đô thị hoá được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong quá trình hiện đại hoá, công nghiệp hóa. Tới năm 2020, gần một nửa (45%) dân số Việt nam sẽ sống trong khu vực đô thị. Trong khi Chính phủ tỏ ra lạc quan về tác dụng của đô thị hoá như là một động lực để phát triển kinh tế thì sự quan tâm thích đáng tới những mối hiểm nguy tiềm tàng cuả quá trình đô thị hoá, thiếu kiểm soát trong quá trình hình thành các đô thị trẻ và huỷ hoại môi trường là cần thiết. Phản ứng của chính phủ đối với các nhu cầu, tiềm năng và mối đe doạ nêu trên thể hiện trong một chiến lược phát triển đô thị được thông qua sự phê duyệt chính thức trong các quy hoạch tổng thể về phát triển đô thị. Trên một nghĩa bao quát nhất, các quy hoạch này muốn có một sự cân đối về không gian giữa các thành phố cấp quốc gia, các thành phố tỉnh/ khu vực, các thị trấn và thị tứ.
Trong khi quá trình đô thị hoá được coi là không thể đảo ngược, gắn liền với phát triển kinh tế, thì rất nhiều thành phố ở Việt Nam đang phải đối mặt với hiệu quả hoạt động cùng kiệt nàn, suy thoái về môi trường, quản lý giao thông đô thị kém. tội phạm, bạo lực và thiên tai làm giảm tính cạnh tranh cuả các đô thị, tính hấp dẫn về nơi ở, và các cơ hội để thu hút đầu tư và để nhận được các nguồn vốn vay. Tất cả các vấn đề trên làm giảm phúc lợi của tất cả các người dân đô thị trong đó người cùng kiệt bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Để có thể giảm bớt những thách thức trong quá trình phát triển kinh tế xã hội thì Việt Nam cần hướng tới phát triển bền vững. Phát triển bền vững nhằm mục đích nâng cao tối đa chất lượng cuộc sống của nhiều thế hệ con người trong khuôn khổ cho phép của hệ thống sinh thái. Quá trình phát triển bền vững nhằm đồng thời vươn tới sự phồn vinh về kinh tế, công bằng về xã hội, môi trường sinh thái trong lành và được đảm bảo trường tồn. Các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường, văn hoá phải được phối hợp với nhau một cách hài hoà.
Hà nội - Thủ đô của nước Việt Nam, là trung tâm đầu não hành chính quốc gia, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế...một trong hai thành phố diễn ra quá trình đô thị hoá nhanh nhất đồng thời cũng là nơi phải đối mặt với những thách thức, những nguy cơ cao về môi trường. Do đó vấn đề phát triển bền vững ở Hà nội cần được thực hiện. Chính vì vậy mà em đã lựa chọn đề tài "Xây dựng và quản lý đô thị Hà nội theo hướng phát triển đô thị bền vững".
Em xin chân thành Thank sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Th.S Nguyễn Hữu Đoàn và thầy Lê Thăng Long để em có thể hoàn thành được đề án này.
Do trình độ hiểu biết về chuyên ngành có hạn nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.

Sinh viên
Doãn Hồ Lan


I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐÔ THỊ BỀN VỮNG.
1. Khái niệm về đô thị:
1.1 Khái niệm.
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về đô thị từ các cách tiếp cận khác nhau. Năm 1995, từ điển Bách Khoa Việt Nam đã đưa ra định nghĩa như sau về đô thị: Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp. Còn giáo trình quy hoạch đô thị lại cho rằng: đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị.
Từ một cách tiếp cận khác về đô thị, Bộ xây dựng và ban tổ chức cán bộ của Chính phủ thì cho rằng: đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là nơi trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hay một vùng trong tỉnh hay trong huyện.
Tuy vậy, dù là cách định nghĩa nào thì đô thị vẫn là một điểm tập trung dân cư với mật độ cao, lao động ở đây chủ yếu là lao động phi nông nghiệp và nó có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
1.2. Một số vấn đề về đô thị:
- Vị trí của đô thị trong hệ thống đô thị cả nước:
Bất kỳ đô thị nào cũng đều có vị trí địa lý riêng mà không đô thị nào giống đô thị nào. Vị trí của một đô thị trong hệ thống đô thị cả nước phụ thuộc và cấp quản lý của đô thị và phạm vi ảnh hưởng của đô thị như: Đô thị- trung tâm quốc gia; đô thị- trung tâm cấp vùng (liên tỉnh); đô thị- trung tâm cấp tỉnh; đô thị- trung tâm cấp huyện và đô thị- trung tâm cấp tiểu vùng (trong huyện).
Ngoài ra, theo tính chất, đô thị có thể là:
+ Trung tâm tổng hợp: những đô thị là trung tâm tổng hợp khi chúng có vai trò và chức năng nhiều mặt như: Hành chính- chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đào tạo, nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
+ Trung tâm chuyên ngành: Nó là trung tâm chuyên ngành khi chúng có vai trò và chức năng nổi trội hơn hẳn so với các chức năng khác và giữ vai trò quyết định tính chất của đô thị đó như: công nghiệp cảng, du lịch- nghỉ dưỡng, đầu mối giao thông.
+ Một đô thị là trung tâm tổng hợp của một vùng hay một tỉnh cũng có thể là trung tâm chuyên ngành của một vùng liên tỉnh hay toàn quốc. Do đó việc xác định đô thị là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành phải căn cứ vào vị trí của đô thị đó trong một vùng lãnh thổ nhất định.
Các chỉ tiêu kinh tế- xã hội của đô thị bao gồm:
* Tổng thu ngân sách trên địa bàn.
* Thu nhập bình quân đầu người/năm.
* Mức tăng trưởng kinh tế trung bình năm.
* Cân đối thu, chi ngân sách (chi thường xuyên).
- Lãnh thổ đô thị bao gồm: nội thành hay nội thị và ngoại ô. Các đơn vị hành chính của ngoại ô gồm có huyện và xã.
- Quy mô dân số:
Để có thể là một đô thị thì đô thị đó phải có một quy mô dân số nhất định. Quy mô dân số tối thiểu của một đô thị không nhỏ hơn 4000 người. Riêng ở miền núi, quy mô dân số tối thiểu của một đô thị không nhỏ hơn 2000 người. Quy mô này chỉ tính trong nội thị.
Quy mô dân số đô thị bao gồm số dân thường trú và số dân tạm trú trên 6 tháng tại khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn.
Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì dân số đô thị bào gồm dân số khu vực nội thành, dân số của nội thị xã trực thuộc ( nếu có) và dân số thị trấn.
- Mật độ dân số:
Mật độ dân số được coi là một trong các tiêu chí để quyết định xem điểm dân cư đó có được coi là đô thị hay không. Nó là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư của đô thị được xác định trên cơ sở qui mô dân số đô thị và diện tích đất đô thị.
Mật độ dân số được xác định theo công thức sau:
D = N/S
Trong đó: D: Mật độ dân số (người/km2)
N: Dân số đô thị
S: Diện tích đất đô thị ( km2)
Đất đô thị là đất nội thành phố và thị xã. Đối với các thị trấn, diện tích đất đô thị được xác định trong giới hạn diện tích đất xây dựng không bao gồm đất nông nghiệp.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp:
Để là một đô thị thì tỷ lệ lao động phi nông nghiệp phải không nhỏ hơn 60%. Tỷ lệ này chỉ tính trong nội thị. Các đơn vị hành chính của nội thị gồm: quận và phường còn các đơn vị hành chính của ngoại ô gồm có huyện và xã.
Lao động phi nông nghịêp gồm có:
ã Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
ã Lao động xây dựng cơ bản.
ã Lao động giao thông vận tải, bưu điện, tín dụng, ngân hàng.
ã Lao động thương nghiệp, dịch vụ, du lịch.
ã Lao động trong các cơ quan hành chính, văn hoá, giao dục, y tế, phục vụ nghiên cứu khoa học, kỹ thuật.
ã Các lao động khác ( ngoài lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp).
- Cơ sở hạ tầng đô thị:
Cơ sở hạ tầng là nền tảng quan trọng của bất kỳ một đô thị nào. Cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm có hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Hạ tầng kỹ thuật bao gồm có: giao thông, thông tin - liên lạc, cấp thoát nước, cấp năng lượng, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường. Hạ tầng xã hội bao gồm nhà ở, các công trình thương nghịêp, dịch vụ công cộng, ăn uống, nghỉ dưỡng, y tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, công viên, cây xanh và các công trình phục vụ lợi ích công cộng khác.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thanhtoyz

Member
Re: [Free] Xây dựng và quản lý đô thị Hà nội theo hướng phát triển đô thị bền vững.

Ad ơi, cho mình xin tài liệu này nhé, đang làm báo cáo về vấn đề này, tks ad nhiều !
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D thiết kế và xây dựng Website thương mại điện tử Công nghệ thông tin 0
D Xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính bằng công nghệ phần mềm ViLIS tại thị trấn Thắng Khoa học Tự nhiên 0
D Kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Vật Liệu và Xây Dựng Quảng Nam Kế toán & Kiểm toán 0
D Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực tế chương “dòng điện không đổi” Luận văn Sư phạm 0
D Báo cáo thực tập tổng hợp tại Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam Kiến trúc, xây dựng 0
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu và đề xuất quy trình xây dựng hệ thống mạng an toàn Công nghệ thông tin 0
D Thí nghiệm xác định hàm lượng ion đồng theo phương pháp chuẩn độ tạo phức và xây dựng một số bài thí nghiệm Luận văn Sư phạm 0
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top