Download miễn phí Đề án Biện pháp phòng vệ chính đáng đối với hàng hoá sản xuất trong nước phù hợp với các quy định của tổ chức thương mại quốc tế và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết





MỤC LỤC
GIỚI THIỆU . 2 U
I. Khái niệm vềcác biện pháp phòng vệchính đáng. 3
1.1. Đối xửtối huệquốc và đối xửquốc gia. 3
1.2. Biện pháp chống bán phá giá, chống trợcấp và tựvệ. 4
II. Sựcần thiết phải áp dụng biện pháp phòng vệchính đáng đối với hàng hoá sản xuất
trong nước . 6
2.1. Thực tiễn áp dụng các biện pháp phòng vệchính đáng đối với hàng hóa trên thế
giới .6
2.1.1. Thực tiễn áp dụng nghĩa vụMFN và NT. 6
a. Thực tiễn áp dụng nghĩa vụMFN. 6
b. Thực tiễn áp dụng nghĩa vụNT. 8
2.1.2. Thực tiễn áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợcấp và tựvệ
trong khuôn khổWTO. 9
2.2. Sựcần thiết phải áp dụng biện pháp phòng vệchính đáng đối với hàng hoá sản
xuất trong nước. 12
2.2.1. MFN và NT. 12
2.2.2. Các biện pháp chống bán phá giá, chống trợcấp và tựvệ. 13
a. Chống bán phá giá. 13
b. Chống trợcấp. 14
c. Tựvệ. 15
3.1. Mởcửa thịtrường theo các cam kết quốc tế. 16
3.2. Một sốnhận định vềtăng trưởng nhập khẩu từ2002 - 2005. 18
IV. Thực tiễn triển khai pháp luật vềcác biện pháp phòng vệchính đáng ởViệt Nam. 22
4.1. Pháp lệnh của vềMFN và NT. 22
4.2.Các Pháp lệnh vềchống bán phá giá, chống trợcấp và tựvệ. 22
V. Giải pháp và tổchức thực hiện. 23
5.1. Giải pháp. 23
5.1.1. Hoàn thiện hệthống văn bản hướng dẫn thi hành các quy định vềcác biện
pháp phòng vệchính đáng. 23
5.1.2. Cân nhắc áp dụng các ngoại lệMFN và NT. 24
5.1.3. Nâng cao năng lực thực thi pháp luật vềchống bán phá giá, chống trợcấp và
tựvệ. 24
5.1.4. Đào tạo cán bộcho các Bộquản lý sản xuất vềcác biện pháp phòng vệ
chính đáng. 25
5.1.5. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổbiến pháp luật vềcác biện pháp
phòng vệchính đáng. 26
5.1.6. Phối hợp của các doanh nghiệp/hiệp hội ngành hàng. 26
5.2. Tổchức thực hiện . 27
PHỤLỤC I: Các ngoại lệáp dụng MFN và NT. 31
PHỤLỤC II: Pháp luật Việt Nam vềchống bán phá giá, chống trợcấp và tựvệ. 36



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i xuất phát điểm thấp. Tất nhiên, khi sử dụng công
cụ chống bán phá giá, cần cân nhắc kỹ lưỡng tính hai mặt của nó.
b. Chống trợ cấp
Như đã phân tích ở trên, so với các công cụ bảo vệ trong thương mại
khác như thuế chống bán phá giá và biện pháp tự vệ, thuế chống trợ cấp được
áp dụng hạn chế hơn. Cùng với sự ra đời của WTO, Hiệp định SCM chính
thức có hiệu lực đối với tất cả các nước thành viên WTO. Do Hiệp định đưa ra
các tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt và chi tiết cho việc áp dụng thuế chống trợ cấp
nên các nước khó tuỳ tiện áp dụng thuế chống trợ cấp như trước. Đồng thời,
các cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nước đối với các mặt
hàng nông sản theo quy định của Hiệp định Nông nghiệp cũng góp phần hạn
chế ý định và khả năng áp dụng thuế chống trợ cấp đối với các mặt hàng nhạy
cảm này. Cùng với những lý do chính trị khác, thuế chống trợ cấp gần như ít
được các nước thành viên áp dụng.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các nước không hề áp dụng các
biện pháp chống trợ cấp. Thực tế cho thấy, sau khi WTO ra đời, từ năm 1995
đến năm 2005, các nước thành viên đã tiến hành 182 cuộc điều tra áp dụng
biện pháp chống trợ cấp. Điều này xuất phát từ một thực tế là các nước, dù ít
hay nhiều, đều có các chính sách trợ cấp đối với ngành sản xuất trong nước,
đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Các chương trình trợ cấp
không chỉ được các quốc gia phát triển như EU, Hoa Kỳ, Canađa… áp dụng
mà còn tương đối phổ biến ở các quốc gia phát triển.
Theo tinh thần của Hiệp định SCM, khi các chương trình trợ cấp của
một nước có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới hàng hóa xuất khẩu và việc
trợ cấp đó gây thiệt hại hay đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất
hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu, nước nhập khẩu đó có thể áp dụng các
biện pháp đối kháng để chống lại ảnh hưởng bóp méo thương mại của các
chương trình trợ cấp. Như vậy, cùng với biện pháp chống bán phá giá, biện
pháp chống trợ cấp được WTO công nhận là một trong những công cụ hợp
15
pháp để bảo vệ ngành sản xuất trong nước chống lại ảnh hưởng tiêu cực của
các chương trình trợ cấp.
Trong điều kiện của Việt Nam, việc triển khai Pháp lệnh chống trợ cấp
là tương đối khó khăn do tính nhạy cảm về mặt chính trị và tính chất phức tạp
về kỹ thuật của một cuộc điều tra chống trợ cấp. Tuy nhiên, để phục vụ tốt cho
mục tiêu bảo vệ ngành sản xuất trong nước, các khâu chuẩn bị triển khai Pháp
lệnh này cũng cần được chú trọng. Biện pháp thuế đối kháng cần được chuẩn
bị sẵn sàng để ngành sản xuất hàng hóa chịu ảnh hưởng trong nước có thể lựa
chọn và sử dụng như một công cụ thay thế cho công cụ chống bán phá giá một
cách phù hợp và trong trường hợp cần thiết.
c. Tự vệ
So với biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp, biện pháp tự vệ
có nhiều điểm ưu việt xét trên góc độ bảo vệ. Thứ nhất, biện pháp tự vệ có thể
được áp dụng ngay cả khi các nhà xuất khẩu không thực hiện bán phá giá
cũng như hàng hóa nhập khẩu không được Chính phủ nước ngoài trợ cấp. Thứ
hai, yêu cầu về thủ tục cũng như nội dung điều tra là tương đối nhẹ hơn so với
các đòi hỏi chi tiết trong áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.
Thay vì phải thu thập số liệu và bằng chứng chứng minh việc bán phá giá
hay trợ cấp, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố này, pháp luật
về tự vệ nói chung chỉ yêu cầu cơ quan điều tra phải chứng minh tình trạng
thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất hàng hóa tương tự hay cạnh tranh
trực tiếp trong nước xuất phát từ việc gia tăng bất thường của luồng hàng hóa
nhập khẩu. Thứ ba, khi sử dụng, phạm vi áp dụng của biện pháp tự vệ là rộng
hơn rất nhiều so với hai biện pháp trong bộ ba các biện pháp bảo đảm thương
mại công bằng. Nếu như biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp được áp
dụng theo từng nước và từng nhà xuất khẩu thì biện pháp tự vệ có thể được áp
dụng rộng rãi đối với hàng hóa nhập khẩu tương tự bất kể nguồn gốc xuất xứ.
Chính vì những ưu điểm này, biện pháp tự vệ đang trở thành một chính
sách hấp dẫn đối với các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam, việc ban
hành và thực thi luật pháp về tự vệ là rất cần thiết. Nó cho phép Việt Nam trì
hoãn các cam kết mở cửa thị trường trong một giai đoạn nhất định để ngành
sản xuất nội địa kịp thời thực hiện các điều chỉnh nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước. Nói cách khác, việc ban hành và
16
thực thi luật pháp về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa có thể được so sánh như
việc lắp một hệ thống “van an toàn”, cho phép đóng - mở khi cần thiết để đảm
bảo sự vận hành an toàn của toàn bộ hệ thống. Trong phần III, Đề án sẽ tiếp
tục làm rõ nội dung này.
III. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới các ngành sản xuất trong
nước
3.1. Mở cửa thị trường theo các cam kết quốc tế
Trong hai thập kỷ qua, đặc biệt là trong những năm gần đây, các nước
cũng như các khu vực đã và đang tích cực đàm phán mở cửa thị trường, mở
rộng hợp tác kinh tế quốc tế. Nhiều Hiệp định thương mại nói chung và các
hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do (FTA) song phương và đa
phương đã được ký kết và triển khai. Ngay trong khối ASEAN, các nước
thành viên cũng đang đẩy nhanh nhịp độ thiết lập FTA với các nền kinh tế bên
ngoài khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ. Đối với Việt Nam,
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang từng bước đi vào chiều sâu. Bên cạnh
việc tiếp tục các hoạt động hợp tác kinh tế khối ASEAN và ASEAN mở rộng,
Việt Nam đang đẩy nhanh tiến trình đàm phán gia nhập WTO để mở rộng
phạm vi hợp tác kinh tế quốc tế.
Cùng với việc ký kết các hiệp định thương mại, các hiệp định hợp tác
kinh tế, thị trường Việt Nam cũng đang được mở rộng hơn cho luồng hàng
hóa nhập khẩu. Các hàng rào bảo hộ truyền thống đã và đang được cắt giảm
một cách đáng kể. Trong khuôn khổ CEPT/AFTA, các dòng thuế tham gia
CEPT của Việt Nam đã đạt mức 0-5% từ 1/1/2006 (trừ 131 dòng thuế nằm
trong danh mục loại trừ hoàn toàn và 51 dòng thuế thuộc danh mục nhạy cảm
là các mặt hàng nông sản chưa qua chế biến); các biện pháp phi thuế quan như
quota, giấy phép cũng được loại bỏ cho các mặt hàng có mức thuế suất 0-
5%... Như vậy, Trong khuôn khổ CEPT/AFTA, từ 1/1/2006, Việt Nam đã
phải thực hiện đầy đủ các cam kết mở cửa thị trường cho hầu hết các mặt hàng
được sản xuất từ khối nước ASEAN.
Thêm vào đó, Việt Nam đang thực hiện chương trình đẩy nhanh hội
nhập 11 lĩnh vực ưu tiên, trong đó có 9 nhóm ngành, gồm nông sản, thủy sản,
dệt may, ô tô, điện tử, cao su, đồ gỗ, công nghệ thông tin, y tế. Lộ trình bao
17
gồm các biện pháp áp dụng chung và các biện pháp áp dụng riêng cho t
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Đề án Một số biện pháp nhằm hoàn thiện định giá đất đô thị ở nước ta Kiến trúc, xây dựng 0
X [Free] Đề án Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo HảI Châu Luận văn Kinh tế 0
J [Free] Đề án Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Đề án Vốn kinh doanh và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghi Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Đề án Biện pháp vượt rào cản thương mại để đẩy mạnh hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Luận văn Kinh tế 0
Q Đề án Nâng cao các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty rau quả Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
M Đề án Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đề án Phương hướng và các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU Luận văn Kinh tế 0
F Đề án Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu Mây tre đan ở nước ta Luận văn Kinh tế 0
T Đề án Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top