prince_alone

New Member

Download miễn phí Giáo trình Luật kinh tế





Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về một vấn đề nhất định nào đó mà giữa các bên cam kết cùng nhau thực hiện nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ giữa họ với nhau. Hình thức thỏa thuận hay cam kết có thể bằng văn bản hay bằng lời nói tùy theo mục đích thỏa thuận giữa các bên. Do đó trong đời sống xã hội tồn tại nhiều loại hợp đồng khác nhau.
VD: Hợp đồng dân sự là hợp đồng về cơ bản là phục vụ nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt, hợp đồng ngoại thương mục đích là xuất nhập khẩu, hợp đồng lao động mục đích là cho thuê sức lao động. Hợp đồng kinh tế là loại hợp đồng nhằm mục đích kinh doanh sinh lời.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

vốn được tiến hành như sau:Nhà nước ủy quyền cho bộ tài chính làm thay mặt chủ sở hữu về vốn và tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp. Bộ trưởng bộ tài chính hay người được ủy quyền giao vốn cho doanh nghiệp chậm nhất là 60 ngày kể từ khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Chủ tịch hội đồng quản trị / tổng giám đốc / giám đốc là người ký nhận vốn. Vốn nhà nước giao ban đầu có thể là toàn bộ hay một phần vốn điều lệ nhưng không thấp hơn tổng mức vốn pháp định của các ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh. Vốn nhà nước giao cho doanh nghiệp và sử dụng bao gồm vốn ngân sách nhà nước cấp ban đầu, vốn cấp nguồn gốc ngân sách, và vốn do doanh nghiệp tích lũy được.
Doanh nghiệp có quyền tự chủ về mặt tài chính. với chính sách tự tạo và phát triển nguồn vốn trong cơ chế mới để phát triển kinh doanh, doanh nghiệp nhà nước có thể vay vốn của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính dưới hình thức phát hành trái phiéu, vay bạn hàng dưới hình thức cầm cố nhận nợ hay liên doanh liên kết với nguyên tắc là phải bảo toàn và phát triển vốn. Đồng thời doanh nghiệp còn được phép sử dụng tất cả những nguồn vốn, quỹ chưa dùng đến (phải gửi ở ngân hàng) và vốn cố định để dưa vào kinh doanh sau đó hoàn trả lại các vốn này. Được phép chuyển nhượng, bán các tài sản không dùng, lạc hậu về kỹ thuật, thanh lý tài sản kém phẩm chất, hư hỏng không có khả năng phục hồi để thu hồi vốn.
2/ Nghĩa vụ của doanh nghiệp nhà nước
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước nhà nước về kếït quả hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp thực hiện.
- Doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược kế hoạch sản xuất phù hợp với nhiệm vụ nhà nước giao và nhu cầu của thị trường.
- Doanh nghiệp nhà nước phải cạnh tranh trên thương trường một cách lành mạnh phải thông tin đầy đủ công khai về tài chính.
IV. Tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp nhà nước
1/ Tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước
Thực hiện việc tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước là để làm giảm đi những doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ.
Các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp là:
- Sáp nhập doanh nghiệp: trường hợp sáp nhập là trên cùng một địa bàn, cùng loại hoạt động kinh doanh những doanh nghiệp làm ăn yếu kém thua lỗ sẽ sáp nhập vào một doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiếp nhận vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân nhưng phải đăng ký lại vốn điều lệ, đăng ký lại ngành nghề kinh doanh sau khi sáp nhập.
- Chia doanh nghiệp: Trong trường hợp là tổng công ty có lien kết rời rạc làm ăn kém hiệu quả phải tổ chức lại bằng cách tách một số hay tất cả các thành viên ra khỏi tổng công ty để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.
2/ Giải thể doanh nghiệp nhà nước
Giải thể doanh nghiệp nhà nước xảy ra trong các trường hợp sau:
- Hết thời hạn ghi trong quyết định giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (doanh nghiệp không xin ra hạn).
- Doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài không có biện pháp khắc phục được (chưa lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn).
- doanh nghiệp không thực hiện được các nhiệm vụ do nhà nước giao.
- Vai trò của doanh nghiệp không còn cần thiết nữa khi doanh nghiệp đã hoàn thành mục tiêu đã định hay cơ chế, chính sách nhà nước thay đổi và việc duy trì doanh nghiệp không có lợi nên cần giải thể.
Quyền quyết định việc giải thể doanh nghiệp thuộc về cấp có thẩm quyền thành lập doanh nghiệp và việc giải thể được tiến hành đúng với quy định nhà nước về giải thể doanh nghiệp nhà nước.
3/ Phá sản doanh nghiệp nhà nước
Tình trạng dẫn đến phá sản của doanh nghiệp nhà nước cũng giống như các loại hình doanh nghiệp khác là do làm ăn thua lỗ kéo dài dẫn đến doanh nghiệp lâm vào tình trạng có nguy cơ phá sản trầm trọng, hoàn toàn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Trong các doanh nghiệp nhà nước thì loại doanh nghiệp hoạt động công ích ít có nguy cơ bị phá sản, bởi vì đối với loại doanh nghiệp này nhà nước thực hiện cơ chế quản lý gần giống với cơ chế bao cấp hành chính trước đây.
Trình tự thủ tục phá sản của các doanh nghiệp nhà nước cũng giống như trình tự thủ tục của các loại hình doanh nghiệp khác. Có một số doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trong những lĩnh vực đặc biệt quan trọng thì nhà nước có thể xem xét dùng biện pháp nhiều mặt để bảo vệ doanh nghiệp khỏi bị phá sản vì vậy khi doanh nghiệp nhà nước lâm vào nguy cơ bị phá sản tòa án chỉ mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản khi có ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối áp dụng các chính sách tài chính giúp doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng bị phá sản.
BÀI 2 DOANH NGHIỆP TẬP THỂ
I. Khái niệm doanh nghiệp tập thể
1/ Kinh tế tập thể và doanh nghiệp tập thể
a/ Kinh tế tập thể.
Kinh tế tập thể được hiểu là cách tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành viên trong xã hội nhằm đạt được một mục tiêu sản xuất kinh doanh nhất định bằng cách liên kết, phối hợp, cộng tác với nhau theo các cấp độ khác nhau tùy thuộc ý chí của các thành viên sáng lập.
Cấp độ đơn giản nhất là các tổ hợp tác. Tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân. không có điều lệ. Và mọi vấn đề về tổ chức, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của nó được điều chỉnh bởi Luật dân sự.
Khi tổ hợp tác hội tụ đủ các điều kiện, đạt trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh chặt chẽ và theo nhu cầu của các thành viên thì tổ hợp tác có thể tiến hành thành lập doanh nghiệp.
b/ Doanh nghiệp tập thể
Doanh nghiệp tập thể về bản chất nó là một hình thức kinh tế tập thể nhưng mức độ, tính chất, nội dung của sự hợp tác, liên kết ở trình độ cao.
Chúng ta sẽ nghiên cứu khái niệm về doanh nghiệp tập thể kỹ hơn ở một hình thức doanh nghiệp tập thể điển hình là hợp tác xã.
2/ Hợp tác xã - hình thức doanh nghiệp tập thể điển hình
a/ Khái niệm hợp tác xã
Điều 1 của Luật hợp tác xã Việt Nam năm 1996 quy định về khái niệm Hợp tác xã như sau: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
b/ Các đặc điểm của hợp tác xã
- Hợp tác xã trước hết là một tổ chức kinh tế. nó được thành lập để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ như tất cả mọi loại hình doanh nghiệp khác.
- Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tự chủ. Điều 5 trong Luật hợp tác xã khẳng định: Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của hợp tác xã, khô...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top