True

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Quy định của pháp luật hiện hành về cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước





Công ty cổ phần được thành lập trên cơ sở của DNNN CPH nên phải có trách nhiệm kế thừ mọi nghĩa vụ đối với người lao động từ doanh nghiệp CPH chuyển sang, doanh nghiệp có quyền tuyển chọn, bố trí, sử dụng lao động và phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật lao động.
Nếu người lao động cổ phiếu của công ty cổ phần thì giá bán cổ phiếu ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp được giảm 40% so với giá đấu bình quân. Đối với những doanh nghiệp đặc biệt khó khăn ở vùng sâu, vùng xa giá bán cổ phần ưu đãi cho người lao động có thể thấp hơn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

a pháp luật về CPH doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước là một việc làm hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách CPH, khung pháp lý tốt phù hợp sẽ khuyến khích, thúc đẩy CPH, đa dạng các hình thức sở hữu, đổi mới quy trình CPH, có cơ chế chính sách phù hợp để thu hút các nhà đàu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, khung pháp lí còn để cho các DNNN thực sự hoạt động trong môi trường cạnh tranh công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả, xóa bỏ độc quyền và đặc quyền sản xuất kinh doanh của DNNN.
Khái niệm về cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước
Khái niệm doanh nghiệp Nhà nước(DNNN)
Theo khoản 22 điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì DNNN được hiểu là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
Khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước
2.1 Khái niệm cổ phần hóa(CPH)
Cổ phần hóa là giải pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của DNNN mang tính chiến lược và có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước.
2.2 Bản chất của quá trình CPH DNNN
Về khía cạnh chính trị
Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước là quá trình tư nhân hóa một phần. CPH không làm xóa bỏ hoàn toàn sở hữu Nhà nước trong các cơ sở kinh tế công mà chỉ giảm mức độ sở hữu, tức là chỉ có sự thay đổi về chất trong các cơ sở kinh tế này. Với tư cách là giải pháp cải cách nền kinh tế, CPH doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước được tiến hành với sự cân nhắc triệt để các hậu quả chính trị - xã hội của nó nên vẫn đảm bảo được tính định hướng Xã hội chủ nghĩa của việc phát triển kinh tế thị trường trong lúc vẫn củng cố được những thành quả của công cuộc cải tạo Xã hội chủ nghĩa.
Về bản chất pháp lí
Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước là việc biến doanh nghiệp một chủ thành doanh nghiệp nhiều chủ, tức là hình thức chuyển từ sở hữu đơn nhất sang sở hữu chung thông qua việc chuyển một phần tài sản của doanh nghiệp cho những người khác. Những người này trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp theo tỉ lệ tài sản mà họ sở hữu trong DN CPH
Quy định của pháp luật hiện hành về cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.
Những điểm cơ bản trong pháp luật hiện hành của Việt Nam về Cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.
1.1. Đối tượng áp dụng
Theo quy định tại điều 2 nghị định 109/2007/NĐ-CP thì đối tượng cổ phần hóa là:
1. Công ty nhà nước độc lập thuộc các Bộ, ngành, địa phương.
2. Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế (sau đây gọi tắt là tập đoàn), Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước).
3. Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con.
4. Công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập.
5. Đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty nhà nước độc lập, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty.
6. Công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
So với những văn bản pháp luật liên quan trước đó nghị định 109/CP đã mở rộng đối tượng áp dụng cổ phần hóa. Theo đó, không chỉ bao gồm các công ty nhà nước độc lập mà còn cả các tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty con và công ty TNHH do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Việc mở rộng đối tượng cổ phần hóa là hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Nhà nước, đó là Nhà nước chỉ nắm giữ quyền chi phối đối với các doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế và từng bước giảm bớt sự tham gia của Nhà nước vào quản lí doanh nghiệp. Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước được cổ phần hóa không phụ thuộc vào thực trạng hoạt động, điều kiện hạn chế đối với việc CPH là Không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ; Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp. Đối với viêc CPH bộ phận của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thì bộ phận đó có đủ điều kiện hạch toán độc lập và việc CPH không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN hay bộ phận còn lại của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Đã xác định trong phương án tổng thể sắp xếp DN được Thu tướng Chính phủ phê duyệt.(điều 3 NĐ 109/CP)
1.2 Về hình thức cổ phần hóa(điều 4 NĐ 109/CP)
Trong quá trình CPH doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước có thể lựa chọn một trong ba hình thức sau để có thể tiến hành CPH một cách phù hợp nhất:
Thứ nhất: Sẽ giữ nguyên vốn Nhà nước tại doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn. Hình thức này áp dụng đối với những doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thực hiện CPH có nhu cầu tăng thêm vốn điều lệ. Mức huy động vốn thêm tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu vốn của công ty cổ phần. Cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần được phản ánh trong phương án CPH.
Thứ hai: Sẽ bán một phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hay kết hợp vừa bán một phần vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.
Thứ ba: Sẽ bán toàn bộ vốn hiện có của Nhà nước tại doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hay kết hợp vừa bán toàn bộ vốn vừa phát hành thêm cổ phiếu.
1.3 Cơ chế bán cổ phần lần đầu
Nghị định 109/CP quy định tỉ lệ bán cho nhà đầu tư chiến lược theo cách thỏa thuận và các nhà đầu tư thường theo phương pháp đấu giá không thấp hơn 25% vốn điều lệ, trong đó cổ phần bán đấu giá cho các nhà đầu tư thông thường không thấp hơn 50% số cổ phần nêu trên. Tuy nhiên với những DN quy mô lớn, mức bán ra công chúng do cơ quan quyết định phương án cổ phần hóa xác định.
Về cách chọn nhà đầu tư chiến lược, cách bán, giá bán cho nhà đầu tư chiến lược nghị đinh 109/CP quy định cụ thể cách bán thỏa thuận trực tiếp. Đối với tập đoàn kinh tê, tổng công ty Nhà nước nếu nhất thiết phải chọn nhà đầu tư chiến lược thì cơ quan quyết định cổ phần hóa báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức đấu thầu riêng giữa các nhà đầu tư chiến lược.
Mặt khác để giảm thiểu sự lợi dụng trong việc đấu giá, Nghị định này quy định nếu nhà đầu tư từ chối mua trên 30% số lượng cổ phiếu bán ra thì tổ chức đấu giá tiếp phần từ chối đó; không áp dụng cơ chế chọn thầu cho những nhà đầu tư trả giá thấp hơn như trước.
Để công khai minh bạch trong quá trình bán cổ phần lần đầu, nghị định quy định về công bố thông tin thực hiện phát hành ra công chúng để niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trường hợp doanh nghiệp CPH đồng thời niêm yết ngay trên thị trường chứng khoán thì phương án CPH có thể quy định khối lượng cổ phần đặt mua tối đa, tối thiểu đối với phần bán ra công chúng trong phương án phát hành cổ phần lần đầu để DN sau khi CPH có đủ điều kiện niêm yết....
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Quy định của WTO về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển Luận văn Kinh tế 0
D Những quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 về môi giới thương mại thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra Luận văn Luật 0
D Đánh giá tác động của chính sách thời giờ làm việc – thời gian nghỉ ngơi theo quy định Luận văn Kinh tế 0
D Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính việt nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu hệ thống chứng từ kế toán theo quy định của TT 200/2014/TT-BTC Luận văn Kinh tế 0
D ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
D Chất lượng thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của bộ trưởng Văn hóa, Xã hội 0
D Quy chế pháp lý của đảo theo quy định của công ước luật biển năm 1982 và những vấn đề đặt ra đối với Luận văn Luật 0
D Bằng những quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, hãy chứng minh thuế nhập khẩu Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top