o0o3c0nkuao0o

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư Thực trạng và giải pháp





Mục lục
 
Lời mở đầu 3
I. Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư 4
1. Sự hình thành và phát triển của trợ giúp pháp lý ở Việt Nam 4
2. Vai trò của luật sư trong hoạt động trợ giúp pháp lý 9
3. Thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư 11
II. Phương hướng - giải pháp cho hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư 14
Lời kết 16
Tài liệu tham khảo 17
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

åu thực trạng của hoạt động này.
I. HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA LUẬT SƯ
1. Sự hình thành và pháp triển của trợ giúp pháp lý ở Việt Nam
Theo nghĩa rộng, nói đến nghề luật là nói đến công việc chuyên môn của những người hoạt động liên quan đến pháp luật như: Thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư, chấp hành viên, giám định viên, công an….hay những nghề liên quan đến luật như công chứng viên, chuyên viên pháp lý, giảng viên dạy luật……Hiểu theo nghĩa này, chúng ta dễ thấy rằng nghề luật thật đa dạng, phong phú. Cụ thể hơn ở nghĩa hẹp, khi đề cập đến nghề luật là chúng ta liên tưởng đến nghề luật sư. Nghề luật sư là nghề luật tiêu biểu, thể hiện đầy đủ những đặc trưng của nghề luật. Nghề luật sư có những khác biệt với những nghề liên quan đến pháp luật nêu trên không chỉ ởù chức năng, theo sự phân công của xã hội, mà còn ở chổ nó được thể hiện qua các cách hành nghề một cách tự do, độc lập trên cơ sở pháp luật và tuân theo pháp luật. Nghề luật sư không giống như những nghề bình thường khác vì ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên môn thì yêu cầu về nghề luật sư còn phải tuân thủ theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, đây là một nét đặc thù riêng của nghề luật sư. Một trong những đức tính thể hiện đạo đức trong hoạt đồng nghề nghiệp của luật sư là tính trợ giúp. Do sự phát triển không đồng đều cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần trong cộng đồng xã hội, bất kỳ xã hội nào trong cộng đồng dân cư cũng tồn tại những người rơi vào vị thế thấp kém so với mặt bằng chung của xã hội như: người nghèo, người già đơn côi, người tàn tật, người chưa thành niên… thiếu sự quan tâm chăm sóc, thương yêu của gia đình và xã hội, họ dường như bị lãng quên trong cộng đồng xã hội, kém hiểu biết về pháp luật, do vậy họ thường bị ức hiếp, bị đối xử bất công trái pháp luật, nhóm người này rất cần sự giúp đở, bênh vực của những khác, đặc biệt là cần sự trợ giúp vô tư không vụ lợi của những người có kiến thức, hiểu biết sâu rộng về pháp luật, có trình độ chuyên môn về luật như luật sư để bênh vực và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho họ. Hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư đối với những đối tượng này không chỉ là bổn phận, trách nhiệm mà còn là thước đo lòng nhân ái, đạo đức thể hiện tính nhân văn của luật sư.
So với nền tư pháp nhân dân của chế độ mới với một bề dày lịch sử, gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của nhà nước kiểu mới – nhà nước dân chủ nhân dân thì hoạt động trợ giúp pháp lý ra đời muộn hơn và cũng còn mới mẻ ở Việt Nam so với các hoạt động tư pháp khác. Hoạt động này chỉ mới ra đời vào 1997 dựa trên nền tảng những thành tựu phát triển vượt bậc trong công cuộc đổi mới, sự kiểm nghiệm thành công cùng những định hướng đúng đắn được vạch ra trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa và sự pháp triển của dịch vụ pháp lý nói chung và đặc biệt là nghề luật sư ở Việt Nam nói riêng. Cùng với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Xã hội phát triển, phồn vinh cần được quản lý và đảm bảo bằng pháp luật. Nhà nước thực hiện công cuộc cải cách tư pháp vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh thì vấn đề hiểu biết và nhận thức pháp luật của mỗi người dân cũng như toàn xã hội là một yêu cầu tất yếu. Trong công cuộc này thì công tác trợ giúp pháp lý đóng vai trò rất quan trọng do nhu cầu giúp đỡ pháp luật của nhân dân ngày một càng cao.
Năm 1982, Việt Nam tham gia hai Công ước lớn: Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; và Công ước về các quyền dân sự và chính trị. Theo phần d, điểm 3, Điều 14 Công ước về quyền dân sự và chính trị, quá trình xét xử một tội hình sự, mỗi người đều có quyền đòi hỏi một cách hoàn toàn bình đẳng những bảo đảm tối thiểu là “ được có mặt trong khi xét xử và được tự bào chữa hay nhờ sự giúp đỡ về pháp lý do mình chọn, nếu chưa có sự giúp đỡ về pháp lý thì phải được thông báo về quyền này, trong trường hợp do lợi ích của công lý đòi hỏi, phải bố trí cho người đó một sự giúp đỡ pháp lý mà người đó không phải trả tiền nếu không có đủ điều kiện trả”. Việc tham gia các Công ước này đòi hỏi Nhà nước ta phải đổi mới tư duy về quyền được tiếp cận luật sư, người có kiến thức pháp luật của mọi công dân không phân biệt giàu nghèo, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu và hoàn thiện chế định tư pháp bảo trợ với nội dung và cách mới, không chỉ dừng lại ở bảo đảm quyền bào chữa mà còn gắn với quyền được tiếp cận và sử dụng pháp luật của công dân, nhất là những người có hoàn cảnh đặc biệt nhằm đảm bảo công bằng xã hội.
Ngày 18 tháng 12 năm 1987, Pháp lệnh tổ chức luật sư ra đời, tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển đội ngũ luật sư Việt Nam. Theo Pháp lệnh, luật sư thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác có giảm chi phí hay miễn thù lao cho một số đối tượng trong những trường hợp cụ thể. Thể chế Pháp lệnh năm 1987, Quy chế Đoàn luật sư ban hành kèm theo Nghị định số 15-HĐBT ngày 21 tháng 02 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng đã xác định rõ các trường hợp được miễn, giảm thù lao như: nguyên đơn ở Tòa án các cấp trong các vụ việc về đòi tiền cấp dưỡng nuôi con; khiếu nại về việc bầu cử Hội đồng nhân dân; thương binh nặng; đòi bội thường thiệt hại do tai nạn lao động……..Ngòai ra, những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hay trường hợp đặc biệt khác và đương sự có đơn yêu cầu thì Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư sẽ xem xét việc miễn hay giảm chi phí.
Trước bối cảnh Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, việc mở rộng quan hệ đầu tư, hợp tác với các nước ngày càng đòi hỏi phải phát triển thị trường dịch vụ pháp lý của luật sư. Yêu cầu đó đặt ra vấn đề cần tạo môi trường, hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức luật sư nước ngoài vào hành nghề tại Việt Nam nhằm góp phần thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế đối ngoại trong thời kỳ đổi mới đất nước. Trước yêu cầu đó, ngày 18 tháng 05 năm 1995, tại phiên họp Ban bí thư Trung ương Đảng, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười khẳng định “ Chúng ta cần chú ý đến các biện pháp để tăng cường hoạt động pháp lý mang tính kinh doanh, dịch vụ phục vụ đầu tư nhưng cũng cần chú trọng công tác tư vấn, hướng dẫn pháp luật cho nhân dân, mà đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc ít người. Công tác này chưa được quan tâm đúng mức. Đây là một vấn đề cần được nghiên cứu và làm ngay trong thời gian tới”.
Ngày 06 tháng 09 năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 734/TTg th
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Tại Ngân Hàng VCB Luận văn Kinh tế 0
D Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ điều trị nghiện cho người nghiện ma túy tại cộng đồng Y dược 0
S Phân tích hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần Phát triển Phần mềm và Hỗ trợ công nghệ - Misoft Luận văn Kinh tế 2
M Giải pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động nhập khẩu ở công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ detech Luận văn Kinh tế 0
J Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh trong nhà máy thiết bị Bưu điện Luận văn Kinh tế 0
R Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học chương ''cân bằng và chuyển động Khoa học Tự nhiên 0
N Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thẩm quyền của trọng tài thương mại và những quy định về sự hỗ trợ của Toà án đối với hoạt động của Luận văn Luật 0
E Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I - Ngân hà Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát chức năng và hoạt động của trợ từ tiếng Nhật Tiếng Nhật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top