Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Đề án: CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM SỐ 07- KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY LIÊN KẾT

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

1. Chế độ này quy định về nội dung, phương pháp lập, trình bày và các nội dung khác có liên quan đến Báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng năm 2004.

Báo cáo tài chính của các TCTD (sau đây gọi tắt là báo cáo tài chính) là các báo cáo được lập theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán hiện hành để phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của TCTD. Hệ thống báo cáo tài chính đối với các TCTD bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.

2. Chế độ báo cáo tài chính này cũng quy định về việc lập và gửi Bảng cân đối tài khoản kế toán đối với các tổ chức tín dụng.

3. Các báo cáo nghiệp vụ, báo cáo thống kê và báo cáo khác phục vụ cho quản trị và điều hành các mặt hoạt động của TCTD (kể cả báo cáo kế toán quản trị) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Chế độ này.

4. Chế độ báo cáo tài chính này không áp dụng đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Chế độ báo cáo tài chính đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở do Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn tại một văn bản khác trên cơ sở vận dụng các quy định của Chế độ báo cáo tài chính này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Chế độ này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. TCTD: là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng, bao gồm: TCTD Nhà nước, TCTD cổ phần, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, TCTD liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, TCTD 100% vốn nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

2. Đơn vị TCTD: là các đơn vị trực thuộc TCTD, bao gồm: Trụ sở chính, Sở giao dịch, các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc.

3. Báo cáo tài chính của TCTD: Là báo cáo tài chính được lập bởi pháp nhân TCTD trên cơ sở tổng hợp số liệu trong toàn hệ thống TCTD (bao gồm: Trụ sở chính, Sở giao dịch, các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc) để phản ánh thông tin kinh tế, tài chính của pháp nhân TCTD.

4. Báo cáo tài chính của tập đoàn TCTD: Là báo cáo tài chính được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo tài chính của TCTD và các công ty con để phản ánh thông tin kinh tế, tài chính của tập đoàn TCTD.

5. Công ty mẹ: Là TCTD có một hay nhiều công ty con.

6. Công ty con: Là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một TCTD.

7. Tập đoàn TCTD: Bao gồm công ty mẹ là TCTD và (các) công ty con.

Điều 3. Nguyên tắc lập báo cáo tài chính

Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ sáu (06) nguyên tắc quy định tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 - Trình bày báo cáo tài chính: (i) Hoạt động liên tục, (ii) cơ sở dồn tích, (iii) nhất quán, (iv) trọng yếu và tập hợp, (v) bù trừ, (vi) có thể so sánh và các yêu cầu quy định bổ sung tại Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 22 - Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự. TCTD cũng phải thực hiện các nội dung quy định cụ thể tại các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam khác có liên quan.

Điều 4. Mục đích của Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một TCTD, đáp ứng yêu cầu quản lý của lãnh đạo TCTD, cơ quan quản lý nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một TCTD về:

1. Tài sản;
2. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
3. Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác;
4. Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;
6. Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán;
7. Các luồng tiền.

Ngoài những thông tin này, TCTD còn phải cung cấp các thông tin có liên quan khác trong bản “Thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính và giải trình thêm về mức độ các loại rủi ro tài chính chủ yếu.

Điều 5. Kỳ lập báo cáo tài chính

1. Kỳ lập Báo cáo tài chính năm

Các TCTD phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hay kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo quy định hiện hành của pháp luật. Trường hợp đặc biệt, TCTD được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hay dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng.

2. Kỳ lập Báo cáo tài chính giữa niên độ

Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV).

3. Kỳ lập Báo cáo tài chính khác

a) Các TCTD có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hay của chủ sở hữu.

b) Các TCTD bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.

Điều 6. Đơn vị lập báo cáo tài chính

1. Báo cáo tài chính năm

a) TCTD lập các mẫu báo cáo tài chính để phản ánh các thông tin kinh tế - tài chính của pháp nhân TCTD theo mẫu quy định tại Mục 1 - Báo cáo tài chính - Chương II, Chế độ này.

b) Trường hợp Ngân hàng nước ngoài có từ hai chi nhánh hoạt động và hạch toán độc lập tại Việt Nam, trong đó có một chi nhánh được ủy quyền/chỉ định làm đầu mối/ thay mặt thì: (i) các chi nhánh thực hiện báo cáo theo quy định tại Điều 9, (ii) riêng chi nhánh đầu mối/ thay mặt đó có nghĩa vụ tổng hợp số liệu các chi nhánh hoạt động tại Việt Nam để lập báo cáo tài chính tổng hợp theo quy định tại Mục 3 - Báo cáo tài chính tổng hợp, Chương II, Chế độ này.

c) Trường hợp TCTD có một hay nhiều công ty con: Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ lập báo cáo tài chính quy định tại điểm a, khoản 1, Điều này còn phải thực hiện lập Báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn quy định tại Mục 2 - Báo cáo tài chính hợp nhất, Chương II, Chế độ này.

2. Báo cáo tài chính giữa niên độ

a) TCTD lập các mẫu báo cáo tài chính theo các quy định tại Mục 4 - Báo cáo tài chính giữa niên độ, Chương II, Chế độ này.

b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chỉ định làm đầu mối có trách nhiệm tổng hợp số liệu các chi nhánh, lập báo cáo tài chính tổng hợp theo các quy định tại Mục 4 - Báo cáo tài chính giữa niên độ, Chương II, Chế độ này.

c) Trường hợp TCTD có một hay nhiều công ty con: Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ lập báo cáo tài chính quy định tại điểm a, khoản 2, Điều này còn phải thực hiện lập Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ của tập đoàn TCTD quy định tại Mục 4 - Báo cáo tài chính giữa niên độ, Chương II, Chế độ này.

Điều 7. Thời hạn nộp báo cáo tài chính

1. Báo cáo tài chính năm

a) Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính của TCTD.

b) TCTD phải gửi Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán kèm theo kết luận của tổ chức kiểm toán độc lập (báo cáo kiểm toán) về Ngân hàng Nhà nước ngay sau khi kết thúc kiểm toán.

2. Báo cáo tài chính giữa niên độ

Thời hạn nộp báo cáo tài chính giữa niên độ chậm nhất là ngày 30 tháng đầu của quý kế tiếp.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top