no1_kem

New Member

Download miễn phí Đề tài Vai trò của hoạt động quan hệ công chúng đối với việc quảng bá thương hiệu ở Việt Nam (Khảo sát hoạt động truyền thông quan hệ công chúng của công ty cà phê Trung Nguyên qua chương trình “Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam”)





MỤC LỤC
 
Mở đầu
Chương 1: Một số vấn đề về quan hệ công chúng và quảng bá thương hiệu
ở nước ta
1. Lý luận chung về quan hệ công chúng
1.1. Định nghĩa quan hệ công chúng
1.2. Quan hệ công chúng và các phương tiện truyền thông đại chúng
2. Vai trò của hoạt động quan hệ công chúng đối với việc quảng bá thương hiệu Việt Nam
2.1. Một số hiểu biết về thương hiệu
2.2. Vai trò của hoạt động quan hệ công chúng đối với việc quảng bá thương hiệu
Chương 2. Khảo sát hoạt động truyền thông QHCC của công ty cà phê
Trung Nguyên qua chương trình “Xây dựng thương hiệu nông sản
Việt Nam”
1. Giới thiệu về công ty cà phê Trung Nguyên
2. Khảo sát hoạt động truyền thông QHCC của công ty cà phê Trung Nguyên qua chương trình “Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam”
2.1. Giới thiệu bộ phận QHCC của công ty cà phê Trung nguyên
2.2. Vài nét về chương trình “Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam” do công ty cà phê Trung Nguyên khởi xướng
2.3. Các hoạt động truyền thông QHCC và quảng cáo của công ty cà phê Trung Nguyên trong thời gian đầu chương trình “Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam”
2.4. Kết quả của các hoạt động truyền thông được phản ánh trên báo chí
Kết luận
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c phương tiện truyền thông đại chúng đến tham gia lễ khai mạc và hội chợ có một bộ phận thông tin riêng chuyên cung cấp thông tin cho báo chí, phát hành tờ bản tin ATF.
2. Vai trò của hoạt động quan hệ công chúng đối với việc quảng bá thương hiệu tại Việt Nam
Ở nhiều nước trên thế giới, hoạt động quan hệ công chúng đã rất phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của xã hội và kinh tế. Trong lý luận về kinh tế và trong thực tiễn hoạt động của nhiều doanh nghiệp trên thế giới, quan hệ công chúng được coi như là một trong những cách hữu hiệu tạo dựng uy tín, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Ở Việt Nam, mặc dù quan hệ công chúng xuất hiện chưa lâu nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu nhận thức được vai trò của hoạt động quan hệ công chúng trong tạo dựng và quảng bá thương hiệu. Theo một nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường FTA thực hiện trong hai tháng 8 và 9/2003 dựa trên phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo của 70 tập đoàn, doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam (Pepsi, Unilever, Honda, Microsoft, Trung Nguyên, Kinh Đô…), 100% các doanh nghiệp này có sử dụng hoạt động quan hệ công chúng. (Trong đó 66% các doanh nghiệp tự làm quan hệ công chúng, 77% thuê ngoài các dịch vụ quan hệ công chúng). Công ty FTA cũng chỉ ra rằng để đẩy mạnh hoạt động quan hệ công chúng tại Việt Nam, một trong những vấn đề phải ưu tiên hàng đầu là nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và của người dân về thương hiệu và vai trò của hoạt động quan hệ công chúng trong tạo dựng, quảng bá thương hiệu.
2.1. Một số hiểu biết về thương hiệu.
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm thương hiệu
Khái niệm:
Thuật ngữ thương hiệu đã xuất hiện cách đây hàng thế kỷ với ý nghĩa để phân biệt hàng hoá của nhà sản xuất này với hàng hoá của nhà sản xuất khác. Từ “brand” thương hiệu xuất phát từ ngôn ngữ Nauy cổ “Brandr” nghĩa là “đóng dấu bằng sắt nung”. Trên thực tế, từ thời xa xưa cho đến nay, “brand” đã và vẫn mang ý nghĩa chủ của những con vật nuôi đánh dấu lên các con vật của mình để nhận ra chúng.
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ,
Thương hiệu là “một cái tên, một từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hay hình vẽ kiểu thiết kế,… hay tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hoá hay đơn vị của một người bán hay một nhóm người bán với hàng hoá và đơn vị của các đối thủ cạnh tranh”.
Một thương hiệu có thể được cấu tạo bởi 2 phần:
Phát âm được: Là những yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính giác của người nghe như tên Công ty (Ví dụ như: Philip Morris), tên sản phẩm (Marlboro), câu khẩu hiệu (nâng niu bàn chân Việt), đoạn nhạc hát đặc trưng và các yếu tố phát âm được khác.
Không phát âm được: Là những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng (ví dụ hình lưỡi liềm của hàng Nike), màu sắc (màu đỏ của Coca Cola), kiểu dáng thiết kế bao bì (kiểu chai nước khoáng Lavie) và các yếu tố nhận biết khác.
Đặc điểm:
a. Thương hiệu là tài sản vô hình có giá trị rất lớn của doanh nghiệp và quốc gia.
Thương hiệu không phải là tài sản hữu hình của một doanh nghiệp như: nhà xưởng, thiết bị, bất động sản mà là tài sản vô hình có giá trị lớn, có vai trò quan trọng của doanh nghiệp. Theo đánh giá của công ty Interbrand trong năm 2002, Coca Cola có giá trị thương hiệu là 69,9 tỷ USD và trị giá thương hiệu ở đây chỉ tính giá trị vô hình không bao gồm tài sản hữu hình của công ty Coca Cola. Thương hiệu Mercedes của công ty Daimler Chrysler AG có trị giá thương hiệu là 21 tỷ USD. Trong số 100 thương hiệu hàng đầu trên thế giới, chỉ có 5 thương hiệu của khu vực châu Á, một của Hàn Quốc là Samsung với trị giá thương hiệu 8,3 tỷ USD. Từ những con số thống kê này cho thấy thương hiệu có một ý nghĩa to lớn, là tài sản của quốc gia và là một trong những tài sản lớn nhất của doanh nghiệp.
Thương hiệu còn là niềm tự hào của dân tộc. Với mỗi người Việt Nam khi nhắc đến nước mắm Phú Quốc, lụa Hà đông, nhãn lồng Hưng Yên, bánh đậu xanh Hải Dương, cốm vòng Hà Nội, gạch Bát Tràng, tất cả đều gợi nên ấn tượng mạnh mẽ đối với những thương hiệu đã tạo nên bản sắc riêng biệt của đất nước, quê hương. Thương hiệu tạo nên nguồn lực của nền kinh tế, khi thương hiệu có mặt trên thị trường quốc tế, có thể thu được nhiều ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu cho doanh nghiệp và đóng góp cho ngân sách quốc gia. Chính vì thế, có những tập đoàn lớn lại bỏ ra một số tiền lớn để mua lại một tập đoàn khác đang có nguy cơ phá sản. Động cơ thực sự ở đây là gì ? Bằng việc trả giá rất cao đối với doanh nghiệp đó, doanh nghiệp đứng ra mua thực sự muốn mua lại vị trí trong tâm trí người tiêu dùng. Sự nhận biết thương hiệu, hình ảnh tín nhiệm sẽ cho doanh thu và sự phát triển vững chắc sau này. Một minh chứng cụ thể, cách đây vài năm thương hiệu kem đánh răng PIS đã được một công ty của Thuỵ Sỹ mua lại với giá 5 triệu USD - một cái giá gây sửng sốt với các doanh nghiệp Việt Nam lúc bấy giờ.
b. Thương hiệu được đặc trưng bởi hình ảnh, ngôn ngữ, logo… Chính những yếu tố đó sẽ in sâu trong tâm trí khách hàng. Vì vậy với mỗi doanh nghiệp phải làm sao cho thương hiệu của mình đễ nhớ nhất, dễ thuộc nhất, ấn tượng nhất, phân biệt dễ dàng với các thương hiệu khác. Điều đó thể hiện qua việc lựa chọn ngôn từ, hình ảnh quảng bá cho thương hiệu của mỗi doanh nghiệp. Logo của Việt Nam airline là biểu tượng bông sen vàng - một đặc trưng của đất nước. Logo này sẽ theo Việt Nam airline trong mỗi chuyến bay quảng bá hình ảnh của hãng và của đất nước Việt Nam với bạn bè quốc tế.
c. Sự liên quan chặt chẽ giữa thương hiệu và chất lượng sản phẩm không phải vô cớ khi mà cứ nghĩ đến một loạt sản phẩm người ta lại nghĩ đến một hay một vài thương hiệu sản phẩm đó. Nói đến điện thoại di động người ta nghĩ ngay đến Nokia, Samsung… Đồng hồ thì có Swatch hay Edox… Những thương hiệu đó gắn liền với những sản phẩm đạt chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phong phú cho nên người ta chọn mua sản phẩm theo thương hiệu của hãng sản xuất vì ứng với mỗi thương hiệu có chất lượng riêng biệt. Đó chính là sự liên quan giữa thương hiệu và chất lượng sản phẩm. Thương hiệu chính là sự quảng bá cho sản phẩm, tạo cho người tiêu dùng lòng tin, sự tín nhiệm với sản phẩm.
2.1.2. Vai trò của thương hiệu trong kinh doanh
Thương hiệu nằm ở trung tâm của chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing của một doanh nghiệp bởi vì:
* Khi sản phẩm có thương hiệu, nó sẽ được phân biệt với các sản phẩm cạnh tranh khác, các thông tin về sản phẩm sẽ được truy cập nhanh chóng.
* Thương hiệu đã đăng ký sẽ được bảo hộ của pháp luật, khẳng định ưu thế đặc trưng của doanh nghiệp.
* Thương hiệu là sự khẳng định đẳng cấp sản phẩm của doanh nghiệp. hệ thống các thương hiệu sẽ cho phép doanh nghiệp tấn công vào từng phân khúc khách hàng khác nhau.
* Tên gọi, biểu tượng, màu sắc đ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D Vai trò nhà nước trong hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top