xs_os_xxx183

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Xúc tiến thương mại và chính sách, giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại
LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển nền kinh tế bền vững, lâu dài luôn là mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia trên thế giới. Một trong những nhân tố thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, ổn định hơn đó chính là hoạt động xúc tiến trong kinh doanh thương mại. Trong nền kinh tế mở hiện nay, khối lượng hàng hoá bán ra trên thị trường tăng mạnh, cơ cấu hàng hoá rất đa dạng, phong phú, tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt và khốc liệt. Điều này dẫn đến hoạt động bán hàng của các doanh nghiệp thương mại trở nên vô cùng khó khăn. Vì vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại là điều không thể thiếu đối với các doanh nghiệp thương mại.
Đối với những nước phát triển thì hoạt động xúc tiến thương mại không còn là mới mẻ, nhưng với Việt Nam chúng ta, một nước đang phát triển thì còn rất nhiều việc phải làm để hoàn thiện công tác này. Xuất phát từ vấn đề trên, em chọn đề tài: “Xúc tiến thương mại và chính sách, giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại” để nghiên cứu. Bài viết của em đi sâu vào 2 vấn đề:
1. Khái niệm, vai trò, nội dung của hoạt động xúc tiến thương mại.
2. Biện pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại tại Việt Nam
NỘI DUNG
1. Khái niệm, vai trò, nội dung của hoạt động xúc tiến thương mại
1.1. Khái niệm xúc tiến thương mại:
Xúc tiến thương mại là các hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại. Trong xúc tiến thương mại không chỉ tiếp cận đồng thời cả xúc tiến mua (quá trình chuyển hoá hình thái giá trị từ T-H) và xúc tiến bán (quá trình chuyển hoá hình thái giá trị từ H-T) mà còn có thể tiếp cận riêng xúc tiến mua hay xúc tiến bán.
Xuất phát từ góc độ thương mại ở các doanh nghiệp, xúc tiến thương mại là các hoạt động của các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại. Xúc tiến thương mại bao gồm các hoạt động chính như: quảng cáo, khuyến mại, hội chợ triển lãm, bán hàng trực tiếp, quan hệ công chúng và các hoạt đông khuyếch trương khác.
1.2. Vai trò của xúc tiến thương mại:
Hiện nay, xúc tiến là hoạt động quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng. Đối với mỗi quốc gia, xúc tiến một mặt tạo cơ hội cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, tổng mức lưu chuyển hàng hoá gia tăng. Mặt khác, thông qua xúc tiến, mỗi quốc gia có điều kiện để mở rộng giao lưu kinh tế với các quốc gia khác.
Hoạt động xúc tiến trong kinh doanh thương mại sẽ giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triển các mối quan hệ thương mại với các bạn hàng trong nước cũng như các bạn hàng ở nước ngoài. Thông qua hoạt đông xúc tiến các doanh nghiệp có điều kiện để hiểu biết lẫn nhau, đặt quan hệ buôn bán với nhau. Thông qua hoạt động xúc tiến các doanh nghiệp có thêm thông tin về thị trường, có điều kiện để phát triển kinh doanh và hội nhập vào kinh tế khu vực, thông qua hoạt động xúc tiến các doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường tiềm năng của doanh nghiệp, cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết, những dịch vụ ưu đãi để tiếp tục chinh phục khách hàng của doanh nghiệp và lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Các hoạt động xúc tiến sẽ tạo ra hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trước con mắt của khách hàng, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ đó mà không ngừng tăng lên.
Hoạt động xúc tiến trong kinh doanh thương mại là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Thông qua hoạt động xúc tiến, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện để nhìn nhận về ưu nhược điểm của hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp mình. Từ đó doanh nghiệp có cơ sở để quyết định kịp thời, phù hợp.
Xúc tiến làm cho bán hàng trở nên dễ dàng và năng động hơn, đưa hàng vào kênh phân phối một cách hợp lý, kích thích hiệu quả của lực lượng bán hàng.
Xúc tiến trong hoạt động kinh doanh thương mại là công cụ hữu hiệu giúp cho cung và cầu gặp nhau. Người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp nhiều hơn, doanh nghiệp ngày càng được khách hàng ưa chuộng hơn. Qua đó, nhà kinh doanh đã góp phần thay đổi cơ cấu tiêu dùng, hướng dẫn thị hiếu của khách hàng. Thông qua xúc tiến, tài sản vô hình của doanh nghiệp thương mại ngày càng được tích luỹ thêm.
Như vậy các doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu kinh doanh đặt ra thì một vấn đề không thể thiếu được là phải tổ chức tốt hoạt động xúc tiến trong kinh doanh thương mại. Khi tiến hành xúc tiến các doanh nghiệp cần thực hiện một cách khoa học trong từng khâu, từng bước thực hiện.
1.3. Nội dung của hoạt động xúc tiến thương mại:
1.3.1. Quảng cáo:
Trong nền kinh tế thị trường, quảng cáo thương mại đóng vai trò quan trọng để mở rộng và phát triển kinh doanh, đẩy mạnh bán hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh, gây ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường, thu hút khách hàng và giữ vững thế đứng của doanh nghiệp trên thị trường.
Quảng cáo thương mại là áp dụng các biện pháp để cung cấp thông tin cho khách hàng về chủng loại hàng hoá, quy cách, chất lượng, giá cả, cách bán hàng, các dịch vụ phục vụ khách hàng của doanh nghiệp đang kinh doanh. Tuỳ từng loại quảng cáo khác nhau mà người làm quảng cáo sử dụng các hình thức quảng cáo khác nhau. Nhìn chung hiện nay có các phương tiện quảng cáo sau:
 Quảng cáo qua phương tiện thông tin đại chúng: Báo chí, truyền hình, mạng Internet…
 Quảng cáo trực tiếp: Catalog gửi qua đường bưu điện, tờ rơi tiếp thị.
Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, các phương tiện quảng cáo rất đa dạng và phong phú. Quảng cáo đã góp phần không nhỏ trong việc khuếch trương các thương hiệu của rất nhiều sản phẩm trên thị trường.
1.3.2. Khuyến mại:
Khuyến mại là hành vi bán hàng của thương nhân nhằm xúc tiến việc bán hàng, cung ứng dịch vụ trong phạm vi kinh doanh của thương nhân bằng cách dành những lợi ích nhất định cho khách hàng.
Trong những năm gần đây, nước ta bắt đầu phát triển hình thức bán hàng khuyến mại nhằm khuyến khích khách hàng mua và đẩy mạnh bán hàng. Các hình thức khuyến mại bao gồm: đưa hàng mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền; bán hàng, cung ứng dịch vụ trong thời gian khuyến mãi với giá thấp hơn giá bán, giá cung ứng dịch vụ bình thường trước đó; bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng hay các hình thức khác để được trúng thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
1.3.3. Tham gia hội chợ triển lãm:
Hội chợ triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại tập trung theo một thời gian và địa điểm nhất định, trong đó các tổ chức và cá nhân sản xuất kinh doanh được trưng bày hàng hoá, tài liệu về hàng hoá của mình nhằm
nghiệp trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài.
*. Nhà nước cần tăng cường thực hiện chế độ kiểm tra chất lượng hàng hoá được sản xuất ở Việt Nam đang lưu thông trên thị trường.
*. Nhà nước cần có hình thức khen thưởng thích đáng những doanh nghiệp tích cực khai thác thị trường xuất khẩu đồng thời xử phạt nghiêm khắc những doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá không đủ tiêu chuẩn, làm ảnh hưởng đến uy tín của hàng hoá Việt Nam trên thị trường.
*. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế đẩy mạnh các xúc tiến bán hàng ở thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài.
*. Nhà nước cần mở rộng hợp tác quốc tế về xúc tiến thương mại cũng như tạo điều kiện cho các thương nhân nước ngoài đến Việt Nam tìm kiếm thị trường kinh doanh.
*. Nâng cao trách nhiệm và đặt hiệu quả của các tổ chức xúc tiến thương mại trong hiệu quả của sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN
Hiện nay, xúc tiến bán hàng của các doanh nghiệp thương mại đã và đang phát triển với tốc độ nhanh chóng cả về chất và về lượng. Xúc tiến bán hàng đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành quả của các hoạt động thương mại của các doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng thoả mãn nhu cầu của khách hàng, làm tăng thu ngân sách, tạo ra công ăn việc làm cho xã hội… Tuy nhiên, xúc tiến bán hàng còn nhiều hạn chế, thiếu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, công nghệ hỗ trợ cho xúc tiến bán hàng còn quá thô sơ, thiếu những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực xúc tiến… nếu các tồn tại trên được khắc phục, chắc chắn rằng trong thời gian tới xúc tiến bán hàng nói riêng và xúc tiến thương mại nói chung sẽ đạt được những bước tiến đáng kể, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
MỤC LỤC
1.1. Khái niệm xúc tiến thương mại: 2
1.2. Vai trò của xúc tiến thương mại: 2
1.3. Nội dung của hoạt động xúc tiến thương mại: 3
1.3.1. Quảng cáo: 3
1.3.2. Khuyến mại: 4
1.3.3. Tham gia hội chợ triển lãm: 4
1.3.4. Bán hàng trực tiếp: 5
1.3.5. Quan hệ công chúng và các hoạt động khuếch trương khác: 5
1.4. Thực trạng tiến hành xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam: 6
2. Biện pháp cơ bản đẩy mạnh hoạt động xúc tiến trong kinh doanh thương mại. 7
2.1 Nâng cao sự hiểu biết của doanh nghiệp về vị trí, vai trò của hoạt động xúc tiến đối với kinh doanh thương mại. 7
2.2. Các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược và kế hoạch xúc tiến cho từng thời kỳ. 7
2.3. Tăng cường ngân sách cho hoạt động xúc tiến. 8
2.4. Tạo lập môi trường và điều kiện để thực hiện các biện pháp. 9
KẾT LUẬN 11

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top