Download miễn phí Khóa luận Đất mỏ xưa và nay





Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu là một đơn vị khai thác than lộ thiên của vùng than Đông bắc Tổ quốc, được thành lập từ tháng 8 năm 1960, từ những năm 1990 tới nay, đặc biệt là giai đoạn 10 năm (1996 - 2005), Công ty CP Than Cọc Sáu đã tiến hành đồng bộ các giải pháp đổi mới tổ chức, quản lý chỉ huy điều hành, đổi mới công nghệ, đầu tư thiết bị áp dụng chọn lọc những tiến bộ và sự năng động của cơ chế thị trường, phát huy sức mạnh tập thể, chấp hành sự lãnh đạo của Đảng.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Các phương pháp khai thác chất liệu để thực hiện một phóng sự tài liệu truyền hình.
Phương pháp trực tiếp: Đây là phương pháp ra đời sớm nhất, được sử dụng nhiều nhất trong tất cả các thể loại nói chung. Phương pháp này đảm bảo tính chân thực cao nhờ ghi lại được những hình ảnh của người thật, việc thật đang diễn ra trong cuộc sống. Đây là phương pháp dễ thực hiện và có hiệu quả nhất, nhưng lại khó sử dụng trong các loại phim về đề tài lịch sử hay tái hiện quá khứ.
Phương pháp gián tiếp: Thông qua tĩnh vật ( thư từ, ảnh chụp, hiện vật….) thường được sử dụng với phương pháp trực tiếp, đặc biệt hiệu quả khi cần tái hiện những sự kiện, hay vấn đề đã qua, quá khứ của một nhân vật hay những người quá cố… Các chi tiết, tĩnh vật được cân nhắc, lựa chọn và sử dụng một cách đúng mực, tránh cảm giác thiếu chân thực hay lạm dụng, dẫn đến việc giảm bớt tính thuyết phục cho người xem.
Dựng các tư liệu cũ: Sử dụng tư liệu cũ từ nhiều nguồn khác nhau ( phim thời sự, tư liệu, ảnh chụp…) theo quan điểm riêng của tác giả, kết hợp với lời bình được viết lại, tạo nên một ý nghĩa hoàn toàn mới, sáng tạo so với ý nghĩa ban đầu của tư liệu.
CHƯƠNG II
VÀI NÉT VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN MỎ
Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của công nhân mỏ Việt Nam
Trước thế kỷ XV, Việt Nam chưa có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công, thương nghiệp và kinh tế hàng hoá, nhưng đã có tầng lớp thợ thủ công. Sang thế kỷ XV, XVI đội ngũ “những người lao động làm thuê” đã xuất hiện. Đầu thế kỷ XIX, ngành khai mỏ phát triển và hàng ngàn “thợ” mỏ làm việc trong các mỏ khai thác than, thiếc. Nhưng đó chưa phải là công nhân hiện đại, sản xuất trong dây chuyền công nghiệp.
Đội ngũ công nhân Việt Nam xuất hiện khi có cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I (từ năm 1897 đến năm 1914) của thực dân Pháp. Khu công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định, Vinh - Bến Thủy, Hòn Gai đã làm cho số công nhân tăng nhanh... Số lượng công nhân năm 1906 là 49.500 người trong đó có 1.800 thợ chuyên môn.
Nhiều xí nghiệp tập trung đông công nhân như: Xi măng Hải Phòng có 1.500 người, 3 nhà máy dệt ở Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội cũng có 1.800 người, các nhà máy xay xát ở Sài Gòn có tới 3.000 người, riêng trên các tuyến đường sắt Vân Nam - Hải Phòng đã thu hút tới 6 vạn người. Ngành mỏ (năm 1914) có tới 4.000 thợ, đó là chưa kể số “thợ theo mùa”. Tổng số công nhân Việt Nam tính đến trước chiến tranh thế giới lần thứ I có khoảng 10 vạn người.
Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ I kết thúc, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II (1919-1929) nhằm tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân thuộc địa để bù đắp những tổn thất trong chiến tranh.
Sự phát triển của một số ngành công nghiệp khai khoáng, dệt, giao thông vận tải, chế biến... dẫn đến số lượng công nhân tăng nhanh, công nhân mỏ và công nhân đồn điền nhiều nơi tập trung hàng vạn người. Ở các thành phố, nhiều nhà máy đã có trên 1.000 công nhân như nhà máy Xi măng Hải Phòng, nhà máy Dệt Nam Định.
Đến cuối năm 1929, tổng số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp của tư bản Pháp là hơn 22 vạn người, trong đó có 5,3 vạn thợ mỏ, 8,6 vạn công nhân các ngành công thương nghiệp, 8,1 vạn công nhân các đồn điền trồng cây công nghiệp. Đó là chưa kể đến những người làm ở xí nghiệp thủ công lớn, nhỏ, thợ may, thợ cạo, thợ giặt, bồi bếp, khuân vác ở hải cảng...
Từ cuối thế kỷ XIX các mỏ khoáng chất đã ra đời, trong đó có Công ty Than Bắc kỳ được thành lập năm 1888 là tập đoàn tư sản lớn nhất của thực dân Pháp và cũng từ đây vùng mỏ Quảng Ninh trở thành khu công nghiệp lớn và quan trọng nhất ở Việt Nam và Đông Dương. Đội ngũ công nhân mỏ than cũng từ đây được hình thành và dần dần trở thành lực lượng công nhân công nghiệp trong giai cấp công nhân Việt Nam.
Như vậy, từ sự đầu tư vào công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp dẫn tới sự ra đời tất yếu khách quan của cách sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Và đó cũng là điều kiện cơ bản làm xuất hiện một giai cấp mới - giai cấp công nhân Việt Nam, trong đó có tầng lớp công nhân mỏ.
Đặc điểm của công nhân mỏ xưa và nay.
Tầng lớp công nhân mỏ ở nước ta có những đặc điểm chung của giai cấp công nhân Việt Nam. Đó là: Đa số công nhân nước ta có nguồn gốc xuất thân từ nông dân. Trong số 27.505 công nhân, đồn điền, thợ mỏ ở 15 tỉnh Bắc Kỳ vào năm 1929 thì có tới 24.658 người là nông dân (chiếm 84,6%). Sớm tiếp thu truyền thống anh dũng bất khuất, chống giặc ngoại xâm của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam đã hăng hái đấu tranh với tư bản Pháp. Tuy nhiên, phần lớn các cuộc đấu tranh còn tản mạn và tự phát, thiếu tổ chức lãnh đạo và chỉ tập trung vào đòi quyền lợi kinh tế, quyền sống trước mắt, với các hình thức như: bỏ việc về quê, lãn công, đòi tăng lương, chống đánh đập. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, công nhân mỏ thiếc - kẽm Cao Bằng, gạch Yên Thế, dệt sợi Nam Định. Song cũng có một số cuộc đấu tranh của công nhân có tinh thần dân tộc cao như phong trào đấu tranh ủng hộ nghĩa quân Yên Thế, tham gia biểu tình đòi thả nhà yêu nước Phan Bội Châu, phong trào để tang nhà yêu nước Phan Chu Trinh..., trong cao trào yêu nước những năm 1925-1926 ở Sài Gòn.
Công nhân mỏ xuất thân từ những người nông dân cùng kiệt khổ ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ bị địa chủ phong kiến và bọn cường hào gian ác áp bức bóc lột phải ra mỏ làm phu kiếm sống. Một số khác là anh em thợ thủ công bị thất nghiệp phiêu bạt ra đất mỏ làm ăn. Những người thợ mỏ mang trong lòng nỗi nhục của người dân mất nước phải làm nô lệ và mối căm thù bọn tay sai phong kiến nên ý thức phản kháng luôn luôn sục sôi trong trái tim họ khi có thời cơ và có hạt nhân lãnh đạo, họ sẵn sàng vùng lên đấu tranh.
Công việc khai thác mỏ lúc này hoàn toàn là thủ công hết sức nặng nhọc vất vả. Mỗi ngày thợ phải làm từ 10 đến 12 giờ tiền lương ít ỏi, cuộc sống cơ cực lại thường xuyên bị bọn cai ký đánh đập bớt xén. Điều kiện ăn ở sinh sống rất lầm than. Họ không có con đường nào khác là phải đấu tranh đòi chủ mỏ tăng lương cải thiện điều kiện làm việc.
Từ khi chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, số lượng các cuộc bãi công ngày một tăng và quan trọng hơn là bãi công có tính chất chính trị, có tổ chức lãnh đạo. Nếu như năm 1927 có 7 cuộc bãi công thì năm 1929 có đến 24 cuộc, năm 1930 là 30 cuộc với số lượng người tham gia lên đến ngót 32.000 người. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân và phong trào yêu nước từ năm 1925 đến năm 1929 là một điều kiện quyết định sự ra đời các tổ chức Cộng sản và Công hội Đỏ ở Việt Nam, đặc biệt là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930.
Nét khác biệt lớn nhất là tư duy quản lý sản xuất, kinh doanh của thợ mỏ đã thay đổi. Ngày nay, đến nơi làm việc ngư...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Hiện trạng môi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng đất hiếm mỏ Đông Pao, huyện Môn đại cương 0
K Đánh giá các tác động của quá trình khai thác bauxit đến môi trường đất ở mỏ bauxit Bảo Lộc, tỉnh Lâ Tài liệu chưa phân loại 1
D Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu sự thỏa mãn của người dân trong bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Luận văn Kinh tế 0
D Yếu tố bi kịch trong tiểu thuyết đất lửa của nguyễn quang sáng Văn học 0
D hướng dẫn sử dụng phần mềm plaxis tính toán thiết kế công trình trên nền đất yếu Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá thực trạng quản lý biến động đất đai tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú THọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top