black_cat

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Quản lý website, blogs và báo điện tử





MỞ ĐẦU
 
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 4
1. Quản lý blog & website 4
1.1 Quản lý bl g 4
1.2 Quản lý website 8
2. Quản lý báo điện tử 9
• Tương tác và cá nhân hóa. 9
• Tích hợp thông tin đa phương tiện. 10
• Duy trì tạo dựng và nhiều kênh tiếp nhận thông tin. 10
• Phát triển nội dung độc quyền. 11
• Tích hợp dịch vụ. 11
KẾT LUẬN 14
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

MỞ ĐẦU
Theo Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), tính đến cuối tháng 11/2007, đã có 5.013.156 thuê bao Internet với 17.872.165 người sử dụng, chiếm 21,24% dân số. Số thuê bao Internet băng rộng đã đạt con số 1.157.930. Ngày 19/11/1997 là ngày đã đi vào lịch sử của lĩnh vực Internet Việt Nam. Ngày này hơn 10 năm về trước, Việt Nam đã chính thức hoà vào mạng Internet toàn cầu. Trải qua phát triển và trưởng thành, đến nay internet đã thực sự đi vào mọi mặt của cuộc sống, đã có tác dụng làm thay đổi về căn bản cách chúng ta làm việc, sinh hoạt. Nó thực sự là một công cụ không thể thiếu với rất nhiều người trong chúng ta, với nhiều lĩnh vực.
Cho đến thời điểm này, có 7 doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ Internet, trong đó Tập đoàn BC&VT Việt Nam, chiếm trên 54% thị phần, Viettel (15,66% thị phần); FPT (17,25%); SPT (3,65%); OCI (2,74%); Netnam (1,51%); EVNTelecom (4,84%).
Số liệu thống kê chính thức của VNNIC cho thấy tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của Việt Nam là 10.508 Mbps; tổng băng thông kênh kết nối trong nước là 25.412 Mbps. Tổng lưu lượng trao đổi qua trạm trung chuyển VNIX đạt 12761309 G. Đã có 54.739 tên miền .vn được cấp phát.
Sự phát triển mạnh mẽ của internet chính nhờ những tiện ích nó mang lại. Ra đời vào năm 1969 là một trong những phát minh lớn và quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin của thế kỷ 20 đến nay internet được sử dụng phổ biến khắp thế giới. Chính nhờ có internet ra đời mà dịch vụ nội dung trên môi trường mạng cũng phong phú, với sự ra đời của một loạt các trang thông tin điện tử cung cấp ngày càng nhiều, đa dạng các thông tin phục vụ nhu cầu cho phát triển của xã hội, nhân dân. Cũng nhờ internet mà đông đảo các bạn trẻ được có thêm môi trường học hỏi rộng mở, có cơ hội tiếp xúc với kho tàng kiến thức sâu rộng của cả thế giới. Internet không chỉ tạo ra sự thay đổi toàn diện trong cách chúng ta thông tin, học hỏi mà nó còn là yếu tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch, quảng bá Việt Nam với thế giới. Công cuộc xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách hành chính công từ Chính phủ, tới các ngành, địa phương sẽ không thể thực hiện nếu chúng ta không có internet.
Theo các chuyên gia, dù 100% các trường Đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện lớn, 98% các trường trung học, 92% các doanh nghiệp... đều đã có Internet, nhưng chất lượng sử dụng Internet ở Việt Nam vẫn còn kém hiệu quả. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta chưa biến Internet thành thứ tài nguyên vô giá. Một điều tra khác cũng cho thấy tình trạng kém chất lượng trong cộng đồng cư dân mạng là rất rõ ràng: cư dân Internet Việt Nam đứng đầu danh sách tìm kiếm sex trên mạng; gần 92% doanh nghiệp được khảo sát không quan tâm đến website; 70% các doanh nghiệp lớn thờ ơ với dịch vụ web... Ngoài ra, các vấn đề khác như vấn đề bảo mật, kho dữ liệu, công tác quản lý... vẫn còn bất cập để Internet phát huy hiệu quả của nó.
Chúng ta đã có tài sản quý giá Internet nhưng các công dụng, dịch vụ chủ yếu vẫn là truy cập tìm kiếm thông tin, chat, mail - tức là những ứng dụng ban đầu, đơn giản. Trong khi đó, các giao dịch dân sự gần như còn rất khiêm tốn. Thương mại điện tử chưa phát triển; giao dịch ngân hàng còn sơ đẳng, chủ yếu cho khách hàng biết số dư tài khoản. Ngay cả việc đăng ký xe gắn máy cũng còn sơ khai trong ứng dụng công nghệ thông tin. Có lẽ chỉ có trò chơi điện tử là đi vào đời sống một cách nhanh chóng nhất qua các game online!
Thực ra Chính phủ cũng rất ý thức trong việc xây dựng một Chính phủ điện tử qua Đề án 112 nhưng cuối cùng nó bị phá sản một cách thảm hại. Trước đây Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị từng bước sử dụng văn bản điện tử thay thế văn bản giấy, nhưng chắc còn lâu chúng ta mới xây dựng được một chính phủ điện tử như Hàn Quốc. Chính Hàn Quốc được xem là nước đứng đầu trong 198 quốc gia về vấn đề này. Hàn Quốc đã xây dựng xong mạng quốc gia tốc độ cao và đang ở trong giai đoạn 3 tiệm cận với một chính phủ điện tử hoàn hảo. Chính phủ điện tử ra đời đã giúp cho đời sống của người Hàn Quốc trở nên lành mạnh hơn, giúp hệ thống công quyền tránh được những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng; tránh gây phiền hà, nhũng nhiễu dân, giúp người dân đỡ mất thời gian cho các hoạt động hành chính cá nhân... Điều đó làm cho xã hội dân chủ, văn minh hơn.
Rõ ràng việc sử dụng sao cho hiệu quả và việc quản lý Internet luôn là vấn đề đau đầu của các nhà chức trách. Đối với Việt Nam và ngành truyền thông nói riêng, vấn đề nóng hổi cần được quan tâm hiện nay chính là: quản lý website, blogs và báo điện tử.
NỘI DUNG
Quản lý blog & website
1.1 Quản lý blog
Các công dân mạng đang ngày càng nhiều hơn trên thế giới và xây cho mình những "ngôi nhà" hay “nhật ký cá nhân” cho mình trên internet. Đó có thể là một website hay weblog (thường được gọi tắt là blog). Lập website thì có thể phải nộp phí, kê khai danh tính, xin phép... còn lập weblog thì chỉ gần ngồi một chỗ và thực hiện vài thao tác click chuột. Vì đơn giản, dễ dàng và mang tính cá nhân cao nên blog mọc nhanh như nấm. Từ những "trang nhà" đó sẽ được tải lên biết bao chuyện của đời sống riêng, chung.
Blog hiện nay đang theo hai xu hướng: Thứ nhất là theo sự phát triển của các phương tiện hỗ trợ cá nhân, từ viết blog dần chuyển sang blog bằng âm thanh (audio blog) hay blog bằng video. Hiện nay, Việt Nam đã theo kịp xu hướng này, minh chứng là đã xuất hiện các mạng xã hội chia sẻ video (một dạng blog bằng video) và có một vài blog cá nhân bằng âm thanh. Xu hướng thứ 2 là sự chuyển dịch blog thành loại hình báo chí công dân (ví dụ ohmynews.com). Hiện tại Việt Nam chưa theo kịp xu hướng này.
Theo thống kê của trang tìm kiếm Technorati, mỗi ngày trên toàn thế giới có thêm khoảng 175.000 blog mới ra đời. Điều này cho thấy khi tìm đến với blog, nhu cầu được chia sẻ, tâm sự, được tự do nêu quan điểm tại một diễn đàn mình làm chủ, mong muốn được thể hiện cái tui cá nhân hiện nay là rất lớn. Không chỉ giới trẻ, nhiều người cao tuổi, có địa vị trong xã hội như tổng thống I-ran hay đại biểu Quốc hội Việt Nam Dương Trung Quốc cũng có blog.
Qua một thời kỳ "sơ khai", đến nay, cộng đồng blog Việt đã trở nên quá đình đám với nhiều sự việc phức tạp xảy ra. Blogger Cogaidolong bên ngoài sống ra sao thì bộc lộ rõ hơn về mình trên blog. Khi ca sĩ Phương Thanh quyết định khởi kiện Cogaidolong thì đó là kiện nhà báo Hương Trà (chủ nhân blog) chứ không phải kiện một blogger "ảo" nào.  Đến vụ việc liên quan đến đoạn video riêng tư của một diễn phim chính phim Nhật ký Vàng Anh bị phát tán thì cơ quan điều tra cũng bắt đầu xác minh kẻ đã đưa thông tin lên mạng và blog chứ không phải giăng câu để chặn bắt một bóng hình nào. Và nếu blog là không gian "ảo" thì sẽ chỉ có nằm mơ quản lý được cái "ảo" mà thôi. 
Với sự bùng nổ của "nhật kí trên mạng" (blog), đặc biệt là những blog có nội dung thiếu lành mạnh hay sa đà vào những quan điểm chính trị lệch lạc thì những ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội là điều khó có thể tránh khỏi. Nhưng quản ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top