beha_xinh

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Thể loại ký chân dung





MỤC LỤC
MỞ BÀI 1
THÂN BÀI 2
1. Khái niệm và đặc điểm của ký chân dung 2
2. Kết cấu của ký chân dung 6
3. Phóng sự chân dung và ký chân dung phỏng vấn 9
4. Cách viết ký chân dung 11
5. Một số đặc điểm cần lưu ý trước khi thực hiện bài viết ký chân dung 17
KẾT LUẬN 19
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g tiếp diễn. Do phát hiện kịp thời những hạt nhân tiên tiến nêu lên báo, nó còn có ý nghĩa hạn chế được cái lạc hậu chậm tiến.
Báo chí có nhiệm vụ đi sát thực tế, thông tin kịp thời và phân tích sâu sắc những sự kiện mới làm cho mọi người dân hiểu được thực chất về nội dung thông tin sự kiện đó. Do vậy, báo chí có trách nhiệm sâu sát thực tế về các lĩnh vực được phản định, đồng thời cần đảm bảo thông tin kịp thời, phân tích sâu sắc nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả của thông tin. Báo chí hiện đại có xu hướng đưa vào câu chuyện kể số phận của con người cụ thể để giúp khán giả, thính giả, độc giả tiếp cận thông tin một cách dễ hiểu và gần gũi hơn.
Như ông S.Gioóc - một chuyên gia của Unesco giảng về “Cách viết tin” cho cán bộ thông tấn xã Việt Nam đã nói: “Chủ yếu nhân cách hoá sự kiện, đặt nó vào cách diễn đạt của con người và kể câu chuyện từ góc độ con người”. Nhà báo Thụy Điển Fikhtelius còn cho rằng một trong những nguyên tắc cơ bản của nghề báo là phải làm sáng tỏ những hiện tượng lớn và phức tạp bằng cách ví dụ cụ thể về những con người bình thường. Chính vì vậy chúng ta có thể thấy con người bình thường - nhân vật, xuất hiện ngày càng một nhiều hơn trong hầu hết các thể loại báo chí, ngay cả ở tin, một thể loại vốn thường tập trung phản ánh các sự kiện hiện tượng. Ở những thể loại khác con người cũng xuất hiện nhiều như trong phóng sự có tác tác phẩm: “tui đi bán tôi” “chợ lao động” của Huyền Dũng Nhân, “ông già ôm bẩy ki lô gam đơn từ”, “Tạ Định Đề - Huyền thoại và sự thật”…
Con người trong tin trường thuật bài phản ánh hay phần lớn các trường hợp phỏng vấn thường là con người nhân chứng, minh hoạ cho thông tin cơ bản mà nhà báo muốn phản ánh là thông tin về sự kiện, hiện tượng, vấn đề. Trong bình luận những vấn đề nóng hổi của xã hội là sợi chỉ xuyên suốt toàn bài. Phóng sự là một bức tranh nóng bỏng, hơi thở của cuộc sống được tái hiện với những sự việc, con người sát thực. Tuy có bản sắc hơn, sinh động hơn so với các nhân chứng trong các thể loại báo chí khác như ghi nhanh, bài phản ánh, điều tra… Song vai trò của họ là đóng góp cho tác phẩm những thông tin trong ý kiến phát biểu của mình. Ký dáng vẫn là một thể loại có nhiều điểm khác biệt so với các thể loại báo chí khác nó nhằm mục đích tái hiện dáng nhân vật với chiều sâu nội tâm và đặc điểm tính cách của họ.
Cũng đã có một số nhà nghiên cứu tìm hiểu về ký chân dung. GS.TS Arnold Hoffmann cho rằng “Đặc tả là sự phác hoạ sinh động và đầy sức sống về một con người, tập trung vào những đặc điểm và những nét đặc trưng chủ yếu về con người đó và trình bày con người đó trong những hoạt động xã hội liên quan đến họ”. Nhà nghiên cứu Đức Dũng quan niệm ký dáng là thể loại báo chí duy nhất lấy con người làm đối tượng chủ yếu để phản ánh. Con người trong tác phẩm ký dáng phải có địa chỉ sát thực, tiêu biểu, đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền thời sự. Con người phải được đặc tả ở diện mạo, dáng vẻ bề ngoài hay thông qua những hành động, những việc làm tiêu biểu.
Còn PGS.TS Dương Xuân Sơn đưa ra định nghĩa “Ký dáng là một thể loại thuộc thể ký báo chí có đối tượng phản ánh là những con người hay một tập thể có thật, được coi là tiêu biểu vào những thời điểm nhất định, đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự. Đó là những con người hay tập thể người có hành động, việc làm hay suy nghĩ nội tâm đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Ký dáng có kết cấu linh hoạt và bút pháp giàu chất văn học”.
Tuy nhiên, so với sự phát triển của thực tiễn các bài ký dáng trên báo chí Việt Nam gần đây thì lý luận về ký dáng dường như vẫn ở sau một bước. Trong các cuốn sách về nghiệp vụ báo chí mới xuất bản gần đây ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu vẫn chỉ đề cập đến một dạng kết cấu truyền thống của ký chân dung, mà chưa chỉ ra những biến đổi khác về thể loại này. Trong khi đó trên thực tế ký dáng đang có sự biến đổi mạnh mẽ. Những dạng bài viết người tốt việc tốt vốn xuất hiện nhiều trên báo chí những năm 60 - 80 của thế kỷ trước thường có dung lượng 700 - 800 từ với cách mô tả tập trung vào một hành động việc làm tốt của một người nào đó kết hợp với thông tin về tiểu sử của nhân vật đang phải điều chỉnh lại hay là rút ngắn còn 150 - 200 từ như một tin sâu (như những tin kèm ảnh trong chuyên mục người tốt việc tốt của báo Lao động). hay phát triển thành một bài ký dáng trong đó thế giới nội tâm và tính cách nhân vật phải được phác hoạ rõ nét. Bên cạnh đó đối tượng của các bài ký dáng cũng đang có sự thay đổi và ngày càng trở nên phong phú hơn. Ký dáng không chỉ tập trung mô tả những người nổi tiếng, có bề dày thành tích mà còn mô tả những con người bình dị trong cuộc sống đời thường với một việc làm ý nghĩa hay một thành tích đặc biệt nào đó trong thời điểm hiện tại và cũng đã có những bài ký dáng chỉ muốn khắc hoạ một con người với tính cách độc đáo của họ.
Ví dụ bài ký dáng “Gia tài vô giá” trên báo Thế giới Phụ nữ, nội dung bài ký nói về một người đàn ông thương binh tên Đỗ Văn Ái, sinh năm 1966, ngụ ấp Vinh - xã Khánh Hậu - Tân An - Long An. Với chiếc sào hút đinh tự chế, tránh gây tai nạn giao thông cho mọi phương tiện giao thông trên đường. Dù gặp vất vả cực nhọc và nhiều khó khăn từ phía gia đình, bọn đinh tặc doạ dẫm, phá hoại nhưng anh vẫn làm để “trở thành người tốt, sống hữu ích cho đời”.
Người đọc dễ dàng nhận biết đâu là thể ký dáng dù có biến thể như thế nào cũng không bị lẫn vào với các thể loại khác. Vì đối tượng phản ánh duy nhất của ký dáng là con người hay tập thể người có bản sắc, tính cách và chiều sâu nội tâm. Nhân vật trong ký dáng phả là con người thật, sát thực có hành động việc làm tiêu biểu (tốt hay xấu) trong những hoàn cảnh, tình huống tiêu biểu thời sự đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Con người trong ký dáng là con người hành động và qua đó thuyết phục độc giả, bộc lộ đặc trưng tính cách của mình. Tuy nhiên khi viết phải luôn tự kiểm tra, làm chủ cảm hứng ca ngợi. Bút pháp chủ yếu của ký dáng là đặc tả, thể hiện qua cách miêu tả con người và nhấn mạnh sự việc. Nhân vật trong ký dáng sống được trong lòng độc giả là nhờ những chi tiết điển hình. Ngoài đặc tả trong ký dáng nhà báo còn có thể sử dụng các bút pháp miêu tả, liên tưởng, hồi tưởng, so sánh… để tạo một mầu sắc hấp dẫn . Ký dáng giao thoa với nhiều thể loại khác để tận dụng những thế mạnh của các thể loại đó trong việc xây dựng dáng - tính cách một con người.
2. Kết cấu của ký chân dung
Sau một quá trình hình thành và phát triển, kết cấu của một bài ký dáng được chia làm hai dạng: Kết cấu theo tiểu sử và kết cấu theo vấn đề sự kiện.
*Kết cấu theo tiểu sử: Đây là dạng kế...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top