Download miễn phí Luận văn Quá trình hình thành - phát triển các khu công nghiệp và tác động của nó đến sự phân bố nguồn lao động tỉnh Bình Dương





Bình Dương có lợi thế rất lớn về vịtrí địa lý: nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam - vùng phát triển kinh tế lớn nhất và năng động nhất của
cả nước. Nằm sát cạnh TP. Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế, tài chính, công
nghiệp và khoa học công nghệ của cả nước. Bình Dương một mặt dễ dàng thu
hút được các nguồn vốn, tiếp nhận nhanh chóng các kiến thức trong chuyển
giao khoa học công nghệ, các thông tin kinh tế thị trường, một mặt lại tận
dụng được hầu hết các cơ sở hạ tầng lớn sẵn có của TP. Hồ Chí Minh như: sân
bay, bến cảng, đường bộ.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ân:
Do đặc điểm về địa hình, thời tiết, đất đai, khu dân cư nông thôn tỉnh
Bình Dương bao gồm đất ở và đất vườn trong khuôn viên của tổng hộ gia đình
được gọi là đất thổ canh. Đất vùng dân cư nông thôn gồm 66 xã, với tổng diện
tích 250.841 ha, dân số nông thôn 501.384 người.
7. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội gây áp lực
đối với đất đai:
Trong những năm gần đây, Bình Dương nổi lên như một điểm sáng
trong khu vực về phát triển công nghiệp. Công nghiệp đã giữ vai trò chủ đạo
trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Quá trình phát triển công nghiệp gắn liền đẩy
mạnh quá trình đô thị hóa, hình thành mạng lưới đô thị có công nghiệp và dịch
vụ, kết cấu hạ tầng đồng bộ, đòi hỏi cần nhiều quỹ đất đai cho mở rộng nâng
cấp và phát triển.
Đời sống của nhân dân trong những năm qua cũng đã được nâng cao rõ
rệt, tuy mức thu nhập bình quân của tỉnh cao hơn so với thu nhập bình quân cả
nước nhưng so với khu vực vẫn còn ở mức thấp, nguồn lao động dồi dào
nhưng thực tế trong một số ngành công nghiệp vẫn thiếu lao động do đòi hỏi
phải có tay nghề chuyên môn, dân số tăng nhanh trong những năm qua cũng
đòi hỏi nhu cầu về đất đai tăng lên.
III. CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐỂ ĐẦU TƯ:
So với TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai hay Bà Rịa-Vũng Tàu, thuở ban đầu
Bình Dương không có nhiều thuận lợi trong thu hút các nhà đầu tư cả trong và
ngoài nước. Bởi Bình Dương xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp, kết cấu
hạ tầng yếu kém. Tuy vậy, giờ đây Bình Dương đã trở thành một đối thủ cạnh
tranh “nặng ký” trong việc thu hút đầu tư nước ngoài so với các tỉnh miền
Đông Nam Bộ, thậm chí là với cả TP. Hồ Chí Minh. Thành quả ấy phản ánh
thực tế là Bình Dương đã biết cách mời gọi, đón tiếp và giữ chân những
“người bạn mới” bằng những hành động đem lại lợi ích thực sự.
Vừa lòng các nhà đầu tư ngay khi vừa chen chân đến.
Một nhà đầu tư “chân ướt chân ráo” đến với Bình Dương cần gì? Phải
chăng đó là tìm được đúng địa chỉ để hỏi và nếu cần có thể làm thủ tục cho
một dự án. Ông Lê Việt Dũng – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư có
một lời chỉ dẫn chung: “Đến với Bình Dương, các nhà đầu tư nước ngoài phải
đến Sở Kế hoạch và Đầu tư hoạc Ban Quản lý các khu công nghiệp của Tỉnh
nếu đầu tư ở các khu công nghiệp”.
Cơ chế “một cửa-một dấu” xem ra rất hiệu quả kể từ khi tỉnh có chủ
trương kêu gọi đầu tư từ năm 1997, ở đó các thủ tục cần thiết để hoàn chỉnh
hồ sơ đầu tư được bộ phận phụ trách có liên quan đảm bảo cho nhà đầu tư có
giấy phép. Nếu trường hợp có vướng mắc vượt quá thẩm quyền giải quyết của
tỉnh, các quan chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư có thể cùng nhà đầu tư gặp
các Bộ chủ quản để giải quyết. Nhiều người còn nhớ khi tiếp nhận dự án nuôi
bò và chế biến sữa, tỉnh Bình Dương phải cử người ra Trung ương xin ý kiến.
Bây giờ, bằng những hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương, doanh
nghiệp sữa Bình Dương hoạt động đạt hiệu quả cao và có sức cạnh tranh tốt.
Đến với Bình Dương, các nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được tối đa quỹ thời
gian eo hẹp của mình trong quá trình làm thủ tục đầu tư. Cụ thể, thời gian cấp
giấy phép cho dự án đầu tư nước ngoài, trong và ngoài khu công nghiệp là 3
ngày nếu không cần thỏa thuận, 15 ngày nếu cần có thỏa thuận với Bộ, Ngành
Trung ương. Về thủ tục hải quan, tỉnh đã lập các trạm thông quan ở ba khu công
nghiệp chính để giải quyết thủ tục xuất nhập khẩu, tạo điều kiện cho các nhà
đầu tư tìm hiểu, khảo sát thị trường, xúc tiến đầu tư (xem thêm phần phụ lục).
Bên cạnh đó, Bình Dương còn thực hiện phương châm “một dự án được
cấp giấy phép hoạt động sẽ trở thành một tuyên truyền viên tốt kêu gọi các
nhà đầu tư khác đến Bình Dương” hay nói theo cách nôm na là “tiếng lành
đồn xa”. Vì thế, đã nhiều năm nay, tỉnh Bình Dương hết sức coi trọng việc cải
cách các thể chế, tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư không mất nhiều thời
gian khi đến đây.
Không chỉ với các nhà đầu tư đang xin cấp phép mà sự quan tâm của
tỉnh còn dành cho cả các dự án đã đi vào sản xuất. Đã thành lệ từ nhiều năm
nay, hàng tuần, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân đều có chương trình đến thăm và
làm việc tại một số doanh nghiệp nhằm kịp thời giải quyết, tháo gỡ các khó
khăn cho doanh nghiệp, giúp họ an tâm sản xuất-kinh doanh. Ngoài ra, Tỉnh
còn gặp gỡ với các doanh nghiệp hàng quý vào ngày 31 tháng 12 hàng năm,
Tỉnh tổ chức “ngày doanh nghiệp“ để lãnh đạo Tỉnh gặp mặt tất cả các doanh
nghiệp đóng trên địa bàn. Thông qua các cuộc đến thăm, gặp gỡ như vậy, các
đồng chí lãnh đạo Tỉnh có thể lắng nghe và giải quyết kịp thời những kiến
nghị, vướng mắc của các nhà đầu tư, qua đó, Tỉnh có thể kiến nghị với Chính
phủ chỉnh sửa các cơ chế, chính sách cho thật hợp lý, nhằm đẩy nhanh tiến
trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Ông Lê Hùng – Phó Trưởng Ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam –
Singapore, khi đánh giá về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Bình
Dương đã nói: “Sự quan tâm của chính quyền đối với nhà đầu tư ở Bình
Dương là rất quan trọng, nó tạo nên tâm lý an tâm để nhà đầu tư gắn bó lâu
dài với mảnh đất mới mà họ đã chọn”.
Còn ông Hồ Minh Phương, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, tự hào giới
thiệu: “Tại Bình Dương, mọi cánh cửa đều rộng mở. Các doanh nghiệp muốn
gặp trực tiếp cán bộ của Ủy ban Nhân dân tỉnh không có khó khăn gì. Nhưng
tui biết, với một số nơi thì đó là trường hợp hãn hữu. Tại Bình Dương, hầu hết
các lễ khai trương, động thổ các công trình lớn nhỏ, người ta có thể dễ dàng
nhận thấy sự có mặt của các cấp lãnh đạo tỉnh Bình Dương. Và họ cũng nhìn
thấy sự thân thuộc giữa các doanh nghiệp và giới chức tỉnh này trong mối
quan hệ chân thành để cùng làm giàu cho Bình Dương”.
Đón tiếp các nhà đầu tư ân cần, chu đáo, làm việc vô tư, bảo đảm thời
gian nhanh nhất, thuận lợi nhất đã khiến các nhà đầu tư trở thành kênh tiếp thị
hữu hiệu cho Bình Dương “hữu xạ tự nhiên hương”, chiến lược “trải chiếu hoa”
đón nhà đầu tư của tỉnh Bình Dương vì thế mà ngày càng đơm hoa kết trái.
Linh hoạt đầu tư xây dựng hạ tầng.
Đã có nhiều địa phương đến Bình Dương học tập về kinh nghiệm thu
hút đầu tư, họ đặc biệt chú ý đến tính linh hoạt của lãnh đạo tỉnh trong xây
dựng kết cấu hạ tầng. Thực tế cho thấy, trong khi không ít nơi phải đi vay
mượn, chịu lãi ngân hàng để xây dựng hạ tầng, thì Bình Dương đã tìm cho
mình con đường riêng: không dùng tiền ngân sách hay vay ngân hàng để làm
kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp. Vậy vốn đầu tư cho hạ tầng lấy từ đâu?
Ông Lê Việt Dũng cho biết: “Việc huy động vốn được giao cho chủ đầu tư
quyết định. Họ tự vận động các nhà đầu tư, các doanh nghiệp chuẩn bị đầu tư
vào khu cô...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top