aitran131

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Lý luận về 2 phương pháp giá trị thặng dư và giá trị thực tiễn của chúng





GTTD nhiều – lợi nhuận lớn, lại kích thích lòng thèm khát của các nhà tư bản làm sao thu được nhiều hơn nữa. Bản thân các nhà tư bản khác cũng đua tranh áp dụng máy móc để thu được nhiều GTTTD. Kết quả tất yếu là việc sử dụng máy móc trở thành phổ biến trong các công xưởng và nền sản xuất TBCN. Với đại công nghiệp cơ khí, ưu thế của hiệp tác và phân công lao động đã được vật hoá bằng hệ thống máy móc và hệ thống máy móc là sự “nối dài” của các giác quan và “khuyếch đại” năng lực của con người lên gấp bội, tạo nên bước phát triển nhảy vọt về NSLĐ xã hội. Sự phát triển của máy móc như vậy đã làm phát sinh GTTD tương đối bằng cách trực tiếp làm cho sức lao động giảm giá, gián tiếp làm cho sức lao động rẻ đi nhờ tăng NSLĐ xã hội, làm cho những hàng hoá cấu thành giá trị sức lao động giảm xuống. Do đó, người ta chỉ cần dùng một phần ít hơn của ngày lao động để bù đắp lại giá trị sức lao động; làm cho việc sản xuất GTTD tương đối trở thành phương pháp chủ yếu trong việc tăng GTTD cho nhà tư bản.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lời nói đầu
Kể từ khi học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác ra đời đến nay, thế giới đã trải qua những biến đổi sâu sắc. Rất nhiều sự kiện đã khẳng định tính đúng đắn của những kết luận rút ra từ học thuyết giá trị thặng dư như: những cuộc “khủng hoảng giẫy chết” của CNTB thế giới đầu thế kỷ XX; sự ra đời của hệ thống XHCN hiện thực; phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước TBCN; sự tan rã của hệ thống dân tộc thuộc địa…
Ngày nay, dưới sự tác động như vũ bão của cách mạng khoa học – công nghệ và sự phát triển của kinh tế thị trường hiện đại, bức tranh thế giới đã và đang diễn ra nhiều đổi mới trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tư tưởng... Nước ta đang trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, để phù hợp với những vấn đề mà thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải nhận thức lại, bổ sung và phát triển các học thuyết đặc biệt là học thuyết giá trị thặng dư.
Đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn về 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và sự vận dụng vào Việt Nam trong thời kỳ đổi mới để từ đó tìm ra những kết luận mới phục vụ cho nhiệm vụ phát triển nền kinh tế đất nước.
PHẦN I: LÝ LUẬN VỀ 2 PHƯƠNG PHÁP GIÁ TRỊ THẶNG DƯ:
1. Giá trị thặng dư:
Học thuyết về giá trị thặng dư là một trong hai phát kiến lớn nhất mà Mác đã đóng góp cho nhân loại. Cho đến nay học thuyết giá trị thặng dư của Mác vẫn giữ nguyên giá trị. Tuy nhiên nó cần được phát triển phù hợp với thực tiễn ngày nay.
Trước Mác, ngay cả những nhà kinh tế tư bản lỗi lạc như D.Ricardo cũng không giải thích được vì sao trao đổi hàng hoá theo đúng quy luật giá trị mà nhà tư bản vẫn thu được lợi nhuận. Nhờ phân biệt được phạm trù lao động và tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá C.Mác đã chứng minh một cách khoa học rằng trong quá trình sản xuất hàng hoá lao động cụ thể của công nhân chuyển giá trị của tư liệu sản xuất đã được tiêu dùng sang sản phẩm, đồng thời lao động trừu tượng của người đó thêm vào sản phẩm một giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động của mình. Khoản lớn hơn đó, tức là số dư ra ngoài khoản bù lại giá trị sức lao động, C.Mác gọi là giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt. Công nhân chỉ được tiếp tục làm thuê chừng nào còn tạo ra được khối lượng giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động mà nhà tư bản đã trả cho người đó dưới hình thức tiền công, nếu không sẽ bị sa thải.
Theo đó Giá trị thặng dư là giá trị rơi ra ngoài sức lao động do công nhân sáng tạo ra và nhà tư bản chiếm không.
Nhà tư bản giành một phần giá trị thặng dư này cho sự hưởng thụ của mình và gia đình mình, phần còn lại được tích luỹ để tái sản xuất mở rộng. Khoản tích luỹ này lại trở thành điều kiện vật chất để thu hút thêm nhiều gái trị thặng dư hơn nữa. Chính lòng ham mê giá trị thặng dư là động lực thúc đẩy nhà tư bản dám mạo hiểm bỏ vốn đầu tư vào kinh doanh.
2. Hai phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư:
Hai phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối do Mác phát hiện không phải chỉ là đặc điểm của thời kỳ đầu của CNTB, thời kỳ công nghiệp cơ khí, mà ngày nay chúng vẫn còn được CNTB sử dụng. Tuỳ điều kiện cụ thể mà phương pháp bóc lột nào được coi là chủ yếu.
Thuở bình minh của CNTB khi năng suất lao động còn thấp, giá trị thặng dư thu được chủ yếu dựa vào tăng độ dài ngày lao động và cường độ lao động, Mác gọi là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối. Nhưng phương pháp này bị giới hạn bởi độ dài của ngày trời và sinh lực của người lao động. Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và trước sức đấu tranh của GCCN đòi giảm giờ làm việc, các nhà tư bản đã tăng thu giá trị thặng dư chủ yếu bằng cách tăng năng suất lao động để rút ngắn thời gian lao động tất yếu, tức là thời gian người công nhân bù lại giá trị sức lao động, nhờ đó mà tăng thời gian lao động thặng dư, Mác gọi là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối.
3. Tính khoa học của học thuyết giá trị thặng dư:
Việc ứng dụng những thành tựu khoa học – kỹ thuật hiện đại đã thúc đẩy LLSX ở những nước TBCN phát triển tăng lên trình độ cao hơn trước. Nhờ đó không những các tập đoàn tư bản độc quyền thu được lợi nhuận siêu cao mà đời sống của những người lao động tại xí nghiệp cũng được cải thiện, khác xa đời sống của những công nhân dưới CNTB đầu thế kỷ XVIII.
Trước thực tế đó, cộng với sự sụp đổ của mô hình CNXH tập trung quan liêu ở Đông Âu và Liên Xô, nhiều người cho rằng khoa học kinh tế chính trị Mác – Lê nin, mà đặc biệt là học thuyết giá trị thặng dư – “Hòn đá tảng” trong các học thuyết kinh tế của C. Mác, không còn đúng nữa. Bởi vậy, việc luận giải tính khoa học của học thuyết giá trị thặng dư trong nền kinh tế hiện đại trở thành một nhiệm vụ cấp bách. Học thuyết này không chỉ là cơ sở để hiểu rõ bản chất và xu hướng vận động của CNTB mà còn chỉ cho chúng ta con đường tạo ra LLSX của CNXH. Bởi vì CNXH, xét về mặt LLSX, chính là bước tiến tiếp liền ngay sau chế độ độc quyền Nhà nước TBCN. CNXH muốn tồn tại và phát triển cũng phải sản xuất ra nhiều sản phẩm thặng dư, và trong điều kiện còn kinh tế hàng hoá, thì giá trị của những sản phẩm thặng dư đó cũng biểu hiện ra là giá trị thặng dư. Chỉ khác là giá trị thặng dư này không rơi vào túi một nhóm nhỏ những người chủ sở hữu tư bản mà được sử dụng vì phúc lợi chung của chính những người lao động trí óc và chân tay đã tạo ra giá trị thặng dư ấy.
Trong bộ “Tư bản”, Mác đã luận chứng toàn diện quy luật vận động của CNTB là quy luật giá trị thặng dư; sản xuất giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối của cách sản xuất TBCN. Công lao vĩ đại nhất của Mác là từ phát hiện giá trị mà đi sâu nghiên cứu bản chất, tác dụng của nó trong sự phát triển CNTB và cũng từ đó Mác đã có một cống hiến mới-theo Lênin – cực kỳ quan trọng là sự phân tích tích luỹ tư bản tức là quá trình biến giá trị thặng dư thành tư bản, quá trình làm cho giá trị tăng thêm giá trị thặng dư với khối lượng ngày càng tăng. Từ cái vòng tuần hoàn và chu chuyển của giá trị thặng dư mà vang dội kết luận cách mạng của Mác trong bộ “Tư bản” rằng: các quy luật kinh tế của CNTB tất yếu dẫn đến, một mặt, sự giảm bớt thường xuyên số trùm tư bản chiếm đoạt và lũng đoạn tất cả mọi nguồn lợi của nền sản xuất xã hội, mặt khác, làm tăng thêm số quần chúng bị bần cùng, bị áp bức, bị nô dịch, bị đồi truỵ, bị bóc lột, đồng thời làm tăng sự phẫn nộ của giai cấp này được cơ cấu của chính quá trình sản xuất TBCN rèn luyện, liên kết và tổ chức lại; sự độc quyền của tư bản trở thành xiềng xích của thứ cách sản xuất lớn lên cùng với nó. Sự tập trung TLSX và sự xã hội hoá lao động đã đạt tới mức không còn phù hợp v
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top