Download miễn phí Ludwig Josef Johann Wittgenstein (1889 -1951) -"Cha tinh thần" của triết học phân tích





Những nghiên cứu triết học được xuất bản vào năm 1953, bao gồm hai phần. Phần
I do chính Wittgenstein hoàn thiện, được dự định phát hành năm 1946 nhưng sau
đó, ông lại đề nghị huỷ việc in. Phần II do những n gười biên tập –những người
được uỷ thác trông coi và khai thác di sản của Wittgenstein –thêm vào.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng nhất trong Những
nghiên cứu triết học mà do nhiều nguyên nhân khác nhau, đã chỉ được xuất bản
sau khi ông qua đời.
Trên thực tế, Tractatus dường như là tác phẩm duy nhất được xuất bản khi
Wittgenstein còn sống. Nhưng không phải qua những tác phẩm mà tiếng tăm của
Wittgenstein được định hình: trở lại Cambridge, từ 1930 đến 1936, ông hướng dẫn
các buổi seminar của sinh viên; 1939, ông được cử giữ chức giáo sư đại học. Ông
hoạt động ở cương vị đó đến 1947, với một vài gián đoạn do Chiến tranh thế giới
thứ II (1941 – 1945). Sau 1947, ông từ chức giáo sư và sống ở nhiều nơi – Ai len,
Mỹ. Năm 1951, ông quay lại Cambridge và qua đời ở đó (ngày 29-4-1951). Trong
suốt thời gian này, Wittgenstein đã nổi tiếng với tư cách nhà triết học hàng đầu của
trào lưu phân tích. Các bài giảng và những cuộc tiếp xúc với các triết gia trong
giới đại học đã đưa ảnh hưởng của Wittgenstein lan rộng mà không có các tác
phẩm trực tiếp của ông. Chỉ đến năm 1953, Những nghiên cứu triết học mới được
xuất bản; sau đó hàng loạt các tác phẩm khác trong di sản tư tưởng đồ sộ của
Wittgenstein đã được công bố rộng rãi, góp phần khẳng định tầm quan trọng của
ông trong lịch sử triết học phương Tây hiện đại.
Các tác phẩm chính của Wittgenstein: ngoài Tractatus (1921) và Những nghiên
cứu triết học (1953), cho đến nay, đã có những tác phẩm quan trọng sau đây được
xuất bản:
Những nhận xét về nền tảng của toán học (1956); Sách xanh, Sách nâu (1958);
Nhật ký 1914 – 1916 (1961); Những nhận xét triết học (1964); Bài giảng và đàm
luận về mỹ học, tâm lý học và niềm tin tôn giáo (1966); Những nhận xét về nền
tảng của toán học (1967); Về tính xác tín (1969); Ngữ pháp triết học (1969);
Prototractatus (tiền Tractatus) (1971); Những nhận xét về màu sắc (1977); Những
nhận xét về triết học của tâm lý học (1980).
Những tư tưởng cơ bản của Wittgenstein
Quá trình phát triển tư tưởng của Wittgenstein thường được chia thành 2 thời kỳ,
thời sơ kỳ với Chuyên luận lôgíc – triết học (Tractatus) và thời hậu kỳ mà tiêu
biểu là Những nghiên cứu triết học.
1. Wittgenstein sơ kỳ và Tractatus
Tractatus là một tác phẩm triết học rất ngắn và có hình thức khác thường. Nó bao
gồm các lời phát biểu (các mệnh đề) được đánh số thứ tự theo một trật tự nghiêm
ngặt. Hình thức này đã làm cho tác phẩm, nhìn một cách tổng thể, có một cấu trúc
rất chặt chẽ. Nếu có thể ví như cái cây, thì Tractatus bao gồm 7 nhánh lớn – những
mệnh đề chính, được đánh số từ 1 đến 7; trên mỗi nhánh là những nhánh con –
những mệnh đề bổ sung cho các mệnh đề chính, được đánh số theo thứ tự 1.2, 1.3,
2.21, 2.211, v.v.. Chỉ riêng mệnh đề thứ 7 không có mệnh đề bổ sung. 7 mệnh đề
cơ bản của Tractatus như sau(4):
1. Thế giới là toàn bộ những gì là hoàn cảnh.
2. Cái là hoàn cảnh - sự kiện – là sự tồn tại của những trạng huống sự việc.
3. Một bức tranh lôgíc về những sự kiện là một tư tưởng.
4. Một tư tưởng là một mệnh đề với ý nghĩa.
5. Một mệnh đề là một hàm bảo thực của các mệnh đề sơ đẳng (Một mệnh đề sơ
đẳng là hàm bảo thực của chính nó).
6. Hình thức chung của một hàm bảo thực là [p, ợ, N(ợ)]. Đó là hình thức chung
của một mệnh đề.
7. Cái mà ta không nói lên được thì nên đưa nó vào im lặng.
Luận thuyết trung tâm trong tác phẩm là “luận thuyết mô phỏng về ý nghĩa”, thông
qua đó Wittgenstein trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa thế giới (thực tại),
tư tưởng và ngôn ngữ. Diễn giải cụ thể về nội dung của luận thuyết này trong tác
phẩm, chúng tui xin trích ra đây những phân tích của Anat Biletzki và Anat Matar
viết trong mục từ “Wittgenstein” của Bách khoa triết học Stanford online:
“Bắt đầu với một siêu hình học bề ngoài, Wittgenstein coi thế giới như là bao gồm
những sự kiện (mệnh đề 1), khác với quan niệm nguyên tử luận và mang tính
truyền thống, coi thế giới như là được tạo thành bởi những đối tượng. Sự kiện là
những trạng huống sự việc hiện thời (2) và trạng huống sự việc, đến lượt mình, lại
là sự kết hợp của những đối tượng (đơn thể). Những đơn thể có thể phù hợp với
nhau theo nhiều cách xác định. Chúng có thể có rất nhiều thuộc tính và nhiều mối
quan hệ khác nhau với nhau. Nghĩa là, những thuộc tính nội tại của một đơn thể
quyết định tính khả thể của sự phối hợp của đơn thể đó với những đơn thể khác;
đó là hình thức lôgíc của nó. Vì vậy, các trạng huống sự việc, bao gồm các đơn thể
trong sự phối hợp, có tính phức tạp cố hữu. Những trạng huống của sự việc đang
tồn tại có thể đã tồn tại theo một cách khác. Điều đó có nghĩa rằng, những trạng
huống sự việc hay là đang hiện thế (đang tồn tại) hay là có tính khả thể. Toàn bộ
những trạng huống sự việc - hiện thế và khả thể - cấu thành toàn bộ thực tại. Như
vậy, thế giới chính là những trạng huống sự việc đang tồn tại.
Sự chuyển dịch vào tư tưởng, và sau đó vào ngôn ngữ, được thể hiện qua ý tưởng
nổi tiếng của Wittgenstein rằng, các tư tưởng và các mệnh đề là những bức tranh –
“bức tranh là một mẫu hình của thực tại” (Tractatus, 2.12). Những bức tranh được
tạo thành bởi các yếu tố (element) cấu thành nên bức tranh. Mỗi yếu tố thay mặt
cho một đơn thể và sự kết hợp của những đơn thể trong bức tranh thay mặt cho sự
phối hợp của các đơn thể trong một trạng huống sự việc. Cấu trúc lôgíc của bức
tranh, dù trong tư tưởng hay trong ngôn ngữ, là đẳng cấu với cấu trúc lôgíc của
trạng huống sự việc là cái mà nó mô phỏng. Điểm tinh tế là sự sáng suốt của
Wittgenstein khi cho rằng, tính khả thể của cấu trúc này được chia sẻ bởi bức tranh
(tư tưởng, mệnh đề) và trạng huống sự việc là hình thức mang tính hình ảnh. “Bởi
vậy mà bức tranh dính liền với thực tại; nó vươn thẳng tới thực tại” (Tractatus
2.1511). Điều này dẫn tới một cách hiểu về cái mà bức tranh có thể mô phỏng;
nhưng cũng dẫn tới cách hiểu về cái mà bức tranh không thể mô phỏng – hình thức
mang tính hình ảnh của chính nó.
Khi “bức tranh lôgíc về sự kiện chính là tư tưởng” (3), trong sự dịch chuyển vào
ngôn ngữ, Wittgenstein tiếp tục nghiên cứu những tính khả thể của ý nghĩa đối với
những mệnh đề (4). Sự phân tích lôgíc, trong tinh thần [các tác phẩm] của Frege
và Russell, đã dẫn dắt tác phẩm, với việc Wittgenstein sử dụng những phép toán
lôgíc để thực hiện việc xây dựng hệ thống của mình. Khi giải thích rằng “chỉ có
mệnh đề là có nghĩa; chỉ có trong ngữ cảnh của một mệnh đề thì tên gọi mới có ý
nghĩa” (Tractatus 3.3), ông đã cung cấp cho người đọc hai điều kiện để ngôn ngữ
có thể có nghĩa. Thứ nhất, cấu trúc của mệnh đề phải y theo những hạn chế của
hình thức lôgíc; và thứ hai, những yếu tố của mệnh đề phải có chỉ xưng
(bedeutung). Những điều kiện này có hàm ý sâu xa. Sự phân tích buộc phải đẩy
đến cùng với một tên gọi vốn là một biểu tượng nguyên thuỷ và nó được di...
 
Top