Barrak

New Member

Download miễn phí Quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác -Lênin về lịch sử triết học





Cách nhìn nhận của Ph.Ăngghen đối với triết học cận đại thế kỷ XVI-XVIII cởi
mở hơn, nhưng nằm trong khung cảnh ông phê phán phương pháp tư duy siêu
hình. “Việc phân chia giới tự nhiên ra thành những bộ phận riêng biệt, việc tách
riêng các loại quá trình tự nhiên và các sự vật tự nhiên khác nhau thành những
loại nhất định. -tất cả những cái đó đã là những điều kiện cơ bản cho những
tiến bộ lớn mà 400 năm gần đây đã đem lại cho chúng ta trong lĩnh vực
nhận thức giới tự nhiên. Phương pháp nhận thức siêu hình. , nhưng chóng hay
chầy nó cũng sẽ gặp phải một ranh giới mà nếu nó vượt quá thì nó sẽ trở thành
phiến diện, hạn chế, trừu tượng và sa vào những mâu thuẫn không thể nào giải
quyết được”(8). Với quan niệm này, Ph.Ăngghen nhận xét phương pháp tư duy
siêu hình là phương pháp tư duy “chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

QUAN NIỆM CỦA CÁC NHÀ SÁNG LẬP CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
NGUYỄN QUANG HƯNG(*)
Trong bài viết này, sau khi trình bày một cách khái quát quan niệm của các nhà
sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin về lịch sử triết học, những đánh giá, nhận xét
của các ông về một số nhà triết học tiền bối, tác giả đã đưa ra nhận xét của
mình về quan niệm này của các ông. Theo tác giả, mặc dù bàn tới lịch sử triết
học ở nhiều tác phẩm, song các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin không
trình bày chi tiết toàn bộ quan niệm, học thuyết của một nhà triết học cụ thể
nào; các ông không khảo sát quan niệm của các nhà triết học tiền bối theo trình
tự niên đại; về phương pháp luận, việc các ông phân chia triết học thành hai
khuynh hướng duy vật và duy tâm là hợp lý; quan niệm của các ông giúp chúng
ta sáng tỏ nhiều vấn đề lịch sử triết học, nhưng đó không phải là “giáo trình
lịch sử triết học”.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin không để lại cho chúng ta một tác
phẩm nào chuyên bàn về lịch sử triết học. Các ông chỉ bàn đến vấn đề này trong
các công trình nghiên cứu về triết học phục vụ cho lý luận đấu tranh giai cấp và
cách mạng xã hội. Nhưng điều đó không có nghĩa là các ông không bàn tới lịch
sử triết học. Không có điều kiện khảo sát toàn bộ những đánh giá của các ông về
các bậc tiền bối, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tui chỉ cố gắng chắt lọc
quan niệm của các ông từ một số tác phẩm bàn về triết học, cũng như những
nhận xét, bình luận của các ông về các bậc tiền bối.
Lịch sử triết học đã được C.Mác quan tâm ngay từ khi còn là thành viên của
phái Hêghen trẻ. Chúng ta đều biết đến hai sự kiện khiến C.Mác đã ngả sang lập
trường duy vật. Đầu năm 1839, C.Mác đã nghiên cứu triết học Hy Lạp và hoàn
thành luận án tiến sĩ với đề tài "Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của
Đêmôcrít và triết học tự nhiên của Êpiquya" năm 1841. C.Mác đánh giá cao học
thuyết của hai nhà triết học này. Thậm chí, ngay từ 1839, ông còn có dự định
viết riêng một tác phẩm về triết học Êpiquya, triết học của phái Khắc kỷ và phái
hoài nghi luận. Song, C.Mác đã không hoàn thành được dự định này. Tuy nhiên,
những nghiên cứu của ông về Êpiquya và triết học Hy Lạp cổ đại đã được sử
dụng trong luận án tiến sĩ của ông(1). Kế tiếp đó, chúng ta cũng cần kể tới
Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, bởi đây là tác phẩm đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong quá trình tiến hoá tư tưởng của C.Mác từ phái Hêghen trẻ
sang chủ nghĩa duy vật. Tuy nhiên, về sau, C.Mác chỉ nghiên cứu những quan
niệm của các nhà triết học, nhất là của Hêghen, I.Cantơ và các nhà triết học Khai
sáng Pháp thế kỷ XVIII nhằm phục vụ trực tiếp cho các công trình nghiên cứu
của ông về chủ nghĩa duy vật và về phép biện chứng. Những giai đoạn triết học
trước đó, tuy có được ông đôi khi nhắc tới, bình luận, nhưng không hệ thống.
Trong số các nhà kinh điển, có lẽ Ph.Ăngghen để lại những nhận xét về lịch sử
triết học có hệ thống hơn cả. Ông nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của lịch
sử triết học đối với sự phát triển của tư duy lý luận, đồng thời có điều kiện quan
tâm tới những vấn đề cụ thể của lịch sử triết học. Theo Ph.Ăngghen, “tư duy lý
luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà có thôi.
Năng lực ấy cần được phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho
tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời
trước“(2). Cũng ở đây, Ph.Ăngghen nhấn mạnh, “tư duy lý luận của mỗi một
thời đại, cũng có nghĩa là cả thời đại chúng ta, là một sản phẩm lịch sử mang
những hình thức rất khác nhau trong những thời đại khác nhau và do đó có một
nội dung rất khác nhau. Thế cho nên cũng như bất kỳ khoa học nào khác, khoa
học về tư duy là một khoa học lịch sử, là khoa học về sự phát triển lịch sử của tư
duy con người“(3).
Nói tới những đóng góp của Ph.Ănghen về lịch sử triết học, không thể không
nhắc tới việc ông chỉ ra vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và
vật chất với tư cách vấn đề cơ bản của triết học, đồng thời chỉ ra hai mặt của vấn
đề này(4). Đây là sự khái quát những thành tựu của Arixtốt, Lépnít, đặc biệt là
của Hêghen về lịch sử triết học và phân chia các nhà triết học thành hai khuynh
hướng duy vật và duy tâm tuỳ từng trường hợp vào việc họ giải quyết vấn đề cơ bản trên.
Hiển nhiên, cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng trên là một trong những nội
dung cơ bản của lịch sử triết học và điều này đặc biệt thể hiện rõ trong lịch sử
triết học phương Tây, từ thời cổ đại tới đầu thế kỷ XX, khi mà triết học có truyền
thống coi trọng và đặt lên vị trí hàng đầu những vấn đề siêu hình học, những vấn
đề bản thể luận và nhận thức luận.
Không có điều kiện nghiên cứu triết học phương Đông như Hêghen, nhưng
nhận xét của Ph.Ăngghen “những nhà Phật giáo nguyên thuỷ là những nhà biện
chứng sơ khai” là vô cùng quan trọng, nó giúp chúng ta định hướng khi nghiên
cứu triết học Phật giáo nói riêng, triết học Ấn Độ nói chung. Không dừng lại ở
những nhận xét chung, Ph.Ăngghen có điều kiện nghiên cứu một số giai đoạn
chính của lịch sử triết học phương Tây. Ông đã có những nhận xét khá thú vị về
triết học cổ Hy Lạp: “Những nhà triết học Hy Lạp cổ đại đều là những nhà biện
chứng tự phát, bẩm sinh, và Arixtốt, bộ óc bách khoa nhất trong các nhà triết
học ấy, cũng đã nghiên cứu những hình thức căn bản nhất của tư duy biện
chứng”(5). Nhấn mạnh quá trình phát triển biện chứng của giới tự nhiên,
Ph.Ăngghen khẳng định “Như thế là chúng ta đã trở về với cái quan niệm của
những người sáng lập vĩ đại ra triết học Hy Lạp, cho rằng toàn bộ giới tự
nhiên... từ những sinh vật nguyên thuỷ cho đến con người, nằm trong tình trạng
không ngừng sinh ra và diệt vong, lưu động không ngừng, vận động và biến hoá
bất tận”(6). Ph.Ăngghen xếp các nhà triết học cổ Hy Lạp vào hình thức thứ nhất
của phép biện chứng - phép biện chứng sơ khai và coi họ là những nhà duy vật
tự phát. Ph.Ăngghen nhận thấy rằng, “từ các hình thức muôn hình muôn vẻ của
triết học Hy Lạp, đã có mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế
giới quan sau này. Do đó, khoa học tự nhiên lý thuyết buộc phải quay trở lại với
người Hy Lạp”(7). Ngược lại với triết học cổ Hy Lạp, triết học Tây Âu trung cổ
không mấy khi được Ph.Ăngghen nhắc tới, và nếu có nhắc tới thì thường trong
bối cảnh phê phán chủ nghĩa kinh viện hay “đêm trường trung cổ”. Nói chung, ở
ông, triết học trung cổ cũng như xã hội phong kiến châu Âu thời trung cổ không
nhận được sự thiện cảm.
Cách nhìn nhận của Ph.Ăngghen đối với triết học cận đại thế kỷ XVI-XVIII cởi
mở hơn, nhưng nằm trong khung cảnh ông phê phán phương pháp tư duy siêu
hình. “Việc phân chia giới tự nhiên ra thà...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top