Download miễn phí Triết học với tư cách lịch sử triết học (hội nghị bàn tròn về cuốn sách của V.V.Xôcôlốp)





V.V.Xôcôlốp đã hoàn toàn đúng khi chống lại việc kiến giải triết học Cantơ
như là triết học bất khả tri, đồng thời nhấn mạnh chứng cứ cho rằng, Cantơ đã
luận chứng một cách trực tiếp cho luận điểm đối lập về tính vô hạn của nhận
thức con người.Thiết nghĩ, tác giả đã không hoàn toàn chính xác khi sử dụng
luận cứ về tính đa nghĩa của thuật ngữ “aufheben” mà Cantơ đã sử dụng trong
mệnh đề của ông về tri thức. Thuật ngữ đó được hiểu, khi thì là “hạn chế” hay
“loại bỏ”, khi thì là “đề cao” hay “nâng lên” để dành chỗ cho niềm tin. Chưa
cần nói đến tính vô nghĩa quá rõ biểu hiện trong việc sử dụng phương án
dịch thứ hai của từ này là “đề cao”, tôi vẫn có thể cho rằng, việc dịch như vậy là
không đúng đối tượng, bởi trong câu văn đó, Cantơ nói về tri thức siêu hình học,
tức tri thức ảo và kỳ vọng đạt được tri thức ảo mang tính giáo điều về Chúa, về
sự bất tử của linh hồn, v.v. Nói tóm lại, Cantơ đã phê phán và chống lại toàn bộ
tri thức ảo đó.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

mối quan hệ giữa hai cách tiếp cận trong quá trình nghiên cứu lịch sử
triết học: cách tiếp cận theo lối mô tả - kinh nghiệm và cách tiếp cận theo hệ
vấn đề - phạm trù. Hiện nay, các cuộc hội thảo về vấn đề này đã lắng xuống.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hiệu quả mà các cuộc hội thảo ấy
đem lại không cao, chứ hoàn toàn không phải là do đối tượng nghiên cứu
không được xác định rõ ràng. Chưa ai dám bốc đồng mà nói rằng, trong bất kỳ
nghiên cứu nào về quá trình lịch sử triết học đều phải tính đến cả nhân tố cụ
thể lẫn nội dung hệ vấn đề - lý luận và ý nghĩa của nó để từ đó, đi đến khẳng
định phải sử dụng các nguyên tắc của cả hai cách tiếp cận nói trên. Điều dễ
nhận thấy nhất là chất lượng của các nghiên cứu như vậy phần lớn phụ thuộc
vào khả năng sử dụng các nguyên tắc đã nói ở trên và theo tôi, điều này đã
được V.V.Xôcôlốp khẳng định trong cuốn sách của ông.
Theo tôi, một trong những giá trị chủ yếu của cuốn sách này chính là sự kết
hợp một cách hài hoà và có hiệu quả hai cách tiếp cận đó (“theo thời đại và
theo các vấn đề” như tác giả cuốn sách đã khẳng định trong một tiết của nó).
Sự kết hợp này đã cho phép tác giả tránh được tính phiến diện và phân lớp
những điểm mạnh của mỗi nhà tư tưởng. Để đánh giá chung về cuốn sách này,
tui xin nói một cách vắn tắt như sau: “tác giả đã nắm chắc tư liệu”, hiểu các tư
liệu đó và không chỉ hiểu, mà còn có sự hiểu biết thấu đáo về các nguồn tư liệu
gốc và sử liệu học, và đó chính là sự uyên bác về mọi phương diện của tác giả,
v.v.. Từ đó, có thể xem công trình nghiên cứu của tác giả là mẫu mực, nếu
không muốn nói đến điều là, từ lâu, tác giả đã xứng đáng được công nhận là
nhà kinh điển, thậm chí còn là nhà “lập pháp” của khoa học lịch sử triết học
nước ta. tui xin mạo muội đưa ra một nhận xét liên quan đến điều đó như sau:
Sự hiểu biết sâu sắc về nguồn tư liệu lịch sử triết học, nói một cách nghiêm
túc, là conditio sine qua non (điều kiện quan trọng) của mọi nghiên cứu chuyên
sâu về đề tài này. Tuy nhiên, nếu không chỉ nói một cách “nghiêm túc”, mà
còn phải nói thật, thì hiện nay, điều kiện đó không phải lúc nào cũng được đáp
ứng.
Trong cuốn sách của mình, V.V.Xôcôlốp đã thực sự nắm được một khối lượng
tư liệu vô cùng lớn, nhưng ông không bị “hoà tan” trong đó và chính ông cũng
không cho phép độc giả “chết ngập” trong “đống tư liệu” đó. Thêm nữa,
V.V.Xôcôlốp còn hoàn toàn đúng, khi nhấn mạnh rằng, chính phong cách mô
tả thuần tuý mà hiện đang phổ biến trong các sách giáo khoa ở nước ta đã làm
hỏng lý thuyết và phương pháp giảng dạy. Nói một cách cụ thể, “chủ nghĩa
giáo điều qua cách trình bày thường làm cho người ta phải học thuộc lòng một
cách máy móc những thuật ngữ phức tạp và đa nghĩa. Điều này trái với bản
chất của triết học”. Vì vậy, sách giáo khoa về lịch sử triết học cần là dạng
sách “nhập môn lịch sử triết học”, nghĩa là dạng sách giúp cho độc giả tiếp cận
được thực chất vấn đề - lý luận, nắm được nội dung và bản chất của lịch sử tư
tưởng triết học, đem lại cho họ thói quen đọc và suy nghĩ độc lập về nguồn tư
liệu cần nghiên cứu và chỉ như vậy, độc giả mới có tư duy độc lập.
Để giải quyết nhiệm vụ này, V.V.Xôcôlốp đã cố gắng giới thiệu quá trình lịch
sử triết học như một chỉnh thể. Thực hiện nhiệm vụ này, trước hết, ông đã vạch
rõ trong quá trình đó hệ những vấn đề cơ bản mà theo ông, là những vấn đề
hay các mô hình mẫu “các quan hệ chủ - khách thể”. Trong chính vấn đề này,
ông đã xem xét “cơ sở lý luận sâu xa của nó đến mức tối đa”, bởi đó là cái quy
định toàn bộ tiến trình phát triển của quá trình lịch sử triết học “cho đến tận
thời đại ngày nay”. Từ việc xem xét vấn đề này, ông đã cố gắng phân tích, tìm
hiểu và giải thích cho độc giả thấy rõ toàn bộ nguồn tư liệu hiện có và đã được
giới thiệu trong cuốn sách của mình.
Vấn đề này đã được V.V.Xôcôlốp giải quyết một cách cụ thể trong cuốn sách
của ông với tư cách là nghiên cứu cơ bản. Sau đây, tui sẽ đề cập đến vấn đề
này, còn bây giờ, tui không thể không nói đến sự dũng cảm và thậm chí là mạo
hiểm của tác giả. Đó là điều mà ông lựa chọn và nói chung, đã thể hiện cách
tiếp cận nó trong cuốn sách. Chẳng cần là một nhà tiên tri hay phải tiến
hành một cuộc thăm dò dư luận, chúng ta cũng có thể khẳng định một cách tự
tin rằng, cách tiếp cận như vậy đã gây ra sự nghi vấn không nhỏ, thậm chí là sự
phản đối ở nhiều nhà nghiên cứu và những người làm công tác giảng dạy môn
lịch sử triết học. Song, đó cũng là số phận của bất kỳ ý định nào muốn đưa ra
một định nghĩa chặt chẽ về đối tượng chủ yếu hay về vấn đề cơ bản của triết
học và hơn nữa, còn đặt nền móng cho nghiên cứu quá trình lịch sử triết học
nói chung (ở đây, tui chưa nói đến điều là, hiện nay, việc phủ định một cách
sạch trơn sự tồn tại đối tượng của triết học cũng như cách tiếp cận đối tượng
đó đang trở thành “mốt”).
tui cho rằng, đóng góp thực sự của V.V.Xôcôlốp là ở vấn đề mà ông chọn làm
xuất phát điểm, bởi nó hoàn toàn không làm giảm tính chất hay ý nghĩa của
một giả thuyết mang tính gợi mở, cũng không biến giả thuyết đó thành chân lý
hoàn toàn đầy đủ hay tối cao. Ông cũng không có ý định đưa độc giả đến một
ảo tưởng về sự nắm bắt ý nghĩa của triết học và mục đích cuối cùng của quá
trình lịch sử triết học và hơn nữa, cũng không làm cho độc giả vướng vào ảo
tưởng đó. Những nỗ lực của ông, trước hết đều hướng vào sự kiểm nghiệm
trên thực tế giả thuyết của mình, hướng nó vào việc thử nghiệm nguồn tư liệu
hiện có của lịch sử triết học, vào việc khẳng định tính hiệu quả về phương diện
phương pháp luận của nó đối với việc nghiên cứu và suy ngẫm về tư liệu đó.
Nguồn tư liệu này không chỉ được ông tái tạo lại một cách thận trọng và tỉ mỉ,
mà còn tránh được sự giản đơn hoá có thể xẩy ra, tránh được sự bóp méo hay
cố ý bỏ qua nó và hơn nữa, còn tránh được những kiến giải dẫn đến việc xuyên
tạc, hiện đại hoá nó một cách gượng ép, v.v..
Tuy nhiên, những giá trị nêu trên trong cuốn sách V.V.Xôcôlốp lại trở thành
khiếm khuyết của chính nó mà tui nhận thấy ở tính mô tả không phải chung
chung, mà ở cách phát hiện và kiến giải chính vấn đề quan hệ chủ - khách thể
trong một học thuyết triết học này hay học thuyết triết học khác, ở thời đại này
hay thời đại khác. Tác giả luôn đưa ra sự hiện diện của vấn đề ở nhà tư tưởng
này hay nhà tư tưởng khác của quá khứ, vạch rõ sự hiện diện của nó trong việc
cấu thành học thuyết của nhà tư tưởng và luôn diễn đạt nó bằng những thuật
ngữ không mấy thích hợp, hay che giấu nó bên trong...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Triết học của Khổng Tử nho gia và ý nghĩa của nó đỗi với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời đại của chúng ta Văn hóa, Xã hội 0
D Nguyên tắc toàn diện trong triết học Mác Lenin với việc phân tích đường lối đổi mới toàn diện ở Việt Nam Môn đại cương 0
D triết học và vai trò của triết học đối với sự phát triển của khoa học kinh tế Môn đại cương 0
B Vấn đề con người trong Triết học Nho Giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
P Vận dụng quan điểm của triết học Mác - Lênin về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức vào việc nhậ Kinh tế chính trị 0
N [Free] Cuộc cách mạng trong lịch sử triết học do triết học Mac thực hiện và ý nghĩa của nó đối với s Tài liệu chưa phân loại 0
T Phép biện chứng duy tâm của hêghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học mác Môn đại cương 0
T Chủ nghĩa duy vật nhân bản Phoiobac và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác Môn đại cương 0
L Quan điểm triết học Mác - Lênin với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0
H Bạn nào giúp mình làm bài tiểu luận triết học với. bàn về quy luật mâu thuẫn? Sinh viên chia sẻ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top