nguyenhueqt

New Member

Download miễn phí Triết học hướng vào các vấn đề Trung Quốc





“Triết học hướng tới các vấn đề của Trung Quốc” có 2 hình thức cơ bản:
một hình thức lấy việc nghiên cứu các vấn đề của Trung Quốc làm nhiệm vụ
trực tiếp, coi chúng là đối tượng nghiên cứu của mình; hình thức kia coi các
vấn đề của Trung Quốc như là “mồi lửa” cho nghiên cứu triết học, dùng nó để
nhen lên việc nghiên cứu các mặt khác của triết học, thông qua việc quan tâm
đến các vấn đề của Trung Quốc để đem lại sức sống và sức năng động cho
các mặt nghiên cứu triết học khác. Loại đầu là hình thức trực tiếp của “triết
học hướng tới các vấn đề của Trung Quốc”, còn loại sau là hình thức gián tiếp
của nó.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

TRIẾT HỌC HƯỚNG VÀO CÁC VẤN ĐỀ TRUNG QUỐC
PHÙNG BÌNH (*)
Bài viết đã luận chứng để làm rõ rằng, đòi hỏi cơ bản nhất của triết học Mác
là hướng tới đời sống hiện thực cụ thể, phát hiện trong đó những vấn đề khó
khăn cần giải quyết. Theo tác giả, để cung cấp cho các hoạt động thực tiễn
của con người sự suy tư về các lý tưởng và mục tiêu, triết học cần nghiên cứu
hiện thực, đứng vững trên hiện thực và vượt lên trên hiện thực, phải trình bày
về lý tưởng và “giá trị/tốt”. Những nghiên cứu triết học của Trung Quốc phải
hướng vào các vấn đề của Trung Quốc. Triết học sẽ không có sức sống nếu
nó không hướng tới nghiên cứu các vấn đề hiện thực. Theo đó, có hai yêu cầu
quan trọng trong sáng tạo triết học, đó là cảm thụ sâu sắc hiện thực và nắm
sâu sắc hiện thực.
Một thế kỷ rưỡi trước, C.Mác đã hoàn thành cuộc cải cách triết học quan
trọng, đánh dấu bằng việc xác lập nguyên tắc thực tiễn. Nguyên tắc này có 3 ý
nghĩa cơ bản: 1) Đời sống loài người và mọi thứ liên quan với nó là đối tượng
quan tâm duy nhất của triết học; 2) Triết học giải thích thế giới là để cải tạo
thế giới. Cải tạo thế giới là mục tiêu và giá trị cuối cùng của nghiên cứu triết
học, giải thích thế giới là tiền đề và phương tiện để cải tạo thế giới; 3) Khi cải
tạo thế giới, con người tuân thủ nguyên tắc giá trị, tức là lợi dụng vật theo
thước đo của con người, cải tạo thế giới hiện thực nhằm thực hiện lý tưởng về
tương lai. Một sự mở rộng lôgíc của 3 ý nghĩa này liên quan đến chính triết
học, tức là: tiêu chuẩn cuối cùng để đánh giá tính hợp pháp và tính hợp lý của
cách đặt và giải đáp vấn đề của triết học là năng lực của nó trong việc giải
quyết (chứ không chỉ giải đáp) các vấn đề thực tiễn. Về bản chất, triết học
C.Mác lấy nguyên tắc thực tiễn làm cơ sở không phải là một thứ triết học
nhìn thế giới (dù nó gồm các kiến giải về cách “nhìn thế giới” và các
quan điểm về thế giới), mà là triết học cải tạo thế giới. Yêu cầu cơ bản nhất
của triết học đó là hướng tới chính đời sống hiện thực cụ thể, phát hiện trong
đó những vấn đề khó khăn cần giải quyết và coi những vấn đề đó là vấn đề
nghiên cứu của mình. Vấn đề mà triết học đó quan tâm nhất là, trên cơ sở
hiện thực, chúng ta cần xác lập lý tưởng như thế nào, cần thực hiện như thế
nào lý tưởng của chúng ta. Trong sự phát triển của triết học Trung Quốc ngày
nay, chúng ta cần suy nghĩ và hoạch định việc nghiên cứu của chúng ta theo
những nguyên tắc triết học này.
Nếu hy vọng triết học có thể phát huy vai trò tích cực đối với đời sống của
người Trung Quốc và sự phát triển của xã hội Trung Quốc thì chúng ta,
những nhà triết học sinh trưởng trên mảnh đất Trung Quốc, đặt mình vào tiến
trình phát triển của xã hội Trung Quốc cần coi các vấn đề của Trung Quốc là
nhiệm vụ nghiên cứu của chúng ta. Nói “các vấn đề của Trung Quốc” là chỉ
những vấn đề khó khăn to lớn đang gây rối đời sống người Trung Quốc và sự
phát triển của xã hội Trung Quốc hiện nay. “Các vấn đề của Trung Quốc” với
tính cách chủ đề nghiên cứu triết học là chỉ quan niệm giá trị và cách
tư duy căn bản nhất liên quan trực tiếp với những vấn đề khó khăn này. Do
vậy, cái mà chúng ta gọi là “triết học hướng về các vấn đề của Trung Quốc”
biểu đạt một niềm tin như sau: triết học Trung Quốc cần lấy việc cải thiện đời
sống của người Trung Quốc, xúc tiến sự phát triển của xã hội Trung Quốc
làm mục tiêu nghiên cứu, cần lấy quan niệm giá trị và cách tư duy
căn bản nhất ảnh hưởng đến đời sống người Trung Quốc và sự phát triển xã
hội Trung Quốc làm nhiệm vụ nghiên cứu.
I. Trong hệ thống văn hoá tư tưởng loài người, triết học là một hoạt động tư
tưởng liên quan đến việc suy nghĩ về đời sống loài người và hoạch định đời
sống loài người. Hoạt động tư tưởng này có chức năng, cách làm việc
và giới hạn của riêng nó. Dù có lấy việc cải tạo thế giới làm mục đích hay
không, triết học đều không thể trực tiếp cải tạo thế giới. Đây là giới hạn của
triết học. Triết học chỉ có thể cải tạo thực tiễn của con người thông qua việc
cải tạo quan niệm của họ và thực hiện mục đích cải tạo thế giới thông qua
thực tiễn của con người. Thực tiễn mới là lực lượng trực tiếp cải tạo thế giới.
Nhưng thực tiễn là một hoạt động có ý thức, có mục đích; trong ý thức và
mục đích này, quan niệm giá trị của con người đóng vai trò chi phối, tức là
quan niệm về cái gì có thể lấy, cái gì đáng lấy và cái gì cần lấy trước. Dùng
quan niệm giá trị chi phối hành động là đặc trưng bản chất khiến đời sống loài
người là đời sống loài người. Chính là dưới sự chi phối của quan niệm giá trị
trong không gian và thời gian cụ thể nhất định mà con người mới không bằng
lòng với hoàn cảnh mình đang sống, mới bị một khả năng nào đó lôi cuốn, có
được năng lực cải biến hiện trạng, mới hành động để cải biến hiện trạng. Mà
triết học lại trụ đỡ quan niệm giá trị của con người. Trình bày “giá trị/tốt”(1)
và con đường đạt tới “giá trị/tốt” bằng cách của cái “chân” chính là
cách căn bản để triết học suy nghĩ về đời sống con người và hoạch
định đời sống con người. Phê phán và kiến tạo quan niệm giá trị và phương
thức tư duy chính là cách làm việc của triết học.
Từ khi ra đời, triết học đã tác động tới đời sống loài người bằng việc tìm kiếm
những giá trị và cách tư duy tốt hơn, có thể cải thiện đời sống loài
người. Bắt đầu từ Socrates, tìm tòi “giá trị/tốt” và con đường đạt tới “giá trị/tốt”
của đời sống loài người chính là mục đích căn bản của nghiên cứu triết học ở
phương Tây. Sự theo đuổi của triết học Trung Quốc đối với “đạo” càng thể
hiện đầy đủ mục đích triết học này.
Trình bày “giá trị/tốt” và con đường đạt tới “giá trị/tốt” trong đời sống loài
người, trong nghiên cứu khoa học, thậm chí kể cả chính nghiên cứu triết học
bằng cách của cái “chân” là cách tồn tại của triết học. Nói
“trình bày bằng cách của cái “chân”” có 2 ý nghĩa cơ bản: 1) Triết
học áp dụng thứ cách giống như cách mà khoa học nghiên
cứu thế giới vật chất để nghiên cứu trạng thái hiện thực của đời sống loài
người, nghiên cứu quan hệ nhân quả và quy luật phát triển của hiện thực.
Nghiên cứu này là cơ sở và tiền đề để triết học trình bày “giá trị/tốt” và con
đường đạt tới “giá trị/tốt”. Triết học không thể tưởng tượng về hiện thực, mà
phải đi trên mặt đất thô ráp của hiện thực. Đây là chỗ khác nhau giữa nghiên
cứu triết học và nghệ thuật. 2) Luận chứng là hình thức trình bày của triết
học. Đây là cái khu biệt triết học...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top