Swain

New Member

Download miễn phí Tư tưởng triết học của các nhà sử học Việt Nam thế kỷ XV -XVII





Các sử gia khẳng định, nước Đại Việt là một thể thống nhất. Nước
Đại Việt có một không gian xác định và một quá trình lịch sử dựng
nước và giữ nước lâu dài. Chủ quyền này đã được phân định rõ ngay
từ khi trời đất định vị. Sách trời ghi rõ sông núi nước Nam có hoàng
đế nước Nam cai trị. Đại Việt sử ký toàn thưviết: "Nước Đại Việt ở
phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam -Bắc.
Thủy tổ của ta là dòng dõi Thần Nông, thế là trời đã sinh chân chúa,
có thể cùng với Bắc triềumỗi bên làm đế một phương"(9). Lịch sử
của nước Đại Việt đã chứng minh "Phương Bắc dẫu lớn mạnh nhưng
không thể đè nén được phương Nam, cứ xem các thời Lê, Lý, Trần
cũng đủ biết"(10). Sự thật ấy đã chứng tỏ tính độc lập và sự ngang
bằng của nước Đại Việt bên cạnh nước Trung Hoa.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA CÁC NHÀ SỬ HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ
XV - XVII
MINH ANH (*)
Trong bài viết này, chúng tui trình bày và phân tích tư tưởng triết
học của các sử gia Việt Nam thế kỷ XV – XVII qua tác phẩm Đại
Việt sử ký toàn thư. Đó là các tư tưởng về sự vận động xã hội là do
trời định; về vấn đề dân tộc, đất nước; về vai trò của nhân dân trong
lịch sử; về quy luật xây dựng một xã hội thanh bình, thịnh trị. Theo
đó, những tư tưởng này không chỉ có giá trị trong lịch sử mà còn có
ý nghĩa đối với cả ngày nay.
Trong lịch sư tư tưởng triết học Việt Nam, chúng ta không thể không
nhắc đến tư tưởng của các sử gia Việt Nam. Bởi các sử gia Việt Nam
thường là những bậc đại khoa. Họ vừa là những trí thức lớn lại vừa
là những người nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình.
Vì vậy, các sử gia không thể không chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng
Nho giáo. Với quan niệm "ôn cố tri tân", các sử gia Việt Nam muốn
thông qua sử để để lại những bài học cho đời. Phạm Công Trứ cho
rằng, "có chính trị của một đời tất phải có sử của một đời". Sử là để
"ghi chép quốc thống lúc lìa, lúc hợp, để tỏ rõ trị hóa khi thịnh khi
suy"(1). Từ việc ghi chép đó, các sử gia có tham vọng tìm ra những
quy luật chung nhất của xã hội. Họ tin những tìm tòi của họ sẽ giúp
cho các vua chúa nói chung và các thành viên trong xã hội nói riêng
tránh khỏi những sai lầm trong hành động. Từ việc tránh được
những sai lầm đó, họ hy vọng xã hội sẽ được ổn định, thái bình. Do
đó, theo họ, nhiệm vụ của người viết sử là phải "giữ nghị luận rất
nghiêm, ca ngợi đời thịnh trị thì sáng tỏ ngang với mặt trời mặt
trăng, lên án kẻ loạn tặc thì gay gắt như sương thu lạnh buốt. Người
thiện biết có thể bắt chước, người ác biết có thể tự răn"(2). Ngô Sĩ Liên
cũng nói rõ mục đích viết sử là "thiện ác phải làm rõ ràng trong khen
chê" để "treo gương răn cho đời sau"(3). Vì vậy, thông qua sách sử, các
sử gia đã để lại không ít tư tưởng triết học của mình.
Chúng ta có thể nhận thấy các tư tưởng triết học của các sử gia thế
kỷ XV - XVII qua Đại Việt sử ký toàn thư - một bộ sách tổng kết lại
toàn bộ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Cuốn
sách lấy đối tượng nghiên cứu là xã hội Việt Nam trước kia và được
viết theo kiểu "ôn cố tri tân". Qua cuốn sách này, các sử gia muốn
chỉ rõ những nguyên nhân được - mất, thịnh - suy của đất nước. Từ
đó, họ muốn mọi người nhận biết được những quy luật chung của sự
phát triển xã hội.
Trước hết, các sử gia Việt Nam thế kỷ XV-XVII đều coi mọi cuộc
vận động của xã hội là do trời định. Trời là đấng tối cao. Trời cho thì
được. Trời không cho thì mất. Trời là một thế lực thần bí đứng trên
con người, quyết định mọi sự biến đổi của con người và xã hội. Vì
thế, trong mọi sự thành hay bại của các cuộc vận động lịch sử, các
sử gia đều gắn cho ông trời. Chẳng hạn, họ viết: "Thời Ngũ Đại bên
Bắc triều (Trung Quốc) suy loạn rồi Tống Thái Tổ nổi lên. Ở Nam
triều (nước ta), 12 sứ quân phân chia quấy nhiễu, rồi Đinh Tiên
hoàng nổi lên. Không phải ngẫu nhiên mà do vận trời vậy"(4). Hay
"Trận đánh ở Sái Già, Đặng Dung, Nguyễn Suý đem tàn quân trơ
trọi chống lại bọn giặc hùng mạnh, quân tướng đều tinh nhuệ. Dung
nửa đêm đánh úp doanh trại giặc, làm cho tướng giặc sợ hãi chạy
trốn, đốt hết thuyền bè, khí giới của chúng, không phải người có tài
thực sự làm tướng, thì có làm được như thế hay không? Thế nhưng
cuối cùng vẫn bại vong, đó là do trời"(5).
Mặt khác, các sử gia lại coi trời đó là hợp lẽ, là lẽ phải. Trời còn là
sự biểu hiện của ý chí con người. Theo Ngô Sĩ Liên, "Việc Cao Biền
đào kênh sao mà kỳ dị thế? Đó là vì việc làm hợp lẽ, cho nên được
trời giúp. Trời là lẽ phải… Vua Vũ trị thủy, nếu không hợp lẽ thì trời
do đâu mà tác thành được? đất do đâu mà bằng phẳng được? Công
hiệu đến mức rùa sông Lạc hiện điềm lành, thế không phải là trời
giúp ư? Xem như lời của Biền nói: "Nay khai đường biển để giúp
sinh dân, nếu không theo lòng riêng thì có gì khó?. Lòng thành phát
ra lời nói, thì lời nói ấy há chẳng là thuận ư? Lòng tin thành thực
cảm thông đến cả vàng đá, huống nữa là trời? Việc gì trời đã giúp
sức là thuận"(6).
Trời còn là sự phản ánh khát vọng của con người. Cái gì con người
mong muốn thì trời cũng muốn. Do vậy, Ngô Sĩ Liên mới nói: "Lý
(Thái) Tổ dấy lên, trời mở điềm lành hiện ra ở vết cây sét đánh. Có
đức tất có ngôi bởi lòng người theo về, lại vừa sau lúc Ngọa Triều
hoang dâm bạo ngược mà vua thì vốn có tiếng khoan nhân, trời
thương tìm chủ cho dân, dân theo về người có đức, nếu bỏ vua thì
còn biết theo ai!"(7). Hay cho rằng, nếu "người làm vua thận trọng
trước sự răn bảo của trời, e sợ làm hết phận sự của người, thì đó là
đạo vãn hồi tai biến của trời vậy. Nhà Tống đã không vãn hồi được
tai biến của trời, mà nước Việt ta rồi cũng bị giặc Hồ xâm lấn. May
mà vua tui cùng lo, quân dân chung sức, cuối cùng diệt trừ được giặc
Bắc và hoàn thành võ công đại định. Vì thế mới nói: Thận trọng
trước sự răn bảo của trời, làm hết phận sự của người là cái đạo vãn
hồi tai biến của trời vậy"(8). Như vậy, có thể nói, ông trời trong tư
tưởng của các sử gia không phải là một cái gì đó quá ư thần bí. Ông
trời ở đây gắn bó mật thiết với con người. Trời giống như quy luật
của xã hội. Ai đi đúng quy luật thì thành. Ai đi trái quy luật thì bại.
Quy luật đó đã được các sử gia nêu lên rất rõ là: ai là người có đức
thì được nước, vì trời chỉ giúp người có đức; ai được lòng người theo
về thì được nước, trái lại thì mất nước....
Thứ hai, về vấn đề dân tộc, đất nước. Các sử gia Việt Nam thế kỷ
XV - XVII luôn khẳng định chủ quyền của dân tộc Việt. Để khẳng
định điều đó, họ thường lấy Bắc triều làm đối tượng so sánh và phân
định. Theo họ, chủ quyền này đã tồn tại và phát triển trên cả phương
diện không gian và thời gian, cả trên mặt chính trị và văn hóa tinh
thần. Đất Việt và dân tộc Việt đã được trời định, không ai có thể xóa
bỏ.
Các sử gia khẳng định, nước Đại Việt là một thể thống nhất. Nước
Đại Việt có một không gian xác định và một quá trình lịch sử dựng
nước và giữ nước lâu dài. Chủ quyền này đã được phân định rõ ngay
từ khi trời đất định vị. Sách trời ghi rõ sông núi nước Nam có hoàng
đế nước Nam cai trị. Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Nước Đại Việt ở
phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam - Bắc.
Thủy tổ của ta là dòng dõi Thần Nông, thế là trời đã sinh chân chúa,
có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương"(9). Lịch sử
của nước Đại Việt đã chứng minh "Phương Bắc dẫu lớn mạnh nhưng
không thể đè nén được phương Nam, cứ xem các thời Lê, Lý, Trần
cũng đủ biết"(10). Sự thật ấy...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top