dreamless_1208

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Phủ định biện chứng với vấn đề xây dựng con người mới trong công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá





 
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Nội dung
Chương 1: Phát triển con người là một quá trình phủ đinh biện chứng 2
1.1. Khái niềm về phủ định và phủ định biện chứng 2
1.2. Các đặc trưng của phủ đinh biện chứng. 2
1.3. Nội dung của quy luật phủ định của phủ định 3
1.4. Phủ định biện chứng với vấn đề xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa 4
1.5. Lý luận về con người trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá 4
Chương 2: Xây dựng con người mới trong công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay 6
2.1.Khái quát về con người Việt Nam truyền thống. 6
2.2. Sự cần thiết khách quan của việc xây dựng con người mới trong công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay 7
2.3. Thực trạng xây dựng con người Việt Nam thời gian qua 9
2.3.1. Những thành tựu cơ bản trong quá trình xây dựng con người qua năm đổi mới của nước ta hiện nay 9
2.3.2. Hạn chế trong quá trình xây dựng con người của nước ta hiện nay. 10
2.3.3. Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng yếu kém trong phát triển con người ở nước ta hiện nay 12
2.4. Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa 12
2.4.1. Phương hướng xây dựng con người mới trong thời gian tới 12
2.4.2. Những giải pháp chủ yếu trong thời gian tới 14
Kết luận 15
Tài liệu tham khảo 16
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Hay nói một cách khác, con người là một thực thể “song trùng” tự nhiên và xã hội. Hai yếu tố này gắn kết với nhau, đan quyện vào nhau, trong cái tự nhiên chứa đựng tính xã hội và cũng không có cái xã hội tách rời cái tự nhiên. Bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội. Do vậy, dưới chủ nghĩa xã hội, muốn xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội, cần xây dựng những con người Xã hội chủ nghĩa.
Theo quy luật phủ định của phủ định mọi sự vật luôn luôn xuất hiện cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu, cái mới ra đời thay thế cái cũ trên cơ sở kế thừa tất cả những nhân tố tích cực của cái cũ. Do đó trong quá trình phủ định chúng ta phải biết kế thừa có chọn lọc những cái vốn là tinh hoa của cái cũ. Sử dụng chúng như là tiền đề của sự nảy sinh cái mới, tiến bộ hơn, biết giữ hình thức và cải tạo nội dung cho phù hợp, như ông cha ta đã nói “bình cũ, rượu mới”. Hơn nữa chúng ta phải biết lựa chọn để tiếp thu cái mới cho phù hợp để chống cả tư tưởng “cũ người, mới ta” trong đời sống xã hội và đời sống con người.
áp dụng nguyên lý phủ định biện chứng vào xây dựng con người Xã hội chủ nghĩa kế thừa cả những con người từ xã hội cũ để lại và cả những con người sinh ra trong xã hội mới. Con người sống dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa mang những nét đặc trưng của Chủ nghĩa xã hội, song vẫn còn chịu ảnh hưởng không ít những tư tưởng, tác phong, thói quen của xã hội cũ. Cho nên qúa trình xây dựng con người mới Xã hội chủ nghĩa là quá trình diễn ra cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa cái cũ và cái mới, cái tiến bộ và cái lạc hậu.
Mỗi thời kỳ lịch sử, trên cơ sở sự phát triển lực lượng sản xuất của trình độ phát triển xã hội cần xác định mô hình con người cần xây dựng. Toàn bộ mọi hoạt động của xã hội, hệ thống pháp luật, những chính sách kinh tế – xã hội, mục tiêu giáo dục- đào tạo phải hướng vào mục tiêu đó, hình thành những phẩm chất con người theo bản chất, mục tiêu Xã hội chủ nghĩa. Một khi con người đã hình thành với những phẩm chất tốt đẹp đó lại trở thành chủ thể tự giác để phát triển xã hội theo mục tiêu Xã hội chủ nghĩa.
Lý luận về con người trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá:
Đẩy mạnh Công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ có những biến đổi nhanh chóng như ngày nay được coi là những cách cơ bản quan trọng nhất để cải biến một xã hội nông nghiệp văn minh. Hai quá trình này không tách rời, biệt lập nhau trái lại chúng có những mối quan hệ chặt chẽ, tác động biện chứng .Kết quả là, sự cộng hưởng giữa chúng tạo nên quá trình phát triển liên tục của xã hội
Công nghiệp hoá- hiện đại hoá là quá trình tạo ra những chuyển biến về chất theo hướng tích cực và hiện đại trong toàn bộ hoạt động sản xuất vật chất trong công cuộc đổi mới đất nước .Đảng đã khảng định công nghiệp hoá- hiện đại hoá là “quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động soản xuất, kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang xử dụng sức một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện cùng với phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học. Công nghệ tạo ra năng xuất lao động xã hội cao”.
Dù xét dưới góc độ kinh tế, xă hội hay kỹ thuật- công nghệ thì yếu tố nguồn nhân lực vẫn luôn là chủ thể của quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Thực tế cho thấy, quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá sẽ không thể thực hiện thành công nếu thiếu nguồn lực con người nói chung và nguồn nhân lực có chất lượng cao nói riêng. Một mặt nguồn nhân lực là lực lượng duy nhất có khả năng phát triển, xác định mục tiêu, nội dung và những giải pháp tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Mặt khác, với những ưu thế hơn hẳn (so với các nguồn lực khác), như có thể khai thác không bao giờ cạn …, nguồn nhân lực là lực lượng căn bản thực hiện quá trình đó. Trong điều kiện có những bước phát triển và tác động ngày càng mạnh vào đời sống xã hội như hiện nay nguồn lực con người được xem là yếu tố cơ bản nhất trong hệ thống các nguồn lực của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Vì vậy phát triển nguồn lực con người trở thành yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với sự thành bại của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Chương 2: Xây dựng con người mới trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt nam hiện nay.
Khái quát về con người Việt Nam truyền thống:
ưu điểm : Nước ta là một nước có điều kiện thiên nhiên nhiệt đới giàu có, phong phú rất đẹp, nhưng mặt khác cũng hết sức khắc nghiệt. Nhìn chung, cha ông ta đã phải lao động cần cù và sáng tạo đã vượt qua bao gian nguy để tồn tại và phát triển trên mảnh đất này. Mặt khác, lịch sử Việt Nam là lịch sử chiến thắng oanh liệt giặc ngoại xâm. Tính đặc thù chống giặc ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam biểu thị ở hai mặt sau:
Hiếm có dân tộc nào trên thế giới phải chống giặc ngoại xâm nhiều như Việt Nam. Tổng thời gian kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống đô hộ ngoại bang đã lên đến 12 thế kỷ.
Trong thời kỳ trung đại, dân tộc ta phải đương đầu với đế chế lớn mạnh ở Phương Đông. Trong thời kỳ cận đại, phải đương đầu với những Đế quốc công nghiệp. Truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí kiên cường bất khuất được phát huy cao độ. Hình tượng các vị anh hùng dân tộc như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung,… đã in đậm trong nền văn hoá đạo đức Việt Nam.
Mô hình lý tưởng về con người nho giáo nhào nặn đã để lại dấu ấn rất đậm trong thế giới, nhân sinh quan, nền nếp, tư duy, cung cách ứng sử của nhiều thế hệ. Dân tộc Việt Nam có một nền văn hoá lâu đời, mang bản sắc riêng đầy sức sống và đã từng có những mặt phát triển cao, ví dụ: nghệ thuật đúc trống đồng, tri thức nông nghiệp, kỹ thuật quân sự… Những thuần phong mỹ tục cùng nền văn hoá ấy nói lên bản chất yêu đất nước, lạc quan của con người. Những điều kiện kinh tế - chính trị - văn hóa kể trên là cơ sở hình thành con người Việt Nam truyền thống - chủ thể của Xã hội chủ nghĩa truyền thống. Có thể khái quát một số đặc trưng của con người Việt Nam truyền thống như sau:
Con người có tinh thần yêu nước, có truyền thống chiến đấu và chiến thắng ngoại xâm, đặt quyền lợi của tổ quốc và dân tộc lên trên hết, quật cường, bất khuất, trí dũng song toàn - con người anh hùng.
Con người lao động: con người Việt Nam truyền thống quật cường, bất khuất, dũng cảm, cần cù, bền bỉ, sáng tạo trong lao động, tiết kiệm trong tiêu dùng.
Con người Việt Nam hiếu học: Dân tộc ta là dân tộc hiếu học. Con người bình dị nhưng tinh tế, chất phát nhưng mưu trí, biết thân ái rất lớn nhưng cũng căm thù giặc rất sâu.
Như vậy, ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Phủ định biện chứng và vai trò của nó đối với sự phát triển Kinh tế chính trị 0
C Vận dụng quan điểm Mácxít về phủ định biện chứng vào việc giữ gìn và phát huy văn hoá Tày ở Cao Bằng Kinh tế chính trị 0
N [Free] Khái niệm phép phủ định biện chứng trong CN Mác-LêNin Tài liệu chưa phân loại 0
A Vận dụng khái niệm phủ định biện chứng để phân tích quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Vận dụng lý luận về phủ định biện chứng trong phân tích quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá Luận văn Kinh tế 0
N Ứng dụng của phủ định biện chứng trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Khái niệm phủ định biện chứng với việc phân tích quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Tài liệu chưa phân loại 0
T Đổi mới kinh tế Việt Nam với phép phủ định biện chứng Tài liệu chưa phân loại 0
Q Nhận thức quy luật phủ định biện chứng và tính kế thừa trong quy luật phủ định Tài liệu chưa phân loại 0
L Phủ định biện chứng với quá trình xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top